Giải đáp cho bạn 73 thắc mắc thường gặp khi làm SEO tại GTV SEO

Giải đáp dành cho khách hàng có nhu cầu về SEO

1. Tại sao doanh nghiệp của tôi cần phải SEO?

Tại sao bạn cần SEO ư? Đơn giản vì SEO (Search Engine Optimization – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là một trong những phương pháp marketing đem lại doanh thu và thương hiệu hiệu quả nhất, nhưng cũng đồng thời tiết kiệm nhất hiện nay.

Bạn có thể xem qua bài viết : “SEO là gì? Lợi ích của SEO web & 15 Việc cần làm của một SEOer” của chúng tôi để hiểu rõ hơn về các lợi ích ngắn hạn và dài hạn mà SEO có thể mang lại được cho sự phát triển doanh thu và thương hiệu doanh nghiệp bạn.

Còn nếu bạn đến đây và khá chắc về SEO là gì và vai trò của nó, thậm chí bạn đã từng đầu tư SEO trước đó, thế nhưng bạn vẫn lao đao vì website gặp phải những dấu hiệu như: chưa hiện diện nổi trên trang kết quả tìm kiếm, website không có traffic, hay website liên tục gặp các vấn đề về lỗi kỹ thuật,…

Có thể bạn sẽ chọn việc tự mình khắc phục. Nhưng liệu rằng điều đó có thực sự hiệu quả hơn so với sự trợ giúp của Agency SEO chuyên nghiệp? Hãy theo dõi bài viết để có câu trả lời nhé!

2. SEO có còn quan trọng hay không?

Rất quan trọng là đằng khác! SEO vẫn luôn là sự lựa chọn tiết kiệm đầy hiệu quả cho các doanh nghiệp. SEO sẽ mang lại nguồn khách hàng tiềm năng và doanh thu chuyển đổi dồi dào thông qua các kênh mạng xã hội tìm kiếm.

Ở thời điểm hiện tại, SEO được coi là một trong những công cụ trọng yếu góp phần thúc đẩy các chiến dịch Marketing trực tuyến của nhiều doanh nghiệp.

2. Sự khác biệt của sản phẩm/dịch vụ GTV SEO với những công ty SEO khác là gì?

Rất nhiều thứ khác biệt, nhưng chúng tôi sẽ liệt kê cho bạn 3 sự khác biệt chính tại GTV SEO:

Đầu tiên là,

  • SEO từ khóa và SEO tổng thể

Tại GTV SEO, dịch vụ của chúng tôi không chỉ đơn thuần là SEO các từ khóa trọng điểm (từ khóa nhiều lượng search và ngắn) hay là SEO tổng thể (SEO hàng trăm, ngàn từ khóa nhưng không cam kết những từ khóa ngắn và trọng điểm) mà nó là sự kết hợp của cả SEO từ khóa và SEO tổng thể!

Chúng tôi hiểu rằng, đối với bạn – Một chủ doanh nghiệp/marketing manager,… thì sự phát triển của doanh thu và quan trọng hơn đó chính là thương hiệu doanh nghiệp của bạn là tối thượng.

Vì vậy, chúng tôi không chỉ giúp cho doanh nghiệp bạn lên top những từ khóa trọng điểm nhiều lượng search và ngắn mà còn hằng trăm từ khóa cạnh tranh khác, đồng thời là các từ khóa trong lĩnh vực của bạn nhằm làm tăng độ phủ thương hiệu, doanh thu cũng như xây dựng hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng của bạn.

  • Cách làm đã được chứng minh

Những cách làm của chúng tôi không phải đơn thuần là “từ trên trời rơi xuống” hay là những cách làm bí mật gì, mà là những cách làm đã được CHỨNG MINH qua hàng loạt các dự án đã thành công.

Hơn hết, chúng tôi cũng chia sẻ cách làm/sự thành công của mình cho những người trong giới làm SEO khác để họ có thể cải thiện khả năng của mình.

Hiện tại chúng tôi đã có hơn 22.500 thành viên SEO theo dõi trên Youtube và 15,000 người theo dõi trên Facebook.

  • Đồng hành cùng doanh nghiệp bạn trên suốt hành trình

Chúng tôi hiểu rằng điều bạn thật sự mong muốn là tăng doanh thu và hơn hết chính là xây dựng, củng cố và phát triển thương hiệu chứ không phải là lên top từ khóa trên Google!

Vì vậy những gì chúng tôi làm chính là cùng đồng hành với bạn trên cuộc hành trình này và giúp bạn thực hiện nó thông qua dịch vụ SEO Hồ Chí Minh của chúng tôi.

3. GTV SEO có thể SEO hình ảnh/SEO Google map/SEO local không?

Tất nhiên rồi! Đây là những dịch vụ đi kèm của chúng tôi dành khách hàng trong một chiến dịch tổng thể. Hoàn toàn không phải là các chiến dịch riêng lẻ.

4. Tôi muốn SEO bộ từ khóa này, GTV SEO có thể làm được chứ?

Chúng tôi luôn nhận SEO bất kì từ khóa, lĩnh vực nào theo yêu cầu của khách hàng (Trừ một số lĩnh vực chúng tôi không nhận).

Tuy nhiên, điều quan trọng là khách hàng có đủ ngân sách cũng như thời gian kiên nhẫn chờ đợi để SEO lên top không? Bởi vì có những thị trường cực kì cạnh tranh, có thể khiến chúng tôi phải mất 1 năm để có thể hoàn tất dự án.

5. Giá cả dịch vụ SEO của GTV SEO được tính như thế nào?

Tùy vào thị trường, từ khóa cũng như tình hình website của bạn mà chúng tôi sẽ định giá và lên chiến lược định hướng marketing thông qua SEO cho website của bạn ra sao. Về cơ bản, chi phí SEO được chúng tôi tính dựa trên đầu tư nhân sự, thời gian, công sức, kiến thức marketing SEO cũng như quan trọng nhất đó là chính là chi phí đầu tư xây dựng những backlink/vệ tinh chất lượng. Bạn có thể tham khảo Bảng giá SEO để lựa chọn dịch vụ phù hợp.

Chúng tôi sẽ ví dụ cách tính chi phí trung bình đầu tư hệ thống backlink chất lượng của một bộ từ khóa “Trung tâm gia sư” để bạn có thể dễ dàng nắm được.

Để cần lên top 5 bộ từ khóa về: “trung tâm gia sư” (tất nhiên bao gồm những từ khóa nhiều lượng search chính) bạn cần đầu tư khoản 15 hệ thống tên miền cũ.

(Bạn có thể tham khảo cách chúng tôi xây dựng hệ thống tên miền cũ qua bài: “Cách xây dựng backlink chất lượng từ PBN” của GTV SEO) với chi phí hosting và chi phí chất lượng /1 tên miền khoảng 2,500,000/domain.

=> Bạn cần đầu tư 37,500,000 Vnđ

Thời gian ước tính để GTV SEO hoàn thành top 3 bộ từ khóa này là 6 tháng. Vậy trung bình mỗi tháng bạn chỉ cần đầu tư khoảng 6,250,000 VND thì bạn đã đưa thương hiệu công ty lên vị trí top 5 trong lĩnh vực của bạn trên toàn Việt Nam tại internet.

Báo giá SEO tổng thể | X10 doanh thu từ Google với giải pháp SEO tổng thể bền vững.

6. Website tôi toàn hình, GTV SEO có thể SEO được không?

Bước 1: GTV cần làm là xem xét các đối thủ của bạn như thế nào? (Đối thủ top Google ấy nhé) website của họ chỉ chứa hình ảnh thôi hay là có chứa thêm vài đoạn text?

Bước thứ 2: Phân tích và điều chỉnh: Nếu như website của họ chỉ chứa hình ảnh thôi thì lúc này chúng tôi có thể hoàn toàn SEO được chỉ dựa trên việc tối ưu hình ảnh và các Title, H1, URL của website.

Ngược lại, chúng tôi sẽ phân tích đối thủ của bạn có bao nhiêu text rồi dựa theo đó sẽ đề xuất một đoạn text có độ dài tương tự vào website của bạn để giúp Google có thể dễ dàng hiểu nội dung website đang nói về vấn đề gì.

7. GTV SEO sẽ phối hợp với khách hàng như thế nào khi triển khai dự án?

Khi triển khai dự án SEO, trong vòng 15 ngày đầu tiên đội kĩ thuật sẽ chủ động liên lạc với khách hàng và hỏi xin những thông tin cần thiết như :

2 Email: Đây là 2 email do bạn sẽ cung cấp (có thể tự tạo) để chứa các thông tin khi dự án SEO triển khai cũng như 2 email này sẽ có quyền quản lý của Google Webmaster Tool và Google Analytics.

Thông tin đăng nhập website

Sau khi xin đủ 2 thông tin trên, chúng tôi sẽ tiến hành việc lập nên kế hoạch SEO cũng như thực hiện việc chỉnh sửa website sao cho tối ưu Onpage SEO. Bên cạnh đó, đội kỹ thuật GTVSEO sẽ xóa đi những backlink đang ảnh hưởng xấu tới website của bạn, và chúng tôi sẽ tiến hành SEO cho website theo kế hoạch đã được đưa ra.

Về các phần SEO Onpage và Offpage, dưới đây là một số điều cụ thể GTV SEO sẽ làm cho khách hàng.

a) Về Onpage SEO:

  • Phân tích lượt truy cập.
  • Sửa thẻ tiêu đề website.
  • Sửa thẻ mô tả website.
  • Chỉnh sửa các trang 404 cho website nếu cần thiết
  • Chọn từ khóa và sửa thẻ từ khóa.
  • Sửa tiêu đề trong trang bài viết.
  • Tối ưu hóa nội dung trang web (Bao gồm các thẻ H1 -> H6, nội dung bài viết, tiêu đề bài viết, hình ảnh bài viết, các link liên kết ra những trang uy tín)
  • Tối ưu hóa thẻ hình ảnh & mô tả.
  • Sửa và tối ưu hóa lại code HTML. (sẽ lên yêu cầu chỉnh sửa nếu như trực tiếp sửa là quá khó)
  • Cài đặt links.
  • Tối ưu hóa cấu trúc website để có thể phát triển website sau này (cấu trúc silo)
  • Cài đặt link nội bộ.
  • Tối ưu URL chỉ định.
  • 301 redirect các trang URL cũ về các URL mới được tạo lập nếu như các URL cũ không tốt và bền vững cho website sau này cho việc phát triển thương hiệu, nội dung và SEO.
  • Bổ sung các bài viết để tiến hành dự án nếu cần thiết
  • Và một số kĩ thuật khác

b) Về Off Page SEO

  • Đăng bài về trang web
  • Viết bài quảng cáo về trang web.
  • Marketing bằng blogs.
  • Tìm kiếm những tên miền uy tín, cùng lĩnh vực (nếu có thể)
  • Xây dựng hệ thống backlink vệ tinh không có Footprint (không trùng IP, whois, name sever)
  • Quảng bá website qua hệ thống các trang vàng Việt Nam
  • Bảo vệ và củng cố hệ thống backlink vệ tinh cho việc SEO website bền vững
  • Cập nhật nội dung cho blogs và hệ thống vệ tinh
  • Quảng bá website/ sản phẩm/ dịch vụ lên các diễn đàn trong ngành
  • Quảng bá thương hiệu website thông qua hơn 200 kênh mạng xã hội uy tín với PR > 7
  • Quảng bá thương hiệu bằng cách xây dựng các mối quan hệ trên các blog cùng lĩnh vực
  • Trao đổi link (nếu cần).
  • Cài đặt backlink uy tín, liên quan và bền vững với thời gian cho website
  • Theo dõi số lượng backlink trỏ về website (Bảo vệ website khỏi những link spam, link xấu trong quá trình triển khai và khôi phục lại những backlink bị “gãy”
  • Loại bỏ những backlink xấu, spam, có hại cho website khi bắt đầu cũng như trong quá trình làm.
  • Xây dựng hệ thống backlink nền tảng cho việc SEO Google map vững chắc thông qua các trang mạng xã hội, web 2.0 và citation
  • Phân tích backLink website đối thủ và bản thân cho việc so sánh và lên chiến lược để đánh bại đối thủ
  • Và một số thủ thuật khác nữa.

8. Tôi muốn GTV SEO chỉ cần lên top trong một thời gian ngắn rồi mất khỏi top 100 cũng được nhưng phải nhanh, GTV SEO làm được không?

Được, nhưng chúng tôi hầu như không làm điều này.

Bởi vì nhiệm vụ của chúng tôi là giúp cho khách hàng xây dựng, củng cố và phát triển thương hiệu công ty là chủ yếu, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu và cải thiện những cách làm mang lại cho khách hàng sự bền vững cũng như một thương hiệu công ty bền vững theo thời gian vậy.

9. GTV SEO nhận thị trường tiếng anh chứ?

Vâng, chúng tôi có nhận nhưng chỉ nhận với số lượng ít, và cách tính chi phí cũng như triển khai SEO sẽ khác với thị trường tiếng Việt.

Chúng tôi sẽ cho bạn 3 lý do chính:

Sự thành công của chúng tôi đã được trải nghiệm qua rất nhiều dự án và cũng có rất nhiều dự án top 1!

Chúng tôi đã chia sẻ những cách làm của mình cho hơn 4000 người trên Youtube cùng 15000 người trên Facebook và đều được đông đảo mọi người ủng hộ!

Mặc dù hiện tại đã thực hiện lên top thành công rất nhiều dự án cũng như được đông đảo mọi người tin tưởng và ủng hộ. Thế nhưng, tại GTV SEO chúng tôi không ngừng cải thiện cách làm, thử nghiệm, tìm tòi và học hỏi những kiến thức mới mỗi ngày để có thể đem đến cho khách hàng giá trị nhiều nhất có thể!

Bạn có thể tham khảo video hướng dẫn của GTVSEO về backlink để hiểu rõ hơn.

Giống như những điều trên, tùy vào lĩnh vực, từ khóa, website hiện tại cũng như kinh nghiệm, kiến thức của người làm SEO mà sẽ cần số lượng backlink và khoảng thời gian mà bạn có thể lên top được.

Tại GTV, khi tư vấn khách hàng, chúng tôi sẽ dựa trên kiến thức và kinh nghiệm SEO của mình để tư vấn cho khách hàng dịch vụ SEO uy tín với chi phí hợp lý.

12. GTV SEO có cần chạy các quảng cáo có phí như Google Adwords, Facebook Ads,… để kéo traffic về và SEO không?

Ồ không! Khi chúng tôi triển khai dự án, chúng tôi chưa bao giờ chạy quảng cáo để kéo traffic về website cả.

13. Tôi nên chi trả bao nhiêu trên Google Adwords để tối ưu hóa SEO?

Với khách hàng của GTV SEO, thường chúng tôi không quan trọng việc adwords và chúng tôi cũng không đòi hỏi gì buộc khách hàng phải nhờ đến dịch vụ này!

Bởi vì với khả năng của mình, chúng tôi vẫn có thể khiến những từ khóa cho dù ở lĩnh vực cạnh tranh nhất vẫn có thể lên top được cho dù website ban đầu không có traffic hay chạy bất kì quảng cáo nào.

Nhưng chúng tôi cũng khuyên khách hàng nên chạy Google Adwords, bởi vì SEO là một phương pháp đầu tư marketing lâu dài. Vì vậy, bạn cũng nên kiếm một lượng khách hàng ngắn hạn thông qua Google Adwords thì sẽ tốt hơn rất nhiều.

14. Khi trao quyền Google Analytics / Webmaster và đăng nhập trang web, tôi có cần phải trao quyền quản trị / email quản lý cho GTV SEO không?

À, Điều này là không cần thiết!

Khi là một khách hàng, bạn không nhất thiết phải trao quyền truy cập email chính của bạn cho GTV SEO hay bất kì một công ty/ cá nhân SEO nào khác.

Điều quan trọng là bạn chỉ cần trao quyền quản lý Google Analytics và Webmaster Tools cho email GTV SEO hoặc email do chính bên bạn tạo lập ra, như vậy là đủ thông tin cần thiết rồi.

Xem thêm: Tổng hợp thông tin chính sách bảo mật thông tin khách hàng của GTV SEO.

15. Sau khi kết thúc hợp đồng GTV SEO sẽ chuyển giao như thế nào?

Khi hoàn tất từ khóa đẩy lên top như KPI SEO đã cam kết, bạn có thể tùy ý chọn việc tiến hành duy trì SEO tiếp hay không.

Trường hợp muốn tự duy trì: GTV SEO sẽ bàn giao tất cả những gì đã làm cho khách hàng trong đó có phần quan trọng nhất đó chính là những backlink chất lượng đã trỏ về website, khách hàng sẽ cùng share phí hosting và duy trì domain hàng năm với tổng phí là 200,000/backlink/năm.

16. Khi nào từ khóa lên trang nhất?

Sự thật thì tùy vào thị trường, từ khóa, website hiện tại và cách làm SEO mà chúng tôi sẽ ước lượng được khoảng thời gian có thể đẩy lên top/có được một chiến dịch SEO thành công. Với GTV SEO, đây là khoảng thời gian trung bình để thực hiện một chiến dịch SEO cho khách hàng.

Lộ trình seo website - timeline
Lộ trình SEO website – Công ty GTV SEO

17. Khi nào từ khóa lên trang hai?

Tương tự như trên, bạn có thể xem qua timeline thông thường của GTV SEO khi triển khai một dự án.

À, tất nhiên là có rồi, nhưng tùy tình hình mà chúng tôi sẽ đề xuất cho bạn phương pháp tốt nhất.

Nếu như website trước đó của bạn đã bị quá nhiều backlink bẩn khiến cho việc nếu sửa lại website thì Google sẽ cập nhập rất lâu.

Thay vào đó nếu bạn có thể xây dựng lại một website hoàn toàn mới, đôi khi việc triển khai SEO và thúc đẩy phát triển thương hiệu website/công ty/sản phẩm/dịch vụ của bạn tốt hơn nhiều thì chúng tôi sẽ đề xuất cho bạn.

Và đương nhiên, cho dù chúng tôi sửa website thì việc Google cập nhập không phải là một sớm một chiều được mà nó cũng sẽ cần thời gian và chúng tôi sẽ nói chính xác cho bạn biết tối đa la bao nhiêu lâu.

19. GTV SEO sẽ báo cáo kết quả cho tôi như thế nào?

Tùy thuộc vào công cụ đang theo dõi, Google Analytics có xu hướng trở thành vai trò chính của các nền tảng thu nhập dữ liệu. Ngoài Google Analytics, còn có Google Search Console, SEMRush, Google doanh nghiệp của tôi, Ahref và các nền tảng hữu ích khác . Khi nói đến báo cáo dữ liệu quan trọng nhất, GTVSEO có xu hướng báo cáo về những điều sau:

  • Tổng lưu lượng truy cập không phải trả tiền và thay đổi hàng năm
  • Tỷ lệ chuyển đổi không phải trả tiền và cạnh tranh mục tiêu
  • Thời gian trên trang web và tỷ lệ thoát
  • Hiệu suất SEO địa phương (nếu có)
  • Hiệu suất trang đích
  • Hiệu suất blog
  • Hiệu suất xếp hạng từ khoá
  • Thông tin chi tiết, các bước tiếp theo và đề xuất
  • Và còn nhiều điều khác nữa.

20. Tôi sẽ nhận được sự tư vấn từ GTV SEO chứ?

Dĩ nhiên rồi! Tại sao không? Dịch vụ của GTV SEO sẽ luôn đồng hành cùng bạn trong suốt chiến dịch và đưa ra cho bạn các lời khuyên, giải pháp và phương án tối ưu nhất dành cho doanh nghiệp của bạn.

21. SEO có quan trọng trong thương mại điện tử hay không?

Đầu tiên hãy xem SEO có thể mang lại gì cho trang thương mại điện tử của bạn.

  • Lượng khách hàng tiềm năng dồi dào
  • Mang lại trải nghiệm tuyệt vời đa nền tảng thương mại điện tử cho khách hàng
  • Lượng truy cập và chuyển đổi doanh thu mang lại hơn hẳn so với trước khi SEO
  • Dễ dàng thống kê các dữ liệu kinh doanh để đưa ra chiến lược phù hợp

Nghe thật hấp dẫn, phải không?

22. Sau khi áp dụng SEO mũ đen và bị dính án phạt Google thì GTVSEO có giải pháp nào cho tôi không?

Còn phụ thuộc vào trang web của bạn thiệt hại như thế nào? Và từ đó GTVSEO sẽ đưa ra cho bạn các giải pháp phù hợp với tình huống.

Dành cho chuyên gia và người đang tìm hiểu về SEO

23. SEO là gì? Học SEO bắt đầu từ đâu?

Thứ hạng của website trên trang SERPs càng cao thì website càng có nhiều lượt tiếp cận.

Nghề SEO ra đời từ những năm 90 khi công cụ tìm kiếm (Search Engine) lần đầu tiên được biết đến. Ngày nay, đối với nhiều người SEO website đã trở thành chiến lược tiếp thị thiết yếu và là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ.

Nếu bạn muốn học SEO website, bạn nên chuẩn bị cả tâm lý lẫn kỹ năng để có thể thực hiện những công việc đòi hỏi sự sáng tạo, giỏi kỹ thuật và giỏi phân tích. Mỗi kỹ năng sẽ hướng đến các mục tiêu khác nhau, tuy nhiên điểm chung ở nhiều người đều là có được thứ hạng cao nhất trên trang kết quả của Google.

Nói một cách đơn giản, SEO website là tối ưu đúng trang website để doanh nghiệp có thể tiếp cận đúng tệp khách hàng tiềm năng.

Để làm SEO tốt, trang web của bạn không chỉ cần một cấu trúc hoàn hảo. Nền tảng kỹ thuật tốt, mà content trên web phải chất lượng và được tối ưu hóa phù hợp với nhu cầu của người đọc. Hãy đăng ký nhận Ebook miễn phí của chúng tôi để sở hữu A-Z kiến thức SEO nền tảng ngay nhé!

24. LSI Keyword là gì?

LSI Keywords là các từ khóa đơn hoặc nhiều từ có ngữ cảnh liên quan đến chủ đề chính của nội dung.

Ví dụ, khi bạn viết một bài giới thiệu về Apple. Từ “apple” ở đây có thể được hiểu là “quả táo” hoặc thương hiệu Apple.

Google xác định quả táo mà bạn đang nhắc đến thông qua các từ đồng nghĩa hoặc các thuật ngữ tương tự về mặt ngữ nghĩa. Ví dụ, nếu bạn đang viết về thương hiệu Apple. Thì bài viết của bạn tất nhiên sẽ có các từ như “công ty”, “iPhone”, hoặc “cổ phiếu Apple”. Mặt khác, nếu bạn đang viết về quả táo, thì bài blog của bạn sẽ có các từ như “trái cây”, “cây táo”,…

Google có thể xác định được những từ liên quan đến ngữ cảnh để từ đó quyết định nội dung bài viết của bạn.

25. Semantic Search là gì?

Semantic Search được gọi là tìm kiếm ngữ nghĩa để chỉ việc tìm kiếm có nghĩa, phân biệt với tìm kiếm từ vựng (trong đó công cụ tìm kiếm tìm các kết quả phù hợp theo nghĩa đen của từ được tìm kiếm hoặc các biến thể của chúng mà không hiểu ý nghĩa tổng thể của truy vấn).

Đọc thêm bài viết để hiểu rõ hơn bạn nhé: Semantic Search là gì? 7 Cách tối ưu nội dung cho Semantic Search

26. Topic Cluster là gì? Áp dụng như thế nào?

Topic Cluster (cụm chủ đề) là một nhóm các bài viết hoặc các trang được liên kết với nhau và tập trung vào một CHỦ ĐỀ nhất định, không phải tối ưu theo từng TỪ KHÓA.

Phương pháp triển khai Topic cluster, hay còn gọi là kĩ thuật “pillar và cluster” được Hubspot nghiên cứu và đề cập vào năm 2017.

Là một trong những kĩ thuật theo xu hướng Content Marketing 2021, Topic Cluster được các doanh nghiệp B2B và B2C sử dụng để lên chiến lược nội dung cho doanh nghiệp mình.

Tôi đã từng đề cập phương pháp Topic Cluster nhằm tối ưu độ chuyên sâu của content trong những bài viết về “SEO Onpage là gì” trước đây. Tuy nhiên, hãy đọc bài viết dưới đây tôi sẽ chia sẻ chi tiết hơn cho bạn.

27. SEO Offpage là biện pháp không vững chắc, chỉ có On Page SEO + content mới là SEO vững chắc?

Sự thật thì không đúng một chút nào cả.

Nếu như bạn tìm hiểu kĩ, Google đều có các thuật toán riêng biệt để xử lý các trường hợp vi phạm Onpage SEO và cả Offpage SEO!

Về Onpage SEO thì có Google Panda là thuật toán chính, nếu như bạn chèn quá nhiều từ khóa trong bài viết/website hay các bài viết của bạn đều là bài viết copy/spin, không sớm thì muộn khi Google Panda phát hiện thì website của bạn cũng bị Google phạt và cho vào danh sách đen sớm thôi!

Tương tự với Offpage SEO, nếu như bạn không hiểu rõ bản chất như thế nào là một backlink chất lượng thì bạn có thể sẽ toàn spam backlink một cách vô tội vạ. Ở những nơi bạn thấy có các chỉ số SEO đẹp (DA,PA,DR,UR,TF,CF,…) thì đặt backlink rồi hi vọng rằng những backlink này sẽ giúp bạn lên top thì hoàn toàn là một chiến lược sai lầm!

Thử hỏi, một backlink đặt ở trên một website cùng lĩnh vực bạn SEO, những website này đều là những website uy tín và có traffic vào (ý tôi traffic ở đây là traffic thật sự chứ không phải là traffic dùng tools hay bất cứ thứ gì tương tự khác).

Hơn thế nữa, những backlink này đều có nhiều người click vào cũng như được tối ưu hóa Anchor Text một cách hợp lý! Vậy làm sao Google có thể phạt bạn được?

Phần lớn mọi người làm SEO Offpage và khi Google cập nhật thì thứ hạng của website có thể biến mất hoàn toàn sau một đêm bởi vì những cách họ làm lấy backlink toàn ở những website vệ tinh do bản thân họ xây dựng.

Nhưng đây là những website không có traffic tới hay là những traffic spam/các vệ tinh được tạo dựng chỉ mục đích SEO hay spam liên tục ở các blog, forum với một đống Anchor Text từ khóa nên Google rất dễ lần ra và xử lý họ!

Tại GTV SEO, chúng tôi hiểu được điều này, chúng tôi thậm chí cũng chia sẻ một phần cách mình xây dựng link và cũng như giải thích tại sao nó lại cực kì mạnh mẽ và bền vững.

Bạn có thể tham khảo các cách chúng tôi xây dựng thông qua một số bài viết và video tôi đề cập bên dưới.

Bài viết:

Video:

28. Onpage SEO và Offpage SEO: Cái nào hiệu quả hơn?

Sự thật tùy vào lĩnh vực, tiêu chí đánh giá độ khó dễ dự án SEO cũng như kinh nghiệm từng người SEO mà sẽ nói cái nào hiệu quả hơn. Có những thị trường, đôi khi bạn chỉ cần tối ưu On page SEO và viết bài là bạn đủ có thể lên top ở những thị trường này.

Nhưng có những thị trường cực kì cạnh tranh, bạn không thể chỉ có mỗi SEO Onpage mà lên top được mà bạn cần có thêm Offpage (trong khi phần lớn mọi người nghĩ Offpage chỉ có Link Building và Social Signal là chính thì thực chất, Offpage SEO bao gồm: Social Signal – Chia sẻ mạng xã hội, Link Building, code, server,…).

Với GTV SEO, để đạt được kết quả tốt nhất trong SEO, chúng tôi thường phối hợp nhuần nhuyễn giữa cả Onpage và Offpage SEO.

29. Onpage SEO thực sự quan trọng chứ?

Ồ tất nhiên rồi, sao lại không?

Với một số thị trường dễ, bạn chỉ cần tối ưu SEO Onpage chuẩn là đã hoàn toàn lên được top rồi. Nhưng đối với những thị trường cạnh tranh, website có code SEO tốt sẽ giúp đỡ rất nhiều trong việc triển khai SEO.

Hơn hết, một Onpage SEO chuẩn không chỉ giúp SEO mà còn cải thiện trải nghiệm người dùng khiến cho khách hàng dễ dàng tin tưởng, sử dụng sản phẩm/dịch vụ bạn hơn rất nhiều!

30. Tôi nên viết bao nhiêu bài/tháng hay bao lâu thì tôi nên cập nhật bài viết/blog?

Nếu như bạn e ngại rằng khi làm SEO thì phải update/đăng tải các bài viết lên blog/website thường xuyên thì việc làm này không cần thiết.

Bởi vì đối với chúng tôi, chất lượng chứ không phải là số lượng mới là yếu tố quan trọng, cũng như số lượng bài viết chỉ ảnh hưởng một phần siêu nhỏ tới cách làm SEO chúng tôi.

Nhưng chúng tôi vẫn khuyên bạn nên viết để có thể làm một cách khác cho việc marketing website/thương hiệu bạn, vì SEO cũng chỉ là một phương pháp marketing, và content marketing là một cách làm rất hiệu quả.

31. DA, PA, TF, CF, DR, UR và PR là gì? và nó có quan trọng hay không?

  • DA = Domain Authority
  • PA = Page Authority
  • CF = Citation Flow
  • TF = Trust Flow
  • DR = Domain Rating
  • UR = URL Rating
  • PR = Page Rank.

Đây là những thang điểm mà bạn có thể nhìn vào và đánh giá sơ bộ rằng Google có tin tưởng website bạn không (không hoàn toàn đúng 100%). Nếu như bạn muốn tìm hiểu kĩ hơn thì bạn có thể tham khảo các bài viết/ video sau:

1. [Bài viết] – Giải thích các chỉ số trong Ahrefs từ A – Z: https://gtvseo.com/chi-so-ahrefs/

2. [Video] – Hiểu Về DA, PA, TF, CF:

Về căn bản, bạn không nên quá tập trung về các chỉ số này khi triển khai SEO. Sẽ chẳng có nghĩa lí gì nếu những chỉ số cao ngất ngưởng trong khi thứ hạng từ khóa và traffic về website lại không hề cải thiện.

Những chỉ số này có thì tốt, không có cũng chẳng sao, quan trọng nhất vẫn là traffic bạn có cải thiện không? Thứ hạng từ khóa của bạn có cải thiện không?

Bởi vì điều thật sự quan trọng đó là thương hiệu và doanh thu của bạn chứ không phải chỉ số của website như thế nào.

32. Google có thể hiểu được các hình ảnh mà tôi đăng tải chứ?

Google không thể hiểu được các hình ảnh của bạn đăng tải, mà chỉ có thể đọc được đoạn code trong hình ảnh ấy hoặc code ở trên bài cụ thể ấy của bạn rồi từ đó hiểu xem website bạn đang nói về vấn đề gì.

Để giúp cho việc Google hiểu được hình ảnh của bạn nói về gì, bạn nên coi video cách GTV SEO tối ưu hình ảnh ở bên dưới.

https://youtu.be/znFDr6X4e8k

33. Nền tảng nào thì SEO tốt nhất? WordPress, Magento, Php, Shopify,…?

Thật ra nền tảng nào SEO cũng được hết. Nếu bạn có một source code ổn và website có thể điều chỉnh H1, Title, URL tùy ý là quá đủ với GTV SEO chúng tôi để triển khai SEO rồi.

Nhưng cá nhân chúng tôi vẫn muốn khách hàng sử dụng WordPress, bởi vì chúng tôi có nhiều “đồ chơi” và dùng WordPress quen thuộc hơn.

34. Thiết kế lại trang web, có ảnh hưởng gì tới tiến độ SEO không?

Không, bạn vừa có thể triển khai SEO vừa thiết kế website.

Vậy điều này xảy ra như thế nào?

Trong khi GTV SEO đang triển khai SEO cho trang web của bạn, thì bạn thiết kế một website demo ở đâu đó khác, sau khi hoàn thiện, GTV SEO sẽ coi qua website bạn mới thiết kế và góp ý, nếu như website mới đã hoàn thiện thì bạn có thể thay đổi website mới với website cũ là xong mà không ảnh hưởng gì tới seo cả.

35. Google Analytics là gì?

Google Analytic là một công cụ phân tích website được cung cấp bởi Google rất đáng tin cậy.

Đây được xem là công cụ rất hiệu quả dành cho những webmaster và những người làm SEO khi muốn thống kê những thông tin về website của mình.

Khi triển khai quy trình thực hiện dự án SEO, đây là một trong những thông tin cực kì quan trọng mà GTV SEO thường cần để có thể đo lường hiệu quả của một chiến dịch SEO cũng như phân tích về tổng thể Digital Marketing cho việc lập chiến lược và phát triển website khách hàng.

36. Webmaster Tool là gì?

Cũng giống như Google Analytics, Google Webmaster Tool cũng là một công cụ hỗ trợ bạn quản lý website được cung cấp miễn phí bởi Google.

Khác với Google Analytic là quản lý lượt truy cập, thì Google Webmaster Tool lại quản lý các liên kết đến website và các từ khóa mà người dùng sử dụng để truy cập vào website bạn.

Điều này rất có lợi cho việc quản lý website cũng như bảo vệ website của bạn. Khi website của khách hàng có những backlink xấu tới từ đối thủ nhằm hạ gục website thì GTV SEO sẽ ngăn chặn điều này thông qua Webmaster Tool.

Tại GTV, chúng tôi không chỉ bảo vệ website và ngăn chặn các link xấu mà còn cập nhật tình hình website nhanh nhất nếu như xảy ra vấn đề không tốt thông qua Webmaster Tool.

37. Tên miền của tôi nên có từ khóa chứ?

Về khía cạnh của SEO, nếu như domain của bạn chứa từ khóa sẽ tiện lợi cho việc SEO hơn rất nhiều bởi vì Google có xu hướng ưu tiên yếu tố này. Vì vậy không những domain này có thể rút ngắn thời gian làm SEO mà còn tiết kiệm chi phí SEO đi một phần.

Nhưng trên khía cạnh của việc xây dựng thương hiệu, GTV SEO vẫn luôn định hướng cho khách hàng nên sử dụng những tên miền chứa thương hiệu của công ty để có thể xây dựng thương hiệu đường dài.

Thà SEO chậm lên top 1 – 2 tháng nhưng có thể tạo dựng một nền tảng thương hiệu vững chắc sau này. Nếu tồn tại hàng chục năm trời, thì việc xây dựng một thương hiệu vẫn tốt hơn rất nhiều!

P/s: Nếu thương hiệu bạn chứa cả từ khóa trong lĩnh vực bạn thì điều này tốt cho cả 2, vd: GTV SEO (Chứa từ khóa SEO trong domain).

38. Tại sao thứ hạng của từ khóa trong báo cáo với hiện thứ hạng tại tìm kiếm kiểm tra lại khác nhau?

Có 2 trường hợp chính:

TH1 – Từ khóa đã trong top 10 một khoảng thời gian dài: Nếu từ khóa đã trong từ top 10 lâu rồi thì bạn sẽ kiểm tra thấy 2 thứ hạng khác nhau khi bạn đang ở 2 địa điểm cách xa nhau.

Ví dụ: Bạn ở Hà Nội kiểm tra từ khóa, còn tôi ở HCM kiểm tra từ khóa thì có thể khác xa nhau vì Google ưu tiên những doanh nghiệp địa phương lên vị trí cao hơn.

Nên vì vậy dẫn tới các từ khóa lúc bạn kiểm tra sẽ khác (trừ khi các từ khóa bạn lên top 3 – lúc này từ khóa sẽ ổn định và bắt đầu phủ lên hết toàn quốc thì bạn kiểm tra từ khóa dù ở nơi nào đi chăng nữa thì hầu hết phần trăm cao từ khóa ấy vẫn trong top 3)

TH2 – Từ khóa không trong top 10 hoặc mới vào top 10 được thời gian ngắn.

  1. Mới vô top 10 thời gian ngắn: Lúc này từ khóa mới vào thì có khả năng từ khóa chỉ nhảy vọt lên 1 ngày hoặc 1 vài tiếng thôi sau đó nó sẽ nhảy xuống lại trang 2 hoặc 3. Dẫn tới việc khi kiểm tra có thể nó vẫn sẽ có sai sót. Nhất là khi bạn kiểm tra một cái bằng máy tính, một cái bằng máy tính bảng hoặc điện thoại thì bạn cũng sẽ gặp trường hợp này thường xuyên. Bởi vì thứ hạng từ khóa lúc này KHÔNG ỔN ĐỊNH, đồng thời, Google sẽ cập nhật cho máy tính trước tiên, sau đó mới tiếp tục cập nhật cho mobile.
  2. Từ không không trong top 10 thì bạn rất dễ gặp trường hợp dance từ khóa. Lúc thứ hạng này, lúc thứ hạng khác là chuyện bình thường. Nhưng thường những từ khóa này chỉ dance xung quanh thứ hạng từ khóa của nó (thường là ± 5). Ví dụ: Lúc bạn tra thấy 15, và tra lại một lần nữa đôi khi nó nhảy xuống 16. Chuyện này cũng hoàn toàn bình thường khi trang web của bạn nó không nằm trong trang nhất và cũng chưa được Google uy tín.

39. Tại sao thứ hạng của khóa lại lúc lên lúc xuống?

Tương tự như trên, khi bạn đang thực hiện một chiến dịch SEO để đẩy các từ khóa lên trang 1, Google cần thời gian để cập nhật và đánh giá website của bạn liên tục, dẫn tới việc các thứ hạng từ khóa khi chưa lên trang 1 có thể dễ dàng nhảy lên tuột xuống khi bạn kiểm tra chúng!

Việc bạn nên làm lúc này là KIÊN NHẪN chờ đợi để thứ hạng từ khóa có thể ổn định lại được nhất là khi từ khóa đang trên đà lên trang 1.

Bạn có thể xem qua video bên dưới của chúng tôi giải thích về sơ đồ thứ hạng từ khóa tăng trưởng cũng như bạn có thể theo dõi tiến trình dự án khi SEO:

https://www.youtube.com/embed/s3SOr5Zk_FA

40. Tại sao thứ hạng của từ khóa lại tụt một cách nhanh chóng như vậy trong thời gian ngắn?

Nếu chuyện này xảy ra thì bạn đang gặp 2 trường hợp:

TH1: Google “chọc/thử thách” bạn: Khi các từ khóa mới lên trang 1, Google đôi lúc sẽ thử bạn bằng cách “quẳng” đống từ khóa bạn đang đứng trang 1 xuống trang 2 hoặc đầu trang 3, nhưng sau khoảng thời gian cao nhất tầm 1-2 tuần thì thứ hạng bạn sẽ quay trở lại.

Điều đặc biệt là, với những người SEO chưa có kinh nghiệm (hoặc cho dù đã có kinh nghiệm), khi gặp trường hợp này, họ cuống cả lên rồi bắt đầu đưa ra các quyết định chỉnh sửa SEO sai lầm.

Lúc này bởi vì Google đang thử thách bạn để xem bạn có phải là một website cung cấp giá trị THỰC SỰ cho người dùng hay bạn chỉ là một website nào đó đang cố gắng dùng các “thủ đoạn” SEO để đưa website lên top nhằm kiếm được khách hàng và trục lợi từ Google?

Vì vậy, những lúc gặp tình hình như thế này, nếu bạn không hiểu rõ Google đang làm gì hay tin tưởng vào cách làm của bạn là MỘT CÁCH LÀM BỀN VỮNG, thì bạn rất dễ dàng “nghịch dại” và lúc này Google sẽ cho bạn đứng xuống trang 2, trang 3 thật luôn chứ không còn là thử thách nữa! (Tệ hơn nữa bạn có thể bay xuống xa hơn hoặc thậm chí là “mất tích” khỏi top 100 nếu như bạn quyết định sai lầm lúc này).

TH2: Nếu như thứ hạng bạn tuột dốc và tuột liên tục, từ trang 1 xuống trang 2, rồi từ trang 2 xuống trang 3 và từ trang 3 xuống trang 4,… (Thường là giữa trang 3 trở đi) thì lúc này website bạn đang trong tình trạng “báo động” rồi đấy!

Điều này xảy ra có thể là Google đang thay đổi thuật toán mới và cách làm SEO hiện tại của bạn là chưa phù hợp và bạn cần phải tìm ra cách làm mới hoặc chỉnh sửa lại những điểm bạn làm chưa đúng khi triển khai chiến dịch!

Khi lên kế hoạch điều chỉnh lại phương pháp SEO cũng như sửa lại lỗi mình đã làm sai trong quá trình, thì thời gian ÍT NHẤT bạn cần là 1 tháng để có thể thấy các vị trí từ khóa bắt đầu tăng hạng trở lại.

Nếu bạn là một doanh nghiệp đang thuê một Agency chạy dự án SEO và gặp trường hợp này, thời gian tối đa bạn nên “cho phép” họ sửa sai là 2 tháng. Nếu như trong 2 tháng mà thứ hạng từ khóa không cải thiện lại rõ rệt thì bạn nên cân nhắc lại (cải thiện ở đây ý của chúng tôi là từ trang 4 lên trang 2 hoặc hơn, chứ không phải từ hạng 50 sang hạng 45 nhé!).

Cá nhân khi bạn gặp trường hợp này bạn phải hiểu một điều rằng đây là một rủi ro thường xuyên xảy ra khi làm SEO bởi vì thuật toán Google luôn cập nhập. Một công ty/người SEO-er cần phải liên tục cập nhật kiến thức bản thân và đổi mới/phát triển cách làm của mình liên tục để có thể chiến thắng – nếu không sẽ bị loại bỏ!

41. Khi nào thì từ khóa ổn định?

Ngắn gọn mà trả lời thì khi nào từ khóa lên trang 1 sẽ bắt đầu ổn định lại cho bạn! Giải thích kĩ hơn thì chúng tôi có làm một video giải thích sơ qua về bên dưới (sẽ cập nhập sau).

42. Tại sao qua một nửa thời gian dự án rồi nhưng thứ hạng từ khóa vẫn không thay đổi hay thứ hạng từ khóa có vẻ ngoài như không ổn định?

Điều này tùy thuộc vào tình hình website của bạn hiện tại.

Nếu như website của bạn là một website mới hoặc một website đã được SEO trước đó, và những người SEO trước đó và bị Google phạt (thường trên 90% là vậy) thì tùy vào tình hình mà thời gian bạn xây dựng uy tín/khôi phục lại sự uy tín với Google sẽ tốn thời gian ít hay nhiều!

Khi bạn có được sự uy tín rồi, lúc này thứ hạng của bạn sẽ tăng lên và bạn sẽ thấy thứ hạng được cải thiện một cách đáng kể!

Tại GTV SEO, thời gian trung bình để khôi phục lại một trang web đã bị Google phạt, hay tạo lập sự uy tín cho Google với một website mới thường sẽ mất từ 1-2 tháng.

43. Keyword có rớt khi Google update không?

Có và không!

Hầu hết những SEO-ers ngoài kia (kể cả chúng tôi) đều gặp những trường hợp khi Google update thuật toán, những dự án SEO có xu hướng đi xuống.

Nhưng chúng tôi chưa bao giờ và sẽ không bao giờ gặp những trường hợp website đang top và sau một thời gian ngắn thì bị Google phạt cực kì nặng và “thẳng tay”, đôi khi mất khỏi top 100 như một số website của các SEO-ers khác.

Hơn thế nữa, khi GTV SEO hoàn thành các dự án SEO (các từ khóa nay đã lên top 5, 3 hoặc 1) thì những từ khóa sẽ cố định và hầu như bền vững qua thời gian bởi vì cách làm của GTV SEO luôn vừa chú trọng tới việc đạt hiệu quả nhanh nhất, tốt nhất nhưng cũng vừa bền vững nhất!

44. Tại sao 1 – 2 tháng rồi dự án của tôi chưa phát triển được bao nhiêu? Một trang web mới được thiết lập khi SEO cần lưu ý gì?

Tùy vào tình hình website mà GTV SEO có thể triển khai và thúc đẩy tiến độ dự án khiến việc SEO mang lại kết quả nhanh hay chậm. Có 2 loại website cần phải hết sức chú trọng trong việc thực hiện một chiến dịch SEO ban đầu đó là:

Website mới – Ở đây nói về một website có tuổi đời backlink tới hay chưa? Một website mới được định nghĩa bằng ngày đầu tiên website ấy nhận được backlink. Nếu website ấy nhận được backlink ít nhất là 3 tháng trước và có tổng số backlink từ các domains khác nhau > 5 thì đó là một website đã qua giai đoạn website mới.

Website bị phạt – Thường trong trường hợp này đó là website vừa bị Google thông báo phạt (Manual action) hoặc website có rất nhiều Referring domain trỏ về > 20 với lượng anchor text spam (được gọi là tối ưu hóa quá liều anchor text). 2 loại website này, tùy vào mức độ mà lúc thực hiện SEO sẽ phải khác nhau.

Với website mới toanh, để xây dựng một nền tảng vững chắc khiến cho website bền vững với thời gian – Không lo bị Google phạt cần phải xây dựng một nền tảng bằng cách thực hiện các chiến dịch đi backlink social media (xây dựng hơn 150 mạng xã hội) ban đầu, kết hợp một số bài content cũng như cần thời gian để Google bắt đầu cập nhập là khoảng 1,5 – 2 tháng, vì vậy, trong giai đoạn này đôi khi không có kết quả nhiều.

Với những website bị phạt, tùy vào mức độ website ấy như thế nào mà GTV SEO sẽ sửa website cũng như đề xuất cách sửa, thông qua các chiến lược phân tích On-page SEO và Off-page SEO chính xác.

Khi sửa chữa, khoảng thời gian trung bình Google cập nhập phần chỉnh sửa là 2 tháng, có thể lâu hơn với các website bị “quá nặng” và thậm chí sẽ có những website bị tới tình trạng gần như “vô phương cứu chữa”. Lúc này, việc tốt nhất nên làm trong SEO đó là xây dựng lại một website hoàn toàn mới và bắt đầu SEO.

45. Tại sao URL xuất hiện trên đầu lại là URL khác chứ không phải URL cần SEO hay URL đã được thiết lập trong bảng kế hoạch?

Có 2 lý do chính khi các URL hiện tại đang xuất hiện ở trong top 100 Google nhưng lại không phải URL mong muốn đó là:

URL hiện tại đang SEO như trong bảng kế hoạch đang còn QUÁ YẾU, vì vậy, dẫn tới việc Google sẽ đưa ra các URL mà Google nghĩ rằng các URL này sẽ là các URL phù hợp nhất! Trường hợp này xảy ra phần lớn đối với các website mới và các website trong giai đoạn đầu triển khai SEO.

Lúc này, Google cần thời gian để cập nhập hết toàn bộ nội dung trên On-page SEO và tính toán điểm sức mạnh, uy tín dựa trên Offpage SEO của trang web để đưa ra các URL mà như GTV SEO đã lập kế hoạch ban đầu để điều hướng và phát triển.

URL hiện tại trong kế hoạch SEO đã được SEO trước đó và kết quả SEO trước đó “không được tốt” cho lắm. Chính xác hơn, website/URL của bạn có thể đã bị Google phạt! Dẫn tới việc Google không cho chính xác URL mình đã điều hướng SEO ban đầu mà cho một URL khác lên thay thế. Có 2 cách để xử lý trường hợp như thế này đó là:

  • Xóa URL cũ đã bị SEO xấu rồi xây dựng một URL mới. Lúc này, bạn cần phải xây dựng lại mục lục website cũng như đăng tải các sản phẩm/dịch vụ của bạn lên lại.
  • Chọn lựa SEO URL cũ: Nếu như URL cũ đã được tối ưu rất tốt và bạn vẫn muốn giữ lại URL cũ thì điều cần làm lúc này là bạn phải xóa hết toàn bộ gốc rễ là các Backlink xấu tới website bạn.

46. Traffic của website tôi giảm mạnh hơn 50% trong tuần vừa rồi, GTV SEO có thể giải thích cho tôi không?

Có 2 lý do chính dẫn tới chuyện này:

  1. Server/hosting của bạn có vấn đề dẫn tới việc website của bạn ngừng hoạt động nên khách hàng có thể không truy cập được website của bạn nữa, hoặc tệ hơn là những từ khóa bạn đang đứng top hiện tại có thể bạn sẽ bay “mất tích” luôn. Nhưng khi bạn khôi phục và website chạy lại bình thường thì bạn cứ an tâm là từ khóa sẽ quay lại thôi nhé.
  1. Website của bạn đã bị Google phạt! Lúc này điều bạn cần làm bình tĩnh, phân tích lại website của mình điều gì đã dẫn tới tình trạng vừa rồi để rồi đề xuất ra cách làm cụ thể.

Nếu bạn là khách hàng của GTV SEO, chúng tôi chưa từng gặp trường hợp này bao giờ cả, nhưng nếu gặp, trong vòng 5 ngày đổ lại GTV SEO sẽ đào sâu vào từng ngóc ngách của về cả website xem có vấn đề gì hay cách làm SEO gặp trục trặc chỗ nào hay thuật toán Google thay đổi một cách mạnh mẽ và ảnh hưởng tới toàn bộ website.

Sau đó GTV SEO sẽ đưa ra nguyên nhân và trong vòng 2 – 9 tuần sẽ khôi phục lại thứ hạng từ khóa cho khách hàng.

47. Tôi có nên chèn nhiều từ khóa vào Meta Description (trang web mô tả) hay không? Và nên chèn như thế nào là hiệu quả?

Cá nhân GTV SEO chúng tôi khi triển khai SEO chúng tôi thường không quan tâm tới meta description có chèn từ khóa hay không, vì theo sự trải nghiệm của chúng tôi thì nó không ảnh hưởng quá nhiều tới kết quả SEO cả.

Vì vậy, thay vì dùng nó để cố gắng chèn từ khóa giúp tăng hạng SEO chúng tôi quan tâm tới việc tối ưu hóa Meta Description để tăng tỉ lệ click vào website của khách hàng khi người dùng tìm kiếm, dẫn tới việc người dùng chọn lựa và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của khách hàng nhiều hơn.

Khi bạn lên top và thể hiện ra rằng mình đáp ứng được các nhu cầu mà khách hàng tìm kiếm thì sẽ mang lại hiệu quả hơn so với việc nhồi nhét từ khóa.

48. Một bài viết thì nên bao nhiêu chữ là được?

Tùy lĩnh vực và thị trường mà độ dài của content nên là bao nhiêu.

Có những thị trường bạn không cần có chữ nào cả (nhất là với các thị trường thương mại điện tử, SEO website toàn hình ảnh,…)

Nhưng nếu bạn hỏi chúng tôi một bài viết giới thiệu về dịch vụ, sản phẩm thì nên dài bao nhiêu là tốt nhất thì chúng tôi sẽ trả lời chính xác là 1890 chữ trở lên.

Bởi vì đây là con số mà Google vừa thích và khi bạn viết một bài viết trên 1900 chữ thì thường bài viết phân tích rất nhiều khía cạnh dẫn tới việc cung cấp giá trị và trải nghiệm cho người dùng hơn rất rất nhiều.

Điều này không chỉ là chúng tôi nói suông mà nó là kết quả của việc nghiên cứu 1,000,000 trang web ở vị trí top 10 Google.

49. Còn SEO Google Map thì sao? Làm sao để tôi có thể tự phát triển nó?

Tại GTV SEO, khi chúng tôi tư vấn chúng tôi đều tư vấn và định hướng việc phát triển thương hiệu và doanh thu cho doanh nghiệp bạn trên toàn quốc lẫn địa phương nên những vấn đề này đều được chúng tôi chăm sóc cho khách hàng từ A – Z.

Với những chiến lược SEO hiệu quả và liên tục cải thiện từng ngày, chúng tôi luôn mang cho khách hàng một sự hài lòng nhất.

Nếu bạn muốn tìm hiểu qua một số cách chúng tôi SEO Google map cũng như muốn học SEO Google map cho chính bản thân mình thì bạn có thể tham khảo bài viết.

[Case Study]: Cách GTV SEO thống trị google map của chúng tôi

50. Làm sao để tôi có thể học SEO từ A – Z, cơ bản đến nâng cao nếu tôi muốn?

EBOOK! Chúng tôi hiện có rất nhiều EBOOK về lĩnh vực SEO.

Ví dụ như: Lộ trình học SEO sau 3 tháng bắt đầu BOOK.png – Google Drive

Chưa hết, trên trang GTVSEO có rất nhiều bài viết về chủ đề này mà bạn có thể tham khảo bất cứ lúc nào.

Và nếu bạn muốn biết nhiều hơn và làm SEO một cách chuyên nghiệp.
Hãy xem qua các khóa học online trên trang web của GTV.

Bạn có thể tham khảo quy trình ấy tại bài viết : “Quy trình học và làm SEO trong năm 2021” của chúng tôi.

Hiện GTV đang có chương trình học thử 3 ngày dành cho 3 khóa học SEO Fundamental, Entity Mastermind, Winning Ecommerce. Chương trình học thử cung cấp cơ hội trải nghiệm khóa học SEO có giá trị nhất trên thị trường sẽ sớm kết thúc nên bạn đừng bỏ lỡ cơ hội này nhé.

51. GTV SEO đang sử dụng các công cụ từ khóa nào?

Hiện có rất nhiều công cụ từ khóa trên thị trường và GTVSEO sử dụng gần như đa dạng để đảm bảo mang lại từ khóa tối ưu nhất cho bạn.

52. SEO bao gồm các phương pháp nào để lên top?

Bao gồm 2 loại: SEO Tổng thể và SEO Từ khóa

Tuy nhiên còn phụ thuộc vào các vấn đề của doanh nghiệp bạn mà GTVSEO đưa ra phương pháp phù hợp nhất.

Tham khảo thêm để biết: SEO Tổng thể và SEO Từ khóa: Phương pháp nào là sự lựa chọn tốt nhất?

53. Thời gian một dự án SEO hoàn thành là bao lâu thì hợp lý?

Ngay cả những chuyên gia SEO cũng khó có thể dự báo được khung thời gian cố định cho một từ khóa để xếp hạng trên trang 1 của Google. Rất nhiều thay đổi có thể ảnh hưởng đến kết quả SEO để 1 website được lên trang đầu tiên của Google.

Với GTVSEO, chúng tôi thường có kết quả trong vòng 3-6 tháng. Tuy nhiên còn liên quan đến việc đó có phải là môi trường và từ khóa quá cạnh tranh hay không?

54. Google PageRank có quan trọng đến thứ hạng trên trang tìm kiếm hay không?

Vài năm trước pagerank là một yếu tố quan trọng cho Google để đánh giá chất lượng website. Nhưng ngày nay, việc tăng PageRank không còn quan trọng nữa.

Vì kết quả xếp hạng bây là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau để đánh giá, xếp hạng website.

55. Bỏ website đã lâu thì liệu tôi có nên mua tên miền mới thay vì sử dụng tên miền cũ để SEO hay không?

Không cần thiết! Vẫn có cách để cải thiện website để SEO. Quan trọng là website của bạn có từng bị phạt hay không thôi.

56. Tên miền nào để SEO tốt nhất?

Tên miền có đính kèm dịch vụ và từ khóa chính của bạn.

Ví dụ như GTV SEO với dịch vụ và từ khóa là SEO.

57. Trùng lặp từ khóa nhiều lần có vấn đề gì không?

Có thể, nếu bạn đang cố gắng nhồi nhét từ khóa thì sẽ mang lại kết quả ngược lại theo hướng tiêu cực cho trang web của bạn.

58. Làm sao để tôi phân biệt SEO mũ đen & SEO mũ trắng?

À cũng khá đơn giản thôi,

SEO mũ đen: Là thuật ngữ nhằm ám chỉ những người sử dụng thủ thuật SEO không lành mạnh và mang tính chất gian lận, nhằm đạt kết quả nhanh chóng cho thứ hạng website của mình.

SEO mũ trắng: Bạn là một người biết tuân thủ các quy định chính, biết sử dụng những thủ thuật nhằm đem lại cho người dùng những nội dung tốt.

59. Phân tích website của đối thủ như thế nào? Bằng công cụ gì?

Có khá nhiều công cụ để phân tích đối thủ cạnh tranh, tôi sẽ liệt kê vài công cụ như: Ahref, SimilarWeb, SimplyMeasured,…

Bạn có thể phân tích đối thủ đồng thời cải thiện website của mình bằng cách kiểm tra với các công cụ trên.

60. Tôi có thể mua liên kết được không?

Nếu bạn muốn, nhưng theo GTVSEO thì bạn nên đầu tư các liên kết chất lượng thay vì là số lượng.

61. Làm sao để trang web khác liên kết với website của tôi?

Có nhiều cách để thuyết phục các website khác liên kết với trang của bạn một cách tự nhiên. Bạn có thể liên hệ với các trang web bạn muốn liên kết qua Email. Hãy hỏi họ về điều đó và thuyết phục họ cho phép bạn gửi liên kết đến trang của họ.

62. Những lý do nào khiến lượng truy cập của tôi giảm?

Như tôi đã đề cập ở câu hỏi 46, có 2 lý do thường gặp dẫn tới vấn đề này:

  1. Server/hosting của bạn có vấn đề dẫn tới việc website của bạn ngừng hoạt động nên khách hàng có thể không truy cập được website của bạn nữa hoặc tệ hơn là những từ khóa bạn đang đứng top hiện tại có thể bạn sẽ bay “mất tích” luôn.
  1. Website của bạn đã bị Google phạt! Lúc này điều bạn cần làm bình tĩnh, phân tích lại website của mình điều gì đã dẫn tới tình trạng vừa rồi để rồi đề xuất ra cách làm cụ thể.

63. Sự khác nhau giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing là gì?

Outbound Marketing nói về cách khách hàng mang lại lợi ích cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bạn. Nó xem mọi đối tượng là một khách hàng tiềm năng cần được thuyết phục sử dụng sản phẩm của bạn chỉ cần truyền đúng thông điệp.

Tuy nhiên Inbound lại tập trung vào việc các công ty, doanh nghiệp đem lại lợi ích cho khách hàng. Nó giả định khách hàng tiềm năng của bạn thông minh và tự biết thứ mà họ đang tìm kiếm.

Do đó, Inbound Marketing tìm cách kết nối giữa bạn và đối tượng bằng cách cung cấp content mà họ đang cần tìm. Đương nhiên, hầu hết mọi người đều thích phương pháp Inbound Marketing.

Thay vì muốn thu hút sự chú ý và tự tạo ra nhu cầu như Outbound Marketing, Inbound Marketing tìm cách thừa nhận nhu cầu và mối quan tâm đã có sẵn của khách hàng.

Và thay vì truyền thông điệp cho hàng loạt đối tượng, Inbound Marketing thu hút nhóm đối tượng cụ thể đang tìm kiếm thông tin. Mục tiêu của Inbound Marketing là cung cấp content phù hợp cho những ai có nhu cầu và quan tâm thực sự.

Bạn chỉ cần tạo dựng nội dung đa dạng cho “tài sản” Marketing online và đợi khách hàng quan tâm tìm đến.

“Tài sản” này gồm các bài blog, website, quảng cáo có trả phí được tối ưu về lượt tìm kiếm trên internet, hiện diện trên mạng xã hội, app di động, …

Cả hai phương pháp Inbound và Outbound marketing đều có ưu nhược điểm riêng: Inbound mang đến cho bạn khách hàng trong khi outbound mang doanh nghiệp của bạn đến với họ.

64. Khi nào thì tôi nên áp dụng SEO?

Bất cứ khi nào! Tại sao lại không? SEO tiết kiệm nhưng đem lại hiệu quả tối ưu rất nhiều cho bạn cơ mà.

65. Tôi nên làm SEO hay chạy quảng cáo PPC, hay cả hai?

Có thể bạn đã từng nghe, từ một Marketing Manager và chủ doanh nghiệp nào đó nói rằng: Giữa SEO và PPC, chỉ nên đầu tư vào một chiến lược duy nhất!

Tuy nhiên, những người có kinh nghiệm về Digital Marketing đều biết: kết hợp đầu tư SEO lẫn PPC mới là chiến lược đúng đắn và cần thiết cho các doanh nghiệp.

Hầu hết mọi người đều cho rằng đây là 2 chiến lược hoàn toàn riêng biệt. Tuy nhiên, tôi sẽ chia sẻ bài viết sau đây và cho bạn thấy được làm thế nào chiến dịch SEO và PPC có thể kết hợp để có thể:

  • Thu hút thêm nhiều người dùng
  • Cải thiện lead
  • Tăng doanh thu cho doanh nghiệp

Bài viết: Kết hợp Inbound và Outbound tạo kết quả đột phá cho chiến dịch Marketing

66. Mạng xã hội có giúp trang web tăng hạng không?

Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng đăng bài trên mạng xã hội giúp tăng thứ hạng trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Phương tiện truyền thông xã hội có thể cải thiện kết quả SEO của bạn như:

  • Phương tiện truyền thông xã hội không trực tiếp đóng góp vào xếp hạng SEO, nhưng các liên kết bạn chia sẻ trên các nền tảng xã hội sẽ tăng khả năng hiển thị thương hiệu.
  • Chia sẻ của bạn trên các trang web truyền thông xã hội không có vị trí trong bảng xếp hạng SEO. Tuy nhiên, khi nhiều người chia sẻ nội dung của bạn trên khắp các phương tiện truyền thông xã hội, nó tạo ra các tín hiệu xã hội cho thấy bài đăng của bạn hữu ích cho thị trường mục tiêu của bạn.

Mặc dù mạng xã hội không trực tiếp làm tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm của bạn, nhưng nó lại ảnh hưởng gián tiếp và giúp xây dựng thương hiệu của bạn.

67. Kiểm tra tốc độ tải trang bằng cách nào? Có ảnh hưởng gì đến SEO hay không?

Bạn truy cập vào: https://pagespeed.web.dev/?utm_source=psi&utm_medium=redirect&hl=vi

Điền URL của website và kiểm tra.

Tốc độ tải trang là một những yếu tố ảnh hưởng đến SEO và tốc độ tải trang cành nhanh thì càng giảm tỷ lệ thoát của người dùng.

68. Entity là gì?

Entity là một thực thể hội tụ đủ 4 yếu tố: Đơn lẻ, duy nhất, có thể xác định và phân biệt được. Nó có thể là một cá nhân, sự vật, sự việc, địa điểm, tính từ, … Entity Building luôn được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thứ hạng của Website trên các công cụ tìm kiếm.

Cụ thể, Entity là gì trong SEO Onpage giúp mô tả chi tiết dữ liệu. Và nó đơn giản hóa thông tin để Google dễ dàng hiểu được Website của bạn. Từ đó, dễ dàng giúp bạn xây dựng thương hiệu độc nhất, uy tín trong mắt Google. Cùng xem Video của GTV về Entity để hiểu rõ hơn khái niệm này nhé!

https://www.youtube.com/watch?v=Oyxr4l0KjnY

69. Những lưu ý trọng yếu khi triển khai viết bài là gì?

Rất nhiều! Semantic, câu chữ, hình ảnh, video, kiến thức, content, Fact & user – Dựa trên Entity và SERPs,…

70. Yếu tố nào quan trọng trong SEO?

Có 3 yếu tố quan trọng để SEO thành công:

  • Làm cho Google dễ dàng hiểu được website của bạn
  • Không được “over-optimize” (tối ưu hóa quá liều) trang web của bạn
  • Trang web phải có sức mạnh và độ tin tưởng lớn

Xem thêm bài viết: 3 yếu tố quan trọng quyết định thành công của SEO

71. Nên học SEO Online hay tới trung tâm? Sự lựa chọn nào tốt nhất?

Tự học SEO:

Đã nói đến tự học thì những người học SEO sẽ tự tìm tòi tài liệu tại các trang web, blog, diễn đàn về SEO của Việt Nam hoặc từ cá nhân chuyên gia, tài liệu nước ngoài. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của tự học đó là kiến thức đưa ra một cách rất qua loa, chung chung, đa phần các bài chia sẻ đều rời rạc, ít có sự liên kết bài bản, có những người đang chia sẻ thì bỏ dở không viết tiếp…vv. Và quan trọng hơn là thông tin thiếu chính xác.

Vì sao là thiếu chính xác? Đơn giản vì những bạn chia sẻ cũng tự mày mò, cố gắng làm thỏa mãn công cụ tìm kiếm. Và tất nhiên tự học lúc nào cũng sẽ mất thời gian lâu hơn.

Còn đi học ở trung tâm thì sao?

Tài liệu của mỗi trung tâm, chất lượng Giảng viên, uy tín của mỗi Trung tâm đều không giống nhau. Nếu bạn chọn được một trung tâm tốt với một chương trình đào tạo khoa học, giảng viên đào tạo chuyên nghiệp, nhiệt tình thì ưu điểm nổi bật của của học trung tâm là được đào tạo bài bản, có quy trình nhất định, ví dụ, thực hành đầy đủ nên sẽ dễ hiểu và tiếp cận nhanh hơn.

Vậy để học tốt SEO cần làm gì?

1. Cần đọc các kiến thức cơ bản nhất về SEO, hơn nữa nên đầu tư cho mình một website riêng để tự làm và thực hành.

2. Tìm đến một khoá đào tạo tại trung tâm. Nhờ trung tâm đào tạo một cách bài bản để nắm toàn bộ bức tranh tổng thể về SEO như thế kiến thức của bạn mới tốt lên được.

3. Thực hành ngay những kiến thức vào thực tiễn website của bạn để kiểm chứng.

4. Tìm ra những mặt yếu của bản thân và rút ra được kinh nghiệm của riêng mình.

Tìm hiểu ngay khóa học của GTV SEO với liệu trình rõ ràng và bạn hoàn toàn có thể tự học với sự hướng dẫn của GTV SEO như học tại trung tâm.

72. Tôi sử dụng Ahrefs như thế nào? Hoặc có công cụ nào tương tự cho tôi không?

Về điều này, GTVSEO có một số bài viết chi tiết dành cho bạn:

Hoặc bạn có thể sử dụng Google Analytics:

73. Sitemap là gì?

Sitemap (sơ đồ Website) là một tệp liệt kê chứa đựng thông tin các trang và tệp khác trên Website. Sơ đồ này giúp các công cụ tìm kiếm tìm thấy, thu thập dữ liệu và lập chỉ mục (Index) nội dung trang Web của bạn.

Sơ đồ Sitemap
Ví dụ về sơ đồ Sitemap

Ngoài ra, Sitemap còn giúp các công cụ tìm kiếm xác định những trang quan trọng trong các bản đồ website của bạn. Từ đó chức năng đưa ra các kết quả tìm kiếm thông minh hơn rất nhiều.

Bài viết cùng chủ đề:

Đỗ Anh Việt (Vincent Do), là một chuyên gia SEO với 10 năm kinh nghiệm, chuyên sâu về Topical authority, semantic web và Content Marketing. Không dừng tại SEO Website, Việt còn nghiên cứu về tỉ lệ chuyển đổi trên website, email marketing và Inbound Marketing.

Với đam mê chia sẻ SEO, Việt cũng có kênh youtube 40.000+ subscriber, lẫn group cộng đồng SEO 70.000+ người hiện tại. Việt đang là một trong những KOL trong ngành SEO tại Việt Nam.

Ngoài là CEO tại GTV SEO, Việt còn đam mê về lĩnh vực AI, ứng dụng AI trong marketing mang lại sự tối ưu về thời gian và hiệu quả cho doanh nghiệp nói chung.

Vincent Do
Khám phá nhiều chủ đề khác