chuan seo cua google va teamwork

2 Tiêu chuẩn SEO của Google: Front-End Coders & Back-End Developers

Bài viết này tôi muốn dành cho tất cả các HTML coder và back-end developer, cũng như những ai đang tìm hiểu về SEO. Seo đòi hỏi nhiều thứ hơn bạn nghĩ. Đó là nổ lực của một nhóm người chứ không phải của cá nhân. Điều đó có nghĩa là SEO cần rất nhiều người tham gia bao gồm cả designer, front và back- end developers.
Mọi người cần phải hiểu vai trò của họ trong việc xây dựng một website thân thiện với các công cụ tìm kiếm.
Khi xây dựng một trang web cần nhiều người tham gia bao gồm:
SEO strategist: Đây là người sẽ thực hiện các nghiên cứu về từ khóa và lên kế hoạch các trang đích cần thiết, dựa trên những gì họ biết về mục tiêu kinh doanh và nhu cầu của khách hàng. Họ cung cấp một danh sách các trang quan trọng cần thiết cho một website. Đồng thời đề xuất các front-end code dành riêng cho nhu cầu của một trang web cụ thể.
Information architect: Những người giữ vai trò này sẽ lấy thông tin từ nhà chiến lược seo. Sau đó họ sẽ tích hợp vào công việc IA cho một trang web.
Designer: Các nhà thiết kế tạo ra giao diện chuyển các IA wireframes thành một công cụ giao tiếp hiệu quả, có thể xử lí các nội dung cần thiết cho mục đích seo. Designer cũng chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo rằng các font  họ đang sử dụng phù hợp cho các dự án seo và chúng có thể đọc được bởi bất kì công cụ nào. Họ phải đảm bảo rằng những yếu tố thiết kế sẽ không làm ảnh hưởng đến load time và bounce rates.
Front-end coder: Họ cần đảm rằng content phải được mã hóa sao cho thân thiện với các công cụ tìm kiếm.
Back-end developer: Họ cần đảm bảo việc chuẩn hóa URL đúng cách. Hơn nữa họ còn cung cấp các công cụ cần thiết để hỗ trợ công việc seo.

chuan seo cua google va teamwork
Đội ngũ nhóm người khi xây dựng trang web

Tiêu chuẩn SEO của google cho Front-End Coders

Để giúp các lập trình viên và các Front-End Coders dễ dàng tạo được list các công việc cần thực hiện khi xây dựng trang web. Tôi đã lập một danh sách các tiêu chuẩn SEO của google cần thực hiện:

  • CSS vs Tables

Ai cũng biết rằng trang web nên sử dụng CSS thay vì cấu trúc bảng. Điều này cho phép cải thiện thứ tự các yếu tố content trên trang.
Ví dụ: CSS sẽ cho phép bạn đặt một sidebar dài ở phía dưới bên trái thay vì sử dụng các block content ở phía trên.

  • Sử dụng H tags và các style elements khác

Giới hạn việc sử dụng H tags (H1, H2, H3,…) và tags với các content không bị lặp lại. Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ không sử dụng các HTML tags trên các headings, sidebars, footers, … hay bất kì thứ gì được lặp lại trên trang web.
Thay vào đó hãy sử dụng các div thông thường.

  • Fonts

Sử dụng càng nhiều các font dễ đọc càng tốt. Một cách khác là bạn có thể sử dụng các font thay thế như @ font-face. Cách cuối cùng là bạn hãy sử dụng hình ảnh để hiển thị văm bản. Đặt hình ảnh trong image tag (thay vì sử dụng CSS) với các alt text. Những alt text này sẽ mô tả những gì được hiển thị trong hình ảnh.

  • Hình ảnh

Đối với các hình ảnh dùng để trang trí, CSS background images sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Ngược lại với những hình ảnh được sử dụng như nội dung độc đáo trên trang. Hãy sử dụng các image tag thông thường.
Đối với logo, bạn nên sử dụng image tag kết hợp với Alt tag để hiển thị những gì được nhìn thấy trong ảnh.

  • Site speed

Một trang web không nên mất hơn 3 giây để tải với tốc độ 10Mb. Front-end coder không chịu trách nhiệm cho toàn bộ những gì làm cho một trang web nhanh hay chậm. Tuy nhiên việc hợp nhất các file CSS và javascript, tải javascript ở cuối trang, tạo họa tiết,… Chúng sẽ làm tăng tốc độ trang web.

  • Làm cho content dễ đọc

Các công cụ tìm kiếm gặp khó khăn khi đọc nội dung nằm trong tag.
Có nhiều scripts theo dõi khác nhau giúp thu thập thông tin về hành vi người dùng cần được thêm vào các phần này. Editable page sections là một cách để thêm một tag vào tất cả các trang cũng như từng trang riêng lẻ.

  • Image uploads

Khi hình ảnh được tải lên qua CMS, tên file nên được chỉnh sửa lại thay vì được viết ngẫu nhiên bởi CMS. Image titles và alt tags nên được edit. (chúng thường có trong hầu hết các content management systems)

  • Page speed

Để tối ưu hóa thời gian tải trang thì bạn nên sử dụng các kĩ thuật cắt ngắn thời gian tải back – end khác nhau. Bạn có thể tìm thấy những kĩ thuật này ở website http://gtmetrix.com/recommendations.html. Các trang không nên mất hơn 3 giây để tải.

  • 404 configuration

Lỗi 404 configuration không đăng nhập vào được sever
Khi một URL ngẫu nhiên được truy câp, máy chủ sẽ trả về phản hồi 404 không phải là 302, 200 hay bất kì cái nào khác.
Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích hay bạn có thêm bất kì tiêu chuẩn seo của google nào hãy chia sẻ nó với tôi nhé.

Đỗ Anh Việt (Vincent Do), là một chuyên gia SEO với 10 năm kinh nghiệm, chuyên sâu về Topical authority, semantic web và Content Marketing. Không dừng tại SEO Website, Việt còn nghiên cứu về tỉ lệ chuyển đổi trên website, email marketing và Inbound Marketing.

Với đam mê chia sẻ SEO, Việt cũng có kênh youtube 40.000+ subscriber, lẫn group cộng đồng SEO 70.000+ người hiện tại. Việt đang là một trong những KOL trong ngành SEO tại Việt Nam.

Ngoài là CEO tại GTV SEO, Việt còn đam mê về lĩnh vực AI, ứng dụng AI trong marketing mang lại sự tối ưu về thời gian và hiệu quả cho doanh nghiệp nói chung.

Vincent Do
Khám phá nhiều chủ đề khác