SEO AUDIT ENTITY OFFPAGE SEO

SEO Audit là bước đầu tiên khi nhận dự án. Chúng ta phải phân tích website, sửa lỗi SEO Audit. Trước khi làm điều đó, hãy đảm bảo là website của mình đã chuẩn hóa: chuẩn hóa technical của website, chuẩn hóa content. GTV thường nhận dự án các khách hàng có sẵn website và đã đăng tải lên đó rồi, cần cập nhật các website cũ. Nhưng cũng có những dự án khách hàng chưa có web, mới có thiết kế và người ta xây lại từ đầu.

Trước khi bắt đầu phần SEO Audit này, chúng ta sẽ qua phần thuật toán Google. Các thuật toán Google sẽ giúp đỡ phần SEO Audit này của mình.

Thuật Toán Google Panda

Đầu tiên là về thuật toán Google Panda, xem xét chất lượng nội dung của website đó và loại bỏ: 

  1. Nội dung mỏng, thông tin ít
  2. Trùng lặp nội dung (Duplicate Content)
  3. Nội dung có chất lượng thấp
  4. Website thiếu Authority / không có độ tin tưởng cao
  5. Content Farming
  6. Website có quá nhiều nội dung quảng cáo
  7. Lỗi schema
  8. Trộn nội dung (Spin Content)
  9. Keyword cannibalization

Dấu hiệu website đang bị Google Panda phạt:

  • Organic traffic giảm dần theo thời gian
  • Traffic giảm một nửa

Nếu hình phạt từ Panda kéo traffic xuống dần dần thì Penguin hoàn toàn trái ngược. Penguin phạt thẳng tay và traffic giảm xuống không phanh tận đáy.

Hướng dẫn 3 cách khôi phục website sau thuật toán

  • Kỹ thuật Noindex và thẻ Canonical
  • Cải thiện content kém chất lượng và content mỏng
  • Nâng cao tổng thể website

Công cụ hỗ trợ sửa thuật toán Google Panda

  • Copy Scape (Nội dung copy từ trang khác)
  • Siteliner với chức năng tìm nội dung copy dựa trên gốc domain của bạn (Duplicate content on your side). Công cụ này sẽ báo cho bạn chỉ số phần trăm giống nhau.

Thuật Toán Google Penguin

Mục tiêu của thuật toán này là giành lại thứ hạng cho các website có content chất lượng. Ngoài ra nó còn làm giảm hiệu quả của một số kỹ thuật spam mũ đen.

Bằng cách hiểu rõ và xử lý nhiều loại links website mà các webmaster có được. Google Penguin hoạt động để đảm bảo rằng các link tự nhiên, có thẩm quyền và các link liên quan sẽ được đánh giá cao. Trong khi đó các spam links sẽ bị hạ cấp.

Google Penguin chỉ xử lý các liên kết của một website. Google chỉ xem xét các link trỏ đến website. Nó không quan tâm đến các outlinks của website đó.

Làm thế nào để thoát khỏi Google Penguin:

  • Tìm backlinks của bạn
  • Link Remove Outreach
  • Đánh giá chất lượng link
  • Cảnh giác với những links đến từ các website chất lượng cao
  • Links quảng cáo

Lý do tại sao thứ hạng của bạn không tăng:

  • Lượng traffic ban đầu và sự gia tăng thứ hạng trước khi có hình phạt từ thuật toán là không chính xác và ngắn hạn. Traffic này có thể đến từ các backlinks xấu.
  • Khi các links đã bị xóa, không có nỗ lực nào được thực hiện để có được backlinks giá trị hơn.
  • Không phải tất cả các backlinks bẩn đều bị loại bỏ.
  • Vấn đề tụt traffic không phải do link gây ra.

SEO Audit

Seo Audit là một quá trình kiểm soát website để đánh giá sự thân thiện với công cụ tìm kiếm một trang web trong một số khu vực chi tiết. Việc thực hiện kiểm soát tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO Audit) của trang web của bạn là rất quan trọng vì lý do đó.

SEO Audit gồm 4 phần chính: phần Technical, Content, Entity, Offpage.
Các công cụ cần có: 

  • Screaming frog
  • Ahref
  • Google analytics
  • Google search console

Audit Technical

Các công cụ cần có:

  • Screaming frog
  • Ahref
  • Google Analytics
  • Google search console

Về phần Audit Technical, bạn cần kiểm tra những yếu tố này .Đây là những yếu tố ảnh hưởng nhất và dễ bị mắc phải nhất.

  • Sitemap

Đầu tiên đó là sitemap. Khi mọi người lần đầu vào trang web của bạn mà không có gì trên tay thì bạn cần bản đồ để biết được website có bao nhiêu phần, phần này gồm những bài viết gì, những trang và sản phẩm gì. Sau khi lập ra sitemap mình phải phân tầng hợp lý, bởi vì website thì có rất là nhiều phần. 

Có những bài viết, những trang nếu mọi người để từ trên xuống dưới mà không phân ra tầng nào cả thì nó sẽ rất khó khăn cho Google Bot. Cách tạo sitemap đó là mọi người có thể tạo nó bằng wordpress blog.

  •  Index trên google search console

Sau khi tạo ra sitemap rồi thì mọi người đến bước index trên google search console. Có rất nhiều người sau khi đã tạo ra cái sitemap rồi vẫn không báo Google là mình có sitemap, như vậy thì Google sẽ không đánh giá cao trang này. 


Sitemap của mình phải có tiêu chuẩn về tần suất web, có nghĩa là một cái website thì sẽ có những cái trang chính, những trang phụ. Trang chủ là những trang chính nhất của mình, thì trên sitemap của mình phải nói với Google đây là trang chính của tôi. 

  • Kiểm tra website có khe chứa

Bạn có thể kiểm tra cái XML phía sau domain hoặc kiểm tra trên Google Search Console. Trang chủ luôn được ưu tiên nhiều nhất, các trang tiếp theo thì được ưu tiên nhiều hơn. 

Bắt buộc phải có schema (schema không lỗi), schema khai báo đúng như website, cái google thấy nên là cái người dùng thấy. 

Cách tạo bằng Yoast SEO (auto) hay tự làm (tham khảo schema.org hoặc https://developers.google.com). Kiểm tra bằng Google schema tester hoặc search console.

Về audit technical. Tiêu chuẩn nên nằm trên cùng gốc domain, đẹp, đặc biệt. Được tối ưu thông tin: tên, alt,… và có liên quan đến nội dung. Cách tạo là tự chụp, quay đăng lên website hoặc trước khi đăng tối ưu hình.

Tiêu chuẩn của sitemap:

  • Có sitemap
  • Sitemap phân tầng hợp lý
  • Đã index trên google search console
  • Có độ ưu tiên và tần suất

Cách tạo:

  • Yoast SEO
  • Tạo file XML bỏ vô host

Tiêu chuẩn của Robots.txt:

  • Có robots.txt
  • Đừng chặn trang nào không nên chặn
  • Nên chặn những trang nào nên chặn

Cách tạo:

  • Yoast SEO
  • Tạo file txt bỏ vô host

Cách kiểm tra:

  • Thêm robots.txt sau domain
  • Kiểm tra trong search console

Tiêu chuẩn của Schema:

  • Có schema (Không lỗi)
  • Schema khai báo đúng như website
  • Cái google thấy nên là cái người dùng thấy

Cách tạo:

  • Yoast SEO (auto)
  • Tự làm (tham khảo schema.org hoặc https://developers.google.com)

Cách kiểm tra:

  • Google schema tester
  • Kiểm tra search console => Structured data

Tiêu chuẩn của hình, video:

  • Nằm trên gốc domain
  • Đẹp – độc
  • Được tối ưu thông tin: tên, alt,…
  • Liên quan đến nội dung

Cách tạo:

  • Tự chụp, quay đăng lên website
  • Trước khi đăng tối ưu hình

Cách kiểm tra:

  • Coi link hình
  • Check Google Al

Tiêu chuẩn của Site Speed:

  • Càng nhanh càng tốt

Cách tạo:

  • Code web chuẩn gọn gàng
  • Giảm plugin
  • Cài plugin tăng tốc (WP Rocket, Short pixel, WP Cache,…)
  • Làm theo chỉ dẫn của Google speed insight

Cách kiểm tra:

  • Google speed insight
  • GT metric

Tiêu chuẩn của Meta tag response:

  • Tránh tốn crawl, budget của Google
  • Tránh ảnh hưởng trải nghiệm người dùng

Cách tạo:

  • 3xx: Tránh internal link bằng 3xx => chỉnh lại link 200
  • 4xx: Redirect 301 nếu có traffic / backlink.
  • 5xx: Sửa nếu bị lỗi server

Cách kiểm tra:

  • Screaming frog

Tiêu chuẩn của Https

  • Có bản https
  • Http redirect về https

Cách tạo:

  • Mua và cài SSL
  • Nhờ code chỉnh http redirect về https
  • Chỉnh lại internal link / backlink trên https

Cách kiểm tra:

  • Screaming frog
  • Ahrefs

Tiêu chuẩn của Lang:

  • Có thẻ “hreflang”
  • Thẻ “hreflang” đúng ngôn ngữ
  • Nếu nhiều ngôn ngữ thì nên tạo sub – domain thay vì dùng nhiều thẻ lang trên nhiều phiên bản

Cách tạo:

  • Vô code web chỉnh header.php
  • Plugin HREFLANG Tags Lite

Cách kiểm tra:

  • Coi source – code

Tiêu chuẩn của Mobile:

  • Có bản AMP
  • AMP canonical về bản desktop
  • Trong bản web có thẻ: amphtml=”””
  • Bản AMP responsive
  • AMP giống bản desktop

Cách tạo:

  • Cài plugin AMP
  • Làm bàn tay html up lên host

Cách kiểm tra:

  • Google search console
  • Xem bằng mắt
  • Search bằng điện thoại

Audit Content

Các công cụ cần có:

  • Google analytics: Xuất ra traffic
  • Google search consol / Ahrefs: Xem từ khóa, backlink

Content quá ít?

Khi website của bạn là thị trường ngách. Có ít chủ đề viết content thì làm sao?

=> Mở rộng chủ đề

VD: GTV viết về SEO. Có thể mở rộng ra chủ đề Digital Marketing. Rồi mở rộng ra Marketing.

Audit offpage

Công cụ cần:

  • Google search console / Ahrefs: Xem anchor text, backlink.
  • Check IP
  • Xuất backlink từ Ahrefs của domain ra
  • Phân loại và xử lý

Audit Entity

Các yếu tố cần đảm bảo:

  • Đồng nhất thông tin doanh nghiệp mọi nơi: Thông tin doanh nghiệp đã giống nhau ở các kênh chưa? Người dùng đã nhớ đúng thông tin doanh nghiệp chưa?
  • Hoạt động thường xuyên: Doanh nghiệp đã hoạt động social thường xuyên chưa? GMP có cập nhật thường xuyên không?
  • Phủ internet: Doanh nghiệp đã có mặt tại những nơi phổ biến trên internet chưa? (Social, forum, các website khác,…)
  • Người dùng nói tốt về doanh nghiệp: Đánh giá trên website, GMB, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử có tốt không? Người dùng có nhắc tới doanh nghiệp trên socail, forum, website khác không?
  • Unique thông tin doanh nghiệp: Thông tin doanh nghiệp có chính xác chưa? Có thằng nào trùng thông tin với mình không? Mình có website phụ / PBN nào đang dùng chung thông tin không? Có ai giả mạo mình không?
  • Đa dạng kênh: Đã đa dạng kênh thông tin bằng nhiều loại social, forum, website khác chưa? Social thì đã có đủ loại social hình, video, content, audio chưa? Đã có trên trang thương mại điện tử chưa?
  • Có trang giới thiệu: Website đã có trang giới thiệu mình là ai? Đã khai báo schema chưa?
  • Có người đại diện: Ai là người thật đứng sau website của bạn? Ai là người tạo content? Có trang nào giới thiệu người đó chưa? Có khai báo schema chưa?
  • Có GMB xác thực: Doanh nghiệp của bạn có Google my business chưa? Google my business đã xác thực chưa? Bạn có hoạt động thường xuyên trên Google my business không?
  • Thông tin doanh nghiệp: Tên, địa chỉ, SDT, logo, website
  • Hoạt động của doanh nghiệp: Hoạt động social, website, người dùng nói về doanh nghiệp.

2. Entity

Mảng chính của Entity:

Onsite:

  • Các trang quan trọng: Giới thiệu, liên hệ người đại diện.
  • Schema khai báo chi tiết. Nên có: sứ mệnh, tầm nhìn, giới thiệu chung, hình ảnh thực tế con người, schema

Offsite:

  • Tạo lập social và hoạt động
  • Good mention
  • Tạo lập, xác thực và hoạt động trên GMB
  • Nên có hoạt động thường xuyên
  • Nên có thông tin doanh nghiệp đồng nhất ở mọi nơi
  • Nên có tương tác với người dùng

3. Offpage SEO

3.1 12 Yếu tố tạo backlink chất lượng

  1. Backlink khó tìm kiếm
  2. Backlink tìm kiếm với backlink tạo dựng
  3. Sự liên quan từ domain
  4. Liên quan tới từ bài viết cụ thể
  5. Sự liên quan trong Topical Trust Flow (Majestic)
  6. Content chất lượng
  7. Backlink có DR cao
  8. Có outbound link cùng lĩnh vực
  9. Contextual Link (Link theo ngữ cảnh)
  10. Sự đa dạng trong IP
  11. Backlink thu hút nhiều traffic
  12. Sử dụng anchor text hiệu quả

3.2 Khi đi link cần tạo check list:

  • Backlink này có phải ai cũng lấy được không?
  • Domain có liên quan đến web mình không?
  • Domain có DR cao không?
  • Domain có outbound ra những web khác trong lĩnh vực không?
  • Domain này có IP khác với những backlink khác của web mình không?
  • Topical trust flow có liên quan tới chủ đề web mình không?
  • Bài viết mình đi link về có liên quan tới chủ đề web mình không?
  • Bài viết mình đi link về có liên quan tới bài được link không?
  • Content bài viết mình đi có chất lượng không?
  • Bài viết mình đi link có traffic không?
  • Người dùng khi đọc bài viết có bấm vào backlink không?
  • Chỗ mình đi link trong bài viết đó có ngữ cảnh không?
  • Anchor test mình dùng ok chưa? Đa dạng chưa?

3.3 Các bước triển khai

Bước 1: Research backlink

Bước 2: Lập kế hoạch

Bước 3: Triển khai

3.3.1 Research backlink

Các nguồn

  • Phân tích đối thủ bằng link interset
  • Mối quan hệ của bản thân
  • Tự xây PBN
  • Liên hệ blog / affiliate /website khác trong ngành
  • Social / Forum

3.3.2 Lập kế hoạch

  • Cẩn thận IP, Whois, tránh footprint, Google Penguin xử
  • Đa dạng anchor test
  • Cân bằng mật độ link
  • Giãn cách ngày đi link
  • Thật tự nhiên có thể

Lời kết

Kiến thức SEO Audit Entity Offpage SEO là một kỹ năng vô cùng cần thiết cho các bạn trẻ khi bắt đầu tìm hiểu về các kỹ thuật liên quan đến SEO. Bạn có thiểu thêm về lĩnh vực này qua các bài viết tiếp theo của GTV SEO về chủ đề này nhé.

Chúc mọi người thành công, hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.
Tất cả bản quyền về blog đều thuộc về gtvseo.com, một thành viên trong group FB cộng đồng seo 2019.

 

 

 

Đỗ Anh Việt (Vincent Do), là một chuyên gia SEO với 10 năm kinh nghiệm, chuyên sâu về Topical authority, semantic web và Content Marketing. Không dừng tại SEO Website, Việt còn nghiên cứu về tỉ lệ chuyển đổi trên website, email marketing và Inbound Marketing.

Với đam mê chia sẻ SEO, Việt cũng có kênh youtube 40.000+ subscriber, lẫn group cộng đồng SEO 70.000+ người hiện tại. Việt đang là một trong những KOL trong ngành SEO tại Việt Nam.

Ngoài là CEO tại GTV SEO, Việt còn đam mê về lĩnh vực AI, ứng dụng AI trong marketing mang lại sự tối ưu về thời gian và hiệu quả cho doanh nghiệp nói chung.

Vincent Do
Khám phá nhiều chủ đề khác