nen 3

SERP Analysis là gì? Cách sử dụng SERP Analysis lên TOP xếp hạng Google

Bạn mong muốn Website của mình đạt thứ hạng cao trên xếp hạng Google?

Hãy bắt đầu từ việc bạn hiểu tại sao một Website lại lên TOP tìm kiếm.

Đó là lý do bài này tôi giải thích về cách SERP – Trang kết quả của công cụ tìm kiếm hoạt động để giúp bạn hiểu tại sao một Website lại lên TOP tìm kiếm. 

Hãy bắt đầu khám phá nào!

SERP là gì?

Có 75.000 truy vấn trên Google mỗi giây. Bất cứ khi nào người dùng trên Google tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của họ, nó sẽ trả về một trang đầy kết quả phù hợp với truy vấn của tìm kiếm. Trang chứa đầy kết quả tìm kiếm này gọi là Trang xếp hạng công cụ tìm kiếm SERP.

SERP thường chứa danh sách các URL có liên quan đến truy vấn tìm kiếm. Đây chính là những “câu trả lời” liên quan đến cụm từ được nhập tìm kiếm (từ khóa).

Trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm

SERP hoạt động như thế nào?

Sau Khi bạn nhập truy vấn tìm kiếm và nhấn “Enter” thì công cụ tìm kiếm bắt đầu lần lượt “lướt qua” chỉ mục của các website. Tiếp theo, nó sẽ tìm kiếm những kết quả liên quan nhất. Quá trình này diễn ra nhanh đến chóng mặt, chỉ mất khoảng 1/1000 giây mà thôi.

Để giúp bạn dễ hiểu hơn về cách thức hoạt động của SERP, tôi sẽ giới thiệu về cách hoạt động của các công cụ tìm kiếm:

  • Thu thập thông tin – nhận thông tin các website trên internet
  • Lập chỉ mục – về cơ bản, chỉ mục là một danh mục của tất cả các website được thu thập thông tin
  • Tìm kết quả – đối chiếu truy vấn tìm kiếm với các website được lập chỉ mục

Kết quả tìm kiếm tự nhiên và kết quả tìm kiếm có trả phí

Dưới đây là 2 loại kết quả tìm kiếm:

  • Kết quả tìm kiếm tự nhiên (Organic results)
  • Kết quả tìm kiếm có trả phí (Paid results)

Kết quả tìm kiếm tự nhiên là những kết quả nghiễm nhiên được hiển thị trong SERP bởi chúng được tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và liên quan đến truy vấn tìm kiếm. Google sử dụng hàng trăm yếu tố để xếp hạng. Tuy nhiên hai trong số những yếu tố quan trọng hàng đầu chính là nội dung và backlink.

Kết quả tìm kiếm có trả phí (được tài trợ) chính là các quảng cáo. Bạn bắt buộc phải trả cho Google một khoản phí thì website của bạn mới được hiển thị trên SERP khi người dùng nhập tìm các từ khóa liên quan.

Trước đây, người dùng có thể dễ dàng nhận ra đâu là kết quả tìm kiếm tự nhiên và đâu là kết quả tìm kiếm có trả phí. Tuy nhiên, ngày nay, họ khó có thể phát hiện được điều đó.  Cả kết quả tự nhiên và kết quả có trả phí trông khá là giống nhau. Chỉ khác nhau một vài chi tiết nhỏ, chẳng hạn như hình dưới đây:

Glv2MR6KA7Nd71HXpudHptJkrXeEH1wSJWrRS TxGbwUMsapcbN13IIr09pax ErVrTdxaSQYo6mMVOJmh5JzFt6t4sVvlUDmMon Zmj LNA6riimkzIRDS2 qpwFhN1WDAEd Wk
Kết quả tìm kiếm tự nhiên và kết quả tìm kiếm có trả phí

Các tính năng của SERP là gì?

Các tính năng của SERP là các kết quả bổ sung. Chúng khác với các kết quả tìm kiếm tự nhiên ban đầu. Tùy thuộc vào truy vấn tìm kiếm mà chúng cung cấp những thông tin cao cấp hơn trong kết quả tìm kiếm. Các tính năng của SERP có thể hiển thị ở phía trên, ở giữa hoặc ở phía dưới tất cả các kết quả khác.

Chúng cung cấp nhiều thông tin có liên quan tới truy vấn tìm kiếm hơn những kết quả tìm kiếm tự nhiên thông thường. Chính vì thế, đôi khi, bạn cũng chẳng cần phải nhấp vào những kết quả này nếu như bạn đã nhìn thấy câu trả lời chính xác cho câu hỏi/từ khóa mà bạn đang tìm kiếm. Mặt khóa, một số tính năng của SERP lại có khuynh hướng làm tăng tỷ lệ nhấp (CTR).

Về khía cạnh SEO, chúng là một nhân tố giúp thay đổi cuộc chơi vì diện mạo tổng thể của SERP đã thay đổi rất nhiều.

Trước đây, SERP bao gồm các kết quả tìm kiếm tự nhiên, các liên kết được tài trợ (các quảng cáo) và phần mở rộng website. 

Thế nhưng, hiện nay, bạn sẽ nhìn thấy có khá nhiều tính năng của SERP và các kết quả nâng cao. Chẳng hạn như các đoạn thông tin trả lời truy vấn của người dùng (featured snippets), hộp trả lời của Google (answer boxes), quảng cáo xoay vòng (carousels), các tin bài hàng đầu, danh sách doanh nghiệp địa phương,…

iMTo9te8xP2z5D0FLlWxyuCP5XFiHj94adSBRLdUu40z0xWSjyn6HlSSO5N2GCGG1YdsUvbyAW9SwaTXrK2 ted5OJwtyiEInWdNvbfI 7el7uB5bsCaYBij7qAcRzu7nwjgQBp0
Các tính năng của SERP

Google luôn thử nghiệm nhiều tính năng mới. Do đó, tôi đã tạo ra một hướng dẫn về các đoạn trích giàu thông tin xuất hiện trên SERP giúp bạn có thể hiểu hơn về các tính năng quan trọng nhất của SERP. Những ưu, nhược điểm của chúng và cách triển khai.

Website sẽ hiển thị như thế nào trên SERP?

Thông thường, nếu website được hiển thị trên SERP một cách tự nhiên thì nó sẽ có 3 yếu tố chính như sau:

  1. Thẻ tiêu đề
  2. Link URL
  3. Nội dung của thẻ meta
ddNFo VzJeIGMkZdKN6pXmOo Nr4LsLOk4yfz8TjZlLZCkZNjBZm08AgfqgOrOMC6tUSXD6YYmjltfDorqJV8uPvLygUzVkgCsyfOi3B0EMz1DPQgAPerl8lbrL1o6FaUuEI6nI7
3 yếu tố quan trọng của một website trên SERP

Cả 3 yếu tố trên đây đều là những phần quan trọng của SEO onpage, do đó, bạn có thể trực tiếp tác động đến chúng. Tuy nhiên, Google cũng có thể dựa vào nội dung của website để thay đổi thẻ tiêu đề hoặc nội dung của thẻ meta để giúp website của bạn phù hợp hơn với truy vấn tìm kiếm.

Ngoài ra, sitelinks cũng là một yếu tố quan trọng của SEO, chỉ xếp sau 3 yếu tố được nêu trên đây.

Sitelinks là gì?

Sitelinks là những liên kết nằm ngay phía dưới một vài kết quả tìm kiếm tự nhiên. Mục đích của chúng chính là giúp người dùng có thể truy cập vào một số trang nhất định bằng cách chỉ ra các phần cụ thể của website.

Nhờ có Sitelinks mà người dùng có thể tiết kiệm được một hoặc hai cú click chuột. Nhưng quan trọng nhất vẫn là đoạn thông tin trả lời truy vấn trên SERP. Bởi nó chiếm nhiều không gian phía trên của trang kết quả tìm kiếm. Do đó, website của bạn khả năng cao sẽ được người dùng nhấp vào nhiều hơn (đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ nhấp).

PGuPc3zW7jj5gdooYrp73jJdl yEmB NuU7Ilzl1d38WJbnvJtEWf1tVZ1zePbfoEBzM1 BPv9DObdUqh2i74Dz86z3AKRFh9qRLy6PAEaBohtd3D4X2RluuKmuJkQtFgv23ZwGH
Sitelinks

Quan điểm của Google về sitelinks như sau:

“… chỉ hiển thị sitelinks cho các kết quả khi mà chúng tôi nghĩ là chúng thực sự hữu ích đối với người dùng. Nếu cấu trúc website của bạn không cho phép các thuật toán của chúng tôi tìm kiếm những sitelinks tốt hoặc chúng tôi nghĩ rằng sitelinks của website của bạn không liên quan đến truy vấn của người dùng, chúng tôi sẽ không hiển thị chúng.”

Cách sử dụng SERP Analysis lên TOP xếp hạng Google

Hy vọng tới đây, bạn đã nắm vững nguyên tắc hoạt động của SERP và các yếu tố quan trọng của SEO. Tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu cách sử dụng SERP Analysis để giúp website của bạn được Google xếp thứ hạng cao.

Vậy SERP Analysis là gì?

SERP Analysis là quá trình xem xét các website được xếp hạng top trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm nhằm đánh giá khả năng cạnh tranh và mức độ liên quan của từ khóa mà bạn đang muốn sử dụng so với đối thủ. Đây được xem là một công đoạn quan trọng trong quá trình nghiên cứu từ khóa.

Lợi ích của việc thực hiện SERP Analysis:

  • Phân tích những trang web hàng đầu để tìm lợi thế cạnh tranh để xếp hạng cao hơn đối thủ
  • Tìm ý tưởng nội dung sáng tạo
  • Tìm ra cách tối ưu hóa đoạn trích nổi bật (featured snippets)
  • Tìm điểm chung trong cấu trúc nội dung (H2, Danh sách đầu dòng)
  • Xác định phạm vi từ khóa dùng cho nội dung của bạn
  • Tìm kiếm những sản phẩm mới và ý tưởng về tính năng

Làm thế nào để vận dụng SERP Analysis lên TOP xếp hạng Google, cùng phân tích nhé!

Hãy đảm bảo bạn sử dụng các từ khóa liên quan đến thị trường ngách

Phương pháp này chỉ phù hợp với các đối tượng:

  • Có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đang kinh doanh và tìm kiếm các ý tưởng từ khóa mới
  • Các nhà tiếp thị liên kết đang muốn tìm kiếm thị trường ngách mới cho doanh nghiệp của họ.

Đôi khi, cũng có một vài trường hợp hài hước xảy ra. Ví dụ như, từ khóa mà bạn đã chọn có vẻ rất liên quan đến lĩnh vực kinh doanh. Thế nhưng, nó lại không phù hợp về mặt ngữ nghĩa. Bởi đơn giản là nó không phản ánh được ý định ẩn sau truy vấn tìm kiếm của người dùng.

Giải pháp là gì?

Nghiên cứu từ khóa ngữ nghĩa (Semantic Keyword Research) là cách tốt nhất để tìm thêm nhiều từ khóa có liên quan. Tuy nhiên, bạn cũng cần thực hiện SERP Analysis đối với những từ khóa này trước khi tối ưu hóa chúng.

Nói chung, tất cả mọi người đều không muốn website của mình được xếp hạng trong SERP với đầy ắp các hướng dẫn mà không có trang đích giới thiệu sản phẩm. 

Có thể bạn sẽ không đồng ý với quan điểm phía trên. Nhưng đừng vội, hãy xem qua những ví dụ dưới đây trước khi đưa ra kết luận nhé.

Ví dụ 1:

Ví dụ về việc nghiên cứu ý định tìm kiếm của người dùng 

Nếu bạn đang tìm kiếm cụm từ “how to make pizza” thì ý định của bạn không phải là muốn mua pizza.  93TOkybIHU8GUnqtvZawisTNaFov4PexENLFvKvmq02rVEieZ4wxDKvyHIxMBl0IKu64xoBJN3RwWEi1Bk4YN8dveqDA4eParyz99P

Đây là một trong những ví dụ quan trọng về việc ý định tìm kiếm của người dùng khi họ tìm kiếm trên Google. Bạn cần lưu ý vấn đề này khi nghiên cứu từ khóa.

Ví dụ 2:

Hãy thử tiến hành SERP Analysis trên một sản phẩm khác. Chẳng hạn như, bạn muốn có một chiếc bàn làm việc nhỏ (small bedroom desk) trong phòng ngủ. Tất nhiên là bạn sẽ phải tìm mua nó trừ khi bạn là thợ mộc và muốn tự làm nó.

SERP sau khi nhập tìm “small bedroom desk”

Rất nhiều chuyên gia SEO lãng quên điều này. Các truy vấn tìm kiếm thông tin và giao dịch chính là những ví dụ phổ biến nhất. Một số người lại tranh luận rằng việc các từ khóa liên quan được xếp hạng cao sẽ giúp làm tăng lưu lượng truy cập.

Ví dụ 3:

Hai từ khóa khá quen thuộc với tôi chính là “keyword research (nghiên cứu từ khóa)” và “keyword research tool (công cụ nghiên cứu từ khóa)”

c8uetKIHehu oBjew3Nn6NflBd0sJ9aAS9QiTFigt aBzmkWaik3RTRF0kgLsYlLKzZV4dxjQHHbmh7AnVaKosDSNOTdmodbIWfCPtKV6LphM tSa4kvxX8AQjs
Kết quả tìm kiếm

Công cụ nghiên cứu từ khóa KWFinder đã từng xếp hạng 7 trên trang kết quả tìm kiếm khi người dùng tìm kiếm cụm từ “nghiên cứu từ khóa”. Vài tháng sau đó, Google đã loại bỏ phần lớn các trang đích có chứa sản phẩm này và xếp hạng các hướng dẫn và các bài viết có tựa đề “làm cách nào để….” lên cao hơn.

Ngay lúc này, 3 công cụ đầu tiên được hiển thị trong trang kết quả tìm kiếm cho từ khóa “nghiên cứu từ khóa” như sau:

  • keywordtool.io: về cơ bản, trang đích của sản phẩm chính là bài đăng trên blog. Keywordtool.io cung cấp các chỉ số về từ khóa trên nhiều nền tảng, trong đó có Google.
  • Google Keyword Planner – đây là công cụ do Google cung cấp. Với Google Keyword Planner, bạn có thể tiết kiệm được thời gian và công sức khi thực hiện nghiên cứu từ khóa
  • serps.com có một cửa sổ phương thức bao gồm một hướng dẫn ngắn về cách sử dụng công cụ này để nghiên cứu từ khóa.

Tip nhỏ dành cho bạn:

Tùy theo từng trường hợp mà Google Ads hiển thị các quảng cáo khác nhau. Nhưng tôi thấy có 2 đoạn trích giàu thông tin xuất hiện trên SERP phổ biến nhất hiện nay là: “Mọi người cũng hỏi” và “ Các tìm kiếm liên quan”. 

Chúng cung cấp cho bạn những ý tưởng/cụm từ mà mọi người thường tìm kiếm. Nhờ đó, bạn có thể tìm kiếm được nhiều ý tưởng từ khóa mới. Trường hợp này chính là sự kết hợp giữa truy vấn thông tin và truy vấn giao dịch.

898npYibmRShP48wSFIk82p
ggZcYXPXSBEPLepMFe5aEHv5yZftUiaULlaS1qSSLAt4uot2j7K7LMsCPvPuQ8F4J92NQs5aWiqxq0WCo0xoAlg wSx6OZ0cpSzuUTyZ ZY7NwzzUv5d4qjqubecJV 9argJDT04
Tham khảo các đoạn trích để có thêm ý tưởng từ khóa

Bạn có thể thấy rõ các kết quả giống hệt nhau trong SERPChecker như sau:

IUkefstG6KD OVcR0JWb867h0kEDxQx8yiJenQq9zLm3hFw8eCr1VQXijvd6FFxx25dYKYZDw0a9U3ID9VjgszxwgWomuqNTgWqaLhF2m Wzxd3W3caBSgyIG6oEjU6Z
Công cụ SERPChecker

Tìm ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ

Ngay khi bạn tìm được những đối thủ cạnh tranh của mình, hãy tập trung nghiên cứu làm sao để website của bạn được xếp hạng cao hơn họ.  

Bạn có thể tìm kiếm và phân tích đối thủ cạnh tranh của mình theo 3 cách dưới đây:

  •  Google Search
  • Các công cụ nghiên cứu từ khóa
  • Các công cụ SERP analysis

Google Search

Trước đây, mọi người thường cài đặt một trong số các tiện ích mở rộng của SEO và các thanh công cụ. Tiếp đến, nhập một truy vấn tìm kiếm (các từ khóa đã được chọn từ trước) trong Google Search. Sau đó, phân tích các kết quả nhận được.

Tuy nhiên, gần đây, Google đã thay đổi các cài đặt mang tính bản địa hóa. Do đó, tùy thuộc vào vị trí của người dùng mà Google sẽ hiển thị những kết quả tìm kiếm chính xác khác nhau.

Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể thực hiện 2 giải pháp sau đây:

  • Nhập tìm truy vấn tìm kiếm trong trong tab ẩn danh
  • Sử dụng các công cụ dành cho những nhà phát triển trình duyệt trong Google Chrome và cài đặt tọa độ GPS tùy chỉnh.

Tuy nhiên, cách này không mấy khả thi và có vẻ khá bất tiện. Bởi bạn sẽ gặp nhiều hạn chế và phải chuyển đổi giữa các tab trình duyệt liên tục.

Các công cụ nghiên cứu từ khóa

Một cách khác mà bạn nên sử dụng để phân tích đối thủ cạnh tranh chính là sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa với SERP Analysis. Bạn có thể bao quát toàn bộ quá trình nghiên cứu từ khóa, nhận được thông tin đầy đủ. Nhờ đó, quá trình phân tích kết quả tìm kiếm diễn ra dễ dàng hơn.

Khi lựa chọn công cụ phân tích từ khóa, bạn cần lưu ý những tính năng sau đây:

  • Đưa ra kết quả chính xác cho từng vị trí cụ thể
  • Có bản xem trước SERP
  • Các đoạn trích giàu thông tin xuất hiện trên SERP như hộp trả lời của Google, Google Ads, các đoạn thông tin trả lời truy vấn của người dùng, các quảng cáo xoay vòng,…Những thứ này có ảnh hưởng lớn đến mức độ liên quan của từ khóa, tỷ lệ nhấp tự nhiên và khả năng được nằm trong trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm.

Hình dưới đây chính là một ví dụ về SERP analysis trong công cụ KWFinder. Bạn có thể phân tích những số liệu dưới đây cho từng URL trong trang kết quả tìm kiếm đầu tiên:

  •  Domain authority (DA – khả năng xếp hạng của website trên SERP)
  • Page authority (PA – độ uy tín của từng trang một)
  • Citation flow (CF – độ ảnh hưởng của một URL)
  • Trust flow (TF – mức độ tin cậy)
  • Links – Số lượng external link
  • FB – Số lượng chia sẻ trên Facebook
  • Link Profile Strength (LPS – chỉ số này giúp bạn biết được cần bao nhiêu liên kết để xếp hạng cho từ khóa)
  • EV – Lượng truy cập ước tính
Rvdlio7IS r2QpNUq8J5gCk6aTqmQ9VehhATeGOkD277KxfSwZYxYgvbeBci1PKiuaiDFxxjkC997vGF cqrSOhclSf0jqkUyadx7FDHvxn
 Sử dụng công cụ KWFinder 

Các số liệu này xác định thẩm quyền của các URL trên SERP. Phân tích chúng và so sánh với các số liệu của website của bạn để xác định khả năng đánh bại chúng.

Tip nhỏ dành cho bạn:

Đừng chỉ xem xét các số liệu rồi vội vàng đưa ra chiến lược tối ưu hóa cho một từ khóa cụ thể. Chúng chỉ đóng góp một phần nhỏ để giúp bạn sớm hoàn tất công việc của mình. LPS chủ yếu dựa trên hồ sơ liên kết của URL. 

Tuy nhiên, website của bạn cũng có thể xếp hạng top mặc dù nó có DA thấp và/hoặc không có bất cứ backlink nào. Thế nhưng, hiện nay, vẫn chưa ai có thể kiểm chứng được việc thuật toán Google sẽ xếp hạng các website có DA thấp nằm ở vị trí cao hơn các website có DA cao.

Các công cụ SERP analysis

Bạn có thể thực hiện những phân tích sâu hơn với các công cụ SERP analysis. Hiện nay, đa số các SEOer thường sử dụng công cụ SERPChecker nhằm:

  • So sánh website của bạn với website của đối thủ cạnh tranh
  • Lựa chọn từ hơn 45 chỉ số SEO
  • Phân tích các tính năng của Google SERP

·         …

Bạn có thể xem thêm các chỉ số trong hình chụp màn hình kết quả tìm kiếm dưới đây:

Công cụ SERPChecker 

Tóm lại, đây là một số lưu ý trong quá trình thực hiện SERP Analysis:

  • SERP Analysis giúp bạn quyết định bạn có đang nhắm mục tiêu đến một từ khóa liên quan hay không
  • Các chỉ số SEO bổ sung sẽ giúp bạn phân tích đối thủ cạnh tranh của mình và khả năng đánh bại họ như thế nào
  • Kiểm tra kết quả tìm kiếm theo vị trí cụ thể. Bạn nên sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa để đảm bảo bạn chọn đúng từ khóa
  • Các tính năng SERP của Google như answer boxes, featured snippets, AdWords,… sẽ làm giảm số lượng người truy cập vào các kết quả không phải trả tiền (Organic results).

Lời kết

SERP analysis là việc phân tích các chỉ số SEO kết hợp với ý định tìm kiếm của người dùng. Để quá trình này diễn ra dễ dàng hơn, bạn nên sử dụng các công cụ hỗ trợ chuyên biệt. Một khi đã có được kết quả, bạn sẽ đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để tìm hướng phát triển cho website của mình.

Đỗ Anh Việt (Vincent Do), là một chuyên gia SEO với 10 năm kinh nghiệm, chuyên sâu về Topical authority, semantic web và Content Marketing. Không dừng tại SEO Website, Việt còn nghiên cứu về tỉ lệ chuyển đổi trên website, email marketing và Inbound Marketing.

Với đam mê chia sẻ SEO, Việt cũng có kênh youtube 40.000+ subscriber, lẫn group cộng đồng SEO 70.000+ người hiện tại. Việt đang là một trong những KOL trong ngành SEO tại Việt Nam.

Ngoài là CEO tại GTV SEO, Việt còn đam mê về lĩnh vực AI, ứng dụng AI trong marketing mang lại sự tối ưu về thời gian và hiệu quả cho doanh nghiệp nói chung.

Vincent Do
Khám phá nhiều chủ đề khác