KOC là gì? Sự khác nhau giữa KOC và KOL Marketing 2023

Với sự bùng nổ làn sóng Livestream trên các nền tảng Social Media nhất là Tiktok. Trong 2 năm trở lại đây, thuật ngữ KOC ra đời và ngày càng nhiều KOL/Influencer chuyển hướng qua KOC marketing. Mặc dù KOC còn khá mới nhưng lại đang dần thay thế xu hướng KOL và tác động mạnh mẽ đến quyết định của người mua hàng. Vậy KOC là gì? Đâu là sự khác biệt giữa KOC và KOL? Hãy cùng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.

koc là gì
KOC là gì?

Tiếp theo, họ sẽ làm video hoặc đăng tải các bài viết và chia sẻ thông tin đến nhóm người đang theo dõi họ. Số lượng người theo dõi của KOC đa số nhỏ hơn nhiều so với KOL, tuy nhiên nó vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Xu hướng KOC được đánh giá mang đến tác động mạnh mẽ với người tiêu dùng hơn KOL.

Sự khác khau giữa KOC và KOL là gì?

Để so sánh sự khác biệt cơ bản giữa KOL và KOC, tôi sẽ đánh giá dựa trên 3 tiêu chí sau đây: mức độ phổ biến, quy mô khán giả và tính chuyên môn.

1. Mức độ phổ biến

KOL là gì? KOL sẽ là những người có tầm ảnh hưởng, sở hữu lượng Follower lớn trên các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Instagram hoặc YouTube. Họ có chức năng giúp người tiêu dùng biết đến sản phẩm. Nhãn hàng sẽ liên hệ trực tiếp với các KOL, ký hợp đồng hợp tác dựa trên báo giá của từng cá nhân.

Khác với KOLs, KOC sẽ là những người nhận sản phẩm hoặc bỏ tiền mua sản phẩm và và trực tiếp trải nghiệm. Sau đó, họ bắt đầu đánh giá và xem xét sản phẩm và chia sẻ những ưu nhược điểm về sản phẩm mà họ trải nghiệm tới Followers của họ.

KOC có thể nhận được hoa hồng dựa trên việc dẫn link Affiliate ( Hình thức tiếp thị liên kết) hoặc nhận được hoa hồng booking từ nhãn hàng. KOL sẽ tiếp cận được khách hàng mạnh mẽ hơn, có độ uy tín cao hơn so với KOL ở thời điểm hiện tại.

KOC và KOL
Sự khác nhau giữa KOC và KOL

2. Quy mô khán giả

KOLs sẽ được phân cấp dựa trên tầm ảnh hưởng, số lượng người theo dõi họ trên các nền tảng sáng tạo nội dung số như: YouTube, Facebook, Instagram hoặc Tiktok. Số lượng Followers có thể dao động từ 50.000 người đến hàng triệu người.

Người có tầm ảnh hưởng càng lớn, giá booking càng cao vì vậy tùy vào từng chiến dịch mà thương hiệu có thể lựa chọn những KOL có mức giá booking hợp lý, đem lại hiệu quả tối ưu cho hoạt động marketing.

số lượng người theo dõi kol và koc
KOL có số lượng người theo dõi lớn hơn rất nhiều lần so với KOC

KOC đa số có lượng người theo dõi thấp hơn so với KOL. Tuy nhiên, họ lại là những người nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng nhiều hơn so với KOL. Họ là những người đứng trên cương vị người tiêu dùng và đưa ra đánh giá khách quan về sản phẩm. Vì vậy, dù sở hữu lượng Follower thấp hơn nhưng hiệu quả đem lại có thể khiến bạn bất ngờ.

Hơn nữa KOC Việt Nam sẽ dựa vào độ uy tín và sự tin tưởng của khách hàng để đánh giá tầm ảnh hưởng của KOC. Đặc biệt trên nền tảng mạng xã hội Tiktok, lượng Followers không quyết định đến số lượng người tiếp cận được video.

3. Tính chuyên môn

KOLs sẽ là những nhóm người có tầm ảnh hưởng lớn hoặc có hiểu biết chuyên môn sâu rộng trong một lĩnh vực nhất định. Dựa trên những kiến thức và độ uy tín của mình, KOLs sẽ nhận hợp đồng quảng cáo từ các nhãn hàng và thuyết phục người mua sử dụng sản phẩm.

Ngược lại, KOC lại không cần quá am hiểu về sản phẩm, họ sẽ đứng trên cương vị là người mua hàng, người tiêu dùng thực tế trải nghiệm sản phẩm, sau đó đưa ra những đánh giá mang tính cá nhân.

Hiện nay, nếu so sánh và độ tin tưởng của người tiêu dùng giữa KOL và KOC thì KOC là nhóm người nhận được sự tin tưởng cao hơn. Họ không trực tiếp quảng cáo cho bất cứ nhãn hàng nào. Bên cạnh đó, KOLs hiện nay nếu quảng cáo và dẫn dắt người mua không khéo sẽ gây ra phản ứng ngược, khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào sản phẩm.

Làm sao để đánh giá chất lượng KOC?

Để chiến dịch marketing trở lên hiệu quả, các nhãn hàng cần đánh giá đúng chất lượng của các KOC để đưa ra lựa chọn hợp lý và chính xác nhất. Có 3 tiêu chí để đánh giá chất lượng KOC hiện nay: Relevant, Performance và Growth. Trong đó:

  • Relevant: Đây là chỉ số đánh giá độ Viral của những nội dung KOL chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội. Đồng thời, nó sẽ là tiêu chí để đánh giá mức độ phù hợp của KOL với nhãn hàng và ngành hàng.
  • Với nhóm KOL có hiểu biết chuyên môn cao về ngành hàng thì tỷ lệ Relevant tương đối cao, giao động từ 60 – 70%. Từ đó có thể đánh giá được chiến dịch có đem lại hiệu quả hay không.
  • Performance: Đây là chỉ số đánh giá mức độ hiệu quả đối với doanh thu mà KOL thu về cho nhãn hàng thông qua hoạt động quảng cáo và truyền thông về sản phẩm.
  • Những KOL có khả năng sáng tạo những nội dung thu hút, đánh trúng tâm lý nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ được đánh giá là KOL có tầm ảnh hưởng lớn.
  • Growth: Để chiến dịch Influencer Marketing đem lại hiệu quả tối ưu, thương hiệu cần liên tục đổi mới và sáng tạo các nội dung khác nhau dựa trên những thông tin về sản phẩm.
  • Dựa trên việc cập nhật xu hướng của người tiêu dùng liên tục, nhãn hàng sẽ lựa chọn những KOL sở hữu lượng fan là nhóm đối tượng khách hàng doanh nghiệp hướng tới để có được chiến dịch quảng bá thành công nhất.

KOC kiếm tiền như thế nào?

KOC đã trở thành một nghề thịnh hành hiện nay, nguồn thu nhập KOC cũng khá nhiều và không thua kém các Influencer. KOC có thể kiếm tiền bằng nhiều cách như:

  • Làm Affiliate Marketing: KOC sẽ review sản phẩm đã sử dụng và gắn link sản phẩm qua bio trên Tiktok, Facebook, YouTube, Instagram…KOC sẽ nhận được hoa hồng khi người dùng mua hàng trên những liên kết mà KOC giới thiệu.
  • Livestream trên Tiktok, Tiktok Shop: KOC sẽ được các chủ shop booking để trò chuyện và bán hàng, đặc biệt người dùng có thể mua hàng ngay trên link Tiktok Shop mà KOC đã gắn khi livestream.
  • Nhận booking PR và tham gia sự kiện: Các KOC nổi tiếng kiếm tiền qua booking của các nhãn hàng nổi tiếng để trải nghiệm dịch vụ và tham gia các sự kiện ra mắt sản phẩm.
koc kiếm tiền qua PR tiếp thị liên kết
KOC kiếm từ thông qua việc PR sản phẩm hay tiếp thị liên kết

Mục tiêu khi sử dụng KOL và KOC

Cả KOC và KOL đều là những nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong chiến dịch truyền thông, quảng bá của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cách sử dụng KOC và KOL lại có phần khác nhau.

Nhãn hàng sẽ sử dụng KOL với mục đích tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng độ phủ của sản phẩm trên thị trường. Người tiêu dùng biết đến sản phẩm nhiều hơn, KOL có thể trở thành người đại diện cho nhãn hàng đó.

Ví dụ: Khi nhãn hàng ra mắt bất kỳ sản phẩm nào, dựa trên nhóm đối tượng khách hàng họ hướng tới phù hợp với tệp Fan của những KOL nào, họ sẽ mời những KOL đó đến dự lễ ra mắt sản phẩm hoặc đăng tải các nội dung quảng bá về sản phẩm đó.

Ngược lại, KOC sẽ là những người chịu trách nhiệm trải nghiệm và đưa ra đánh giá chân thực về sản phẩm. Từ đó làm tăng độ tin tưởng của khách hàng về sản phẩm, khiến khách hàng ra quyết định mua.

mục tiêu sử dụng koc và kol
Rất nhiều KOL và KOC đã được mời đến để giới thiệu về sản phẩm mới

Mới đây “Hiệp hội hạt gạo làng ta” đã cho  ra mắt sản phẩm mới có tên gọi là “Cơm lứt huyết rồng”. Tại sự kiện ra mắt rất đông các bạn là Tiktoker, KOL, KOC được mời đến dùng thử sản phẩm và review.

Tính xác thực giữa KOL và KOC

Hiện nay, với mỗi một chiến dịch quảng cáo sản phẩm thương hiệu sẽ liên hệ với nhiều KOL để quảng bá cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, nhiều trường hợp quảng cáo sản phẩm sai sự thật, “tâng bốc” sản phẩm quá đà khiến khách hàng dần mất niềm tin vào những thông tin KOL chia sẻ.

Họ là những người tiêu dùng thông minh và nhạy cảm, vì vậy họ sẽ trở lên dè chừng với những nội dung đậm chất PR về sản phẩm.

Thay vì thế, KOC lại chiếm ưu thế hơn trong lòng người tiêu dùng khi họ chính là người đứng trên cương vị người tiêu dùng và trải nghiệm sản phẩm. Họ sẽ đưa ra cả những ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm dựa trên đánh giá chủ quan của chính bản thân họ.

Vì thế, người tiêu dùng tin tưởng sử dụng sản phẩm hơn, đồng thời có ấn tượng tốt hơn về thương hiệu nếu sản phẩm thực sự tốt.

Tại sao KOC đang dần thay thế KOLs?

Khách hàng thời đại 4.0 hiện nay là những người tiêu dùng vô cùng thông minh. Họ luôn tìm kiếm rất kỹ thông tin về sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua hàng.

Vì vậy, nếu KOLs mang lại tác dụng chính là tăng độ phủ của sản phẩm trên thị trường là chưa đủ, nó không thể tác động mạnh mẽ đến việc ra quyết định mua của người tiêu dùng như KOC.

KOC mang đến những đánh giá khách quan về cả mặt ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm. Do đó, ngày càng nhiều nhãn hàng đang dần ưu tiên lựa chọn KOC trong chiến dịch quảng cáo sản phẩm của mình. Dưới đây là 3 lý do chính khiến giải đáp xu hướng KOC đang dần thay thế KOLs.

Chi phí booking KOC thấp hơn KOL/Influencers

Giá book KOC thường thấp hơn so với KOLs. Trong khi đó KOC sẽ là những người chủ động bỏ tiền để mua và trải nghiệm sản phẩm sau đó nhận hoa hồng dựa trên số lượng đơn hàng phát sinh.

Hoặc nhãn hàng có thể chủ động gửi sản phẩm tới KOC và nhờ họ trải nghiệm và đưa ra đánh giá. Vì vậy, doanh nghiệp có thể thấy được doanh thu thực tế mà mỗi KOC đem lại sau mỗi chiến dịch.

Tăng doanh thu hiệu quả

Bằng việc cắt được khoản chi phí vô cùng lớn phải bỏ ra ban đầu nếu book KOLs, nhãn hàng có thể gửi sản phẩm đến KOC. KOC sẽ sử dụng và làm video hoặc lên bài viết chia sẻ cảm nhận thực tế của họ khi sử dụng sản phẩm.

Vì vậy, đánh giá chủ quan sẽ đem đến trải nghiệm thực tế với người tiêu dùng, giúp gia tăng quyết định mua hàng và tăng doanh thu hiệu quả cho doanh nghiệp.

Đánh giá của KOC tác động mạnh mẽ đến quyết định mua hàng

Thực tế cho thấy 2/3 người tiêu dùng cho rằng các đánh giá trực tuyến là một phần trong quyết định mua hàng của họ. KOC dưới vai trò là một người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm rồi đưa ra những ưu và nhược điểm của sản phẩm một cách chân thực nhất sẽ dễ dàng thu hút được khách hàng.

Tại sao nên làm marketing với KOC

KOC hiện nay đang là một hình thức Marketing vô cùng hiệu quả. Mặc dù là nhóm đối tượng khá mới mẻ trên thị trường.

Tuy nhiên, do đứng trên cương vị người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm nên nhận được sự tin tưởng của khách hàng, khách hàng có cảm tình với thương hiệu. Không chỉ vậy, KOC đóng vai trò quan trọng trong vòng đời của khách hàng

  • Trước khi ra mắt: KOC với những hiểu biết của mình về sản phẩm sẽ thu thập phản hồi của các khách hàng. Dựa trên những phản hồi đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các cuộc thử nghiệm sản phẩm với chi phí thấp mà đem lại hiệu quả cao
  • Sau khi ra mắt: KOC có thể đề xuất các phương hướng để xây dựng niềm tin của khách hàng với thương hiệu. Từ đó làm tăng nhận biết của khách hàng về thương hiệu, tăng tỷ lệ chuyển đổi.
  • Giai đoạn trưởng thành của sản phẩm: KOC có chức năng giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, liên tục cập nhật xu hướng.

Dựa trên vai trò của KOC trong vòng đời của khách hàng, có thể thấy trong tương lai việc kết hợp giữa KOC và CRM sẽ đem đến cơ sở dữ liệu người dùng chính xác và chân thực. Góp phần nâng cao tính hiệu quả của các chiến dịch marketing.

Tham khảo Video “Kinh nghiệm 5 năm Tự học Digital Marketing” của Vincent Do

Cách sử dụng KOC review chân thật nhất

Việc KOC review sản phẩm không khéo, tâng bốc sản phẩm quá đà thường hiến KOC và sản phẩm đó bị khách hàng liệt vào Blacklist. Việc review không chân thực, tâng bốc các tính năng sản phẩm mang lại, khác xa với thực tế của sản phẩm đã gây ra nhiều tác động ngược.

Điều này xảy ra thường xuyên trong lĩnh vực F&B. Để khắc phục tình trạng trên bạn bên sử dụng nguyên lý 80/20 có nghĩa 20% lời chê sẽ nhận được 80% sự tin tưởng. Nguyên lý gốc được phát minh bởi nhà kinh tế Pareto người Ý: “20% nguyên nhân tạo ra 80% kết quả”.

Nếu bài review có 80% lời khen và lời chê chiếm 20% sẽ nhận được sự tin tưởng từ người tiêu dùng cao hơn. Có thể thấy rằng, KOC đang là một nghề vô cùng phát triển và có khả năng sẽ lấn át KOLs trong tương lai dựa trên sự tin tưởng của người tiêu dùng. Các nhãn hàng, doanh nghiệp cần cập nhật xu hướng kể trên để tận dụng nhằm nâng cao hiệu quả cho chiến dịch quảng bá sản phẩm của mình.

Qua bài viết này, tôi mong rằng bài viết của mình sẽ mang đến thật nhiều thông tin bổ ích về những vấn đề liên quan đến KOC là gì hay sự khác biệt giữa KOL và KOC giúp bạn đánh giá đúng đắn, và từ đó đưa ra chiến lược marketing phù hợp cho doanh nghiệp. Chúc bạn thành công!

Xem thêm bài viết:

GTV SEO, do Vincent Đỗ sáng lập, là công ty SEO hàng đầu cung cấp các giải pháp SEO, Inbound Marketing toàn diện, giúp bạn nâng tầm thương hiệu và đạt được mục tiêu kinh doanh.
Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về SEO, GTV SEO cam kết mang đến cho bạn những kiến thức chuyên sâu SEO và Inbound Marketing hiệu quả nhất qua các chủ đề: Strategies, Content, Technical, Entity, Conversion,…
GTV SEO luôn cập nhật những xu hướng SEO mới nhất và áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất để mang đến cho bạn những những kiến thức hữu ích nhất.

GTV SEO Team
Khám phá nhiều chủ đề khác