Storytelling là gì? Cách tạo Content Storytelling chạm đến khách hàng

Storytelling trong Marketing là việc sử dụng câu chuyện thu hút để truyền tải thông điệp thương hiệu, tạo kết nối cảm xúc với khách hàng. Đây là công cụ không thể thiếu giúp thương hiệu xây dựng mối quan hệ tích cực với đối tượng mục tiêu, thúc đẩy sự tương tác và xây dựng lòng trung thành của người dùng với thương hiệu.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ Storytelling là gì, các yếu tố và nguyên tắc xây dựng câu chuyện thu hút và các bước chi tiết giúp bạn tạo ra chiến lược Storytelling thành công. Áp dụng những nội dung dưới đây sẽ giúp bạn tăng hiệu quả thành công đáng kể, giúp tương tác và kết nối mạnh mẽ với khách hàng mục tiêu trong chiến dịch Marketing của mình!

Storytelling là gì?

Storytelling là nghệ thuật sử dụng ngôn từ và hình ảnh để kể một câu chuyện nhằm truyền tải thông điệp cụ thể. Trong Marketing, Storytelling là cách thức mà thương hiệu xây dựng câu chuyện xoay quanh sản phẩm hoặc dịch vụ của họ, nhằm tạo ra sự đồng cảm và kết nối với khách hàng.

Storytelling là gì
Storytelling là gì

Sự khác biệt giữa Storytelling và nội dung thông thường nằm ở cách tiếp cận. Nội dung thông thường tập trung vào việc cung cấp thông tin, trong khi Storytelling tạo ra một câu chuyện có cốt truyện, nhân vật và cảm xúc, giúp thông điệp trở nên sống động và dễ nhớ hơn.

Thay vì nói “Sản phẩm A có tính năng X, Y, Z”, Storytelling sẽ kể câu chuyện về cách sản phẩm A đã thay đổi cuộc sống của một người như thế nào.

mô tả sản phẩm đơn giản và câu chuyện về sản phẩm
Mô tả sản phẩm đơn giản và câu chuyện về sản phẩm

Các loại Storytelling trong Content Marketing

Storytelling trong Content Marketing có nhiều hình thức đa dạng, mỗi loại đều có những đặc điểm và ưu điểm riêng. Dưới đây là 4 loại storytelling thường gặp:

Brand Storytelling

Brand Storytelling tập trung vào câu chuyện về quá trình hình thành, sứ mệnh và giá trị của thương hiệu. Loại Storytelling này giúp xây dựng kết nối cảm xúc với khách hàng thông qua việc chia sẻ câu chuyện về nguồn gốc hoặc những cột mốc quan trọng của thương hiệu.

Data Storytelling

Data Storytelling sử dụng dữ liệu để kể một câu chuyện, giúp thông tin phức tạp trở nên dễ hiểu và gần gũi hơn với người đọc. Phương pháp này biến các con số thống kê thành những insight có ý nghĩa đối với khán giả.

Một ví dụ điển hình của Data storytelling là chiến dịch “Spotify Wrapped” hàng năm. Spotify tổng hợp dữ liệu nghe nhạc của người dùng và biến chúng thành một câu chuyện cá nhân hóa, cho phép người dùng nhìn lại một năm âm nhạc của mình qua các con số và biểu đồ trực quan.

Visual Storytelling

Visual Storytelling sử dụng hình ảnh, video và infographic để truyền tải câu chuyện. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả trên các nền tảng thiên về định dạng hình ảnh và video như Instagram, YouTube và Tiktok.

Digital Storytelling

Digital Storytelling tận dụng các công cụ kỹ thuật số như blog, mạng xã hội để tạo ra và chia sẻ câu chuyện. Phương pháp này cho phép thương hiệu kể câu chuyện trên nhiều nền tảng và tăng khả năng tương tác với người xem.

bốn loại content Storytelling
Bốn loại content Storytelling

Yếu tố chính của nghệ thuật Storytelling

Để tạo ra Content  Storytelling chất lượng, bạn cần đảm bảo có các yếu tố chính sau:

  • Xây dựng nhân vật: Nhân vật trong câu chuyện cần có tính cách rõ ràng và tạo ra sự kết nối cảm xúc với người nghe. Khi xây dựng nhân vật bạn cần lưu ý rằng họ phải phản ánh được nhu cầu và đặc điểm của đối tượng khách hàng mục tiêu. Ví dụ, khi kể về một sản phẩm chăm sóc da, nhân vật chính có thể là một phụ nữ bận rộn đang tìm kiếm giải pháp chăm sóc da hiệu quả.
  • Xung đột và giải quyết: Xung đột là yếu tố giúp câu chuyện trở nên cao trào và hấp dẫn. Trong Marketing, xung đột thường là những vấn đề mà khách hàng gặp phải, và giải pháp chính là sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu. Ví dụ, câu chuyện về một doanh nhân gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian và cách một ứng dụng quản lý công việc giúp họ giải quyết vấn đề.
  • Bối cảnh: Bối cảnh giúp câu chuyện trở nên chân thực và gần gũi với người đọc hơn. Nó có thể là các trường hợp khách hàng mục tiêu thường sử dụng sản phẩm của bạn hoặc những bối cảnh có liên quan đến đặc điểm sản phẩm. Ví dụ, khi kể về một loại cà phê đặc biệt, bối cảnh có thể là vùng đất trồng cà phê với khí hậu và đất đai đặc trưng.
  • Lời kêu gọi hành động: Bạn hãy kết thúc câu chuyện bằng một lời kêu gọi hành động rõ ràng để tạo chuyển đổi hiệu quả. Điều này có thể là gợi ý dùng thử sản phẩm, truy cập website, hoặc tham gia cộng đồng của thương hiệu.
cấu trúc của một câu chuyện hấp dẫn
Cấu trúc của một câu chuyện hấp dẫn

Nguyên tắc G-R-E-A-T trong Storytelling

Nguyên tắc G-R-E-A-T là một công thức hiệu quả để tạo ra những câu chuyện Storytelling thu hút và để lại ấn tượng với người xem:

  • G (Glue – Keo dính): Nguyên tắc này đề cập đến việc thông điệp cần truyền tải phải phù hợp và kết nối với niềm tin của đối tượng mục tiêu. Để làm được điều này, bạn cần phải nghiên cứu kỹ tâm lý và quan điểm sống của nhóm khách hàng mục tiêu của mình.
  • R (Reward – Phần thưởng): Một câu chuyện hay phải mang lại giá trị như là phần thưởng cho khán giả. Bạn phải cho người xem biết họ sẽ nhận được gì, sẽ thành công như thế nào khi cũng sử dụng sản phẩm như nhân vật trong câu chuyện của bạn. Điều này sẽ cho họ động lực để thử các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp của bạn nhiều hơn.
  • E (Emotion – Cảm xúc): Storytelling để lại ấn tượng nhất khi nó khơi gợi và đánh đúng vào cảm xúc của người xem. Bạn phải hiểu kỹ suy nghĩ, cảm xúc của khách hàng để xây dựng những câu chuyện trong Storytelling có tác động mạnh mẽ đến những cảm xúc của họ.
  • A (Authentic – Chân thực): Dù câu chuyện của bạn có hay và hấp dẫn đến đâu, nếu nó không đảm bảo được sự chân thực sẽ không thể thuyết phục được người xem. Vì vậy, khi xây dựng câu chuyện bạn phải dựa trên các sự kiện có thật, và các yếu tố phản ánh đúng với chất lượng sản phẩm/dịch vụ thực tế của bạn. Bằng cách này, khách hàng sẽ tin tưởng thương hiệu của bạn nhiều hơn thông qua Storytelling
  • T (Target – Mục tiêu): Câu chuyện phải nhắm đúng đối tượng mục tiêu, đáp ứng nhu cầu và sở thích cụ thể của họ. Với mỗi đối tượng mục tiêu khác nhau sẽ có những hành vi, sở thích, cảm xúc khác nhau. Bạn hãy nghiên cứu thật kỹ từng đối tượng và tạo ra câu chuyện phù hợp, hạn chế xây dựng câu chuyện nhắm đến nhiều đối tượng cùng lúc.
nguyên tắc G-R-E-A-T
Nguyên tắc G-R-E-A-T

Bằng cách áp dụng nguyên tắc G-R-E-A-T, các thương hiệu có thể tạo ra những câu chuyện không chỉ hấp dẫn mà còn có tác động lâu dài đến khán giả, từ đó tăng cường hiệu quả của chiến lược Content Marketing.

nguyên tắc G-R-E-A-T
nguyên tắc G-R-E-A-T

Các bước tạo Chiến lược Content Storytelling hiệu quả

1.     Xác định đối tượng mục tiêu

Hiểu rõ đối tượng mục tiêu là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc xây dựng chiến lược Storytelling. Việc xây dựng chân dung đối tượng mục tiêu chi tiết sẽ giúp bạn điều chỉnh cách tiếp cận Storytelling phù hợp cho từng phân khúc khách hàng. Bạn cần nghiên cứu kỹ thông tin về nhân khẩu học, hành vi, vấn đề và mong muốn của khách hàng.

Để thu thập thông tin này, bạn có thể sử dụng:

  • Google Analytics để phân tích hành vi người dùng trên website
  • Khảo sát trực tuyến hoặc offline để thu thập ý kiến trực tiếp
  • Công cụ social listening để nắm bắt xu hướng của khách hàng mục tiêu

2.     Xác định thông điệp cốt lõi

Câu chuyện của bạn cần truyền tải một thông điệp rõ ràng, phù hợp với giá trị và mục tiêu của thương hiệu. Khi xác định thông điệp cốt lõi, hãy tập trung vào điều mà bạn muốn khán giả nhớ nhất sau khi tiếp cận với câu chuyện của bạn.

Ví dụ: Nếu thương hiệu của bạn tập trung vào tính bền vững, thông điệp cốt lõi có thể xoay quanh trách nhiệm với môi trường.

3.     Xây dựng cốt truyện

Để xây dựng cốt truyện Storytelling hấp dẫn bạn có thể khai thác những cách kể chuyện ấn tượng và thu hút như sau:

  • “Từ xấu đến tốt”: Cốt truyện này so sánh một tình huống trước và sau khi một sự thay đổi nào đó diễn ra, giúp nhân vật thay đổi và tốt hơn.
  • “Vượt qua con quái vật”: Khai thác cách mà nhân vật chính vượt qua nỗi sợ hãi và sự lo lắng của họ.
  • “Hành trình của anh hùng”: Nhân vật chính đi vào một cuộc “hành trình” để vượt qua những thách thức và đạt được thành công.

Ngoài ra để giữ cho người xem luôn hứng thú với câu chuyện, bạn hãy sáng tạo thêm trong cách tiếp cận Storytelling như kết hợp các kỹ thuật kể chuyện như hài hước, hồi hộp hoặc bí ẩn và thêm vào những bước ngoặt bất ngờ hoặc góc nhìn độc đáo.

Một điều cần lưu ý khi xây dựng cốt truyện là chúng phải đảm bảo được tính thuyết phục với người xem. Để tăng tính thuyết phục cho câu chuyện, bạn hãy kết hợp thêm các yếu tố như ví dụ thực tế, số liệu thống kế và các feedback từ khách hàng.

4.     Tích hợp giọng điệu thương hiệu

Giọng điệu của câu chuyện phải phù hợp với tổng thể giọng điệu của thương hiệu. Điều này giúp cho câu chuyện của bạn trở nên gần gũi và dễ hiểu hơn với khách hàng, giúp họ dễ dàng nhớ đến thương hiệu của bạn và tạo sự hứng thú muốn tìm hiểu thêm về thương hiệu của bạn.

Để tích hợp giọng điệu thương hiệu vào trong câu chuyện của mình, bạn có thể sử dụng các yếu tố như cách diễn đạt, hình ảnh phù hợp với phong cách và bộ nhận diện của thương hiệu bạn. Ví dụ với thương hiệu có tệp khách hàng là người trẻ tuổi, bạn có thể khai thác cách kể chuyện hài hước và gần gũi.

5.     Đo lường và tối ưu hóa hiệu suất Storytelling

Để đo lường hiệu quả của Storytelling, bạn có thể sử dụng công cụ như Google Analytics, insights mạng xã hội và heatmap để theo dõi cách khán giả tương tác với nội dung của bạn và tối ưu cho nội dung tiếp theo.

Ví dụ, khi phân tích dữ liệu, cho thấy video Storytelling ngắn có tỷ lệ tương tác cao hơn, hãy điều chỉnh chiến lược để tạo ra nhiều nội dung dạng này hơn trong các chiến dịch tương lai.

 các bước tạo chiến lược Storytelling
Các bước tạo chiến lược Storytelling

Bằng cách tuân theo các bước này, bạn có thể xây dựng một chiến lược content Storytelling hấp dẫn, tạo được sự kết nối sâu sắc với khán giả và đạt được mục tiêu Marketing của mình.

Mẹo tối ưu Storytelling cho SEO

Để tối ưu SEO giúp câu chuyện bạn xây dựng đạt thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm và tiếp cận với nhiều người xem, bạn hãy áp dụng một số phương pháp sau vào câu chuyện Storytelling:

  • Tích hợp từ khóa: Lồng ghép tự nhiên các từ khóa như vào nội dung mà không làm mất đi tính tự nhiên của câu chuyện.
  • Sử dụng hình ảnh và đa phương tiện: Tận dụng các yếu tố đa phương tiện như hình ảnh, video và infographic để cải thiện xếp hạng SEO và tăng sự tương tác của người dùng. Ví dụ: Tạo một video ngắn và nhúng vào bài viết, đồng thời tối ưu tiêu đề và mô tả video cho SEO.
  • Thêm các yếu tố tương tác: Sử dụng các yếu tố tương tác như khảo sát, câu đố hoặc các phần tử tương tác khác để thu hút người dùng và giữ họ ở lại trang lâu hơn, từ đó cải thiện các chỉ số SEO.

Case Study thương hiệu sử dụng Storytelling thành công

Vinamilk đã sử dụng Storytelling rất hiệu quả trong chiến dịch “Vươn cao Việt Nam”. Thay vì chỉ quảng cáo về sản phẩm sữa, Vinamilk kể câu chuyện về sự phát triển chiều cao của trẻ em Việt Nam, gắn liền với sự phát triển của đất nước.

Chiến dịch này không chỉ quảng bá sản phẩm mà còn tạo ra sự kết nối cảm xúc mạnh mẽ với người tiêu dùng Việt Nam, giúp Vinamilk xây dựng một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ, gắn liền với sự phát triển của đất nước.

Case Study thương hiệu sử dụng Storytelling thành công
Case Study thương hiệu sử dụng Storytelling thành công

Kết luận

Storytelling là phương pháp không thể thiếu, góp phần tạo ra sự thành công cho các chiến dịch Marketing. Bằng cách tạo ra những câu chuyện chạm đến cảm xúc, các thương hiệu có thể xây dựng mối quan hệ sâu sắc với khách hàng, tăng cường lòng trung thành và tạo sự khác biệt trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt.

Bất kỳ doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ, đều có thể tận dụng sức mạnh của kể chuyện để tạo ra kết nối có ý nghĩa với khách hàng. Bằng cách tuân theo các nguyên tắc và hướng dẫn trong bài viết, các Marketer có thể bắt đầu sử dụng Storytelling vào chiến lược Marketing của mình, từ đó tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh!

Câu hỏi thường gặp (FAQs)

Sự khác biệt giữa Storytelling và nội dung Marketing truyền thống là gì?

Storytelling tập trung vào việc tạo ra kết nối cảm xúc với khán giả thông qua câu chuyện, trong khi Marketing truyền thống thường nhấn mạnh vào tính năng sản phẩm. Storytelling giúp thương hiệu trở nên gần gũi và đáng nhớ hơn trong tâm trí khách hàng.

Làm thế nào Storytelling có thể cải thiện sự tương tác của khách hàng?

Storytelling giúp xây dựng mối quan hệ và nuôi dưỡng lòng trung thành bằng cách tạo ra sự đồng cảm và kết nối cảm xúc. Khi khách hàng cảm thấy được kết nối với câu chuyện của thương hiệu, họ có xu hướng tương tác nhiều hơn và trở thành những người ủng hộ lâu dài.

Storytelling chỉ hiệu quả đối với các thương hiệu lớn?

Không, doanh nghiệp ở mọi quy mô đều có thể tận dụng Storytelling để nâng cao trải nghiệm khách hàng. Thực tế, các doanh nghiệp nhỏ thường có lợi thế trong việc kể những câu chuyện chân thực và cá nhân hóa hơn.

Nền tảng nào tốt nhất cho content Storytelling?

Việc chọn nền tảng phụ thuộc vào đối tượng mục tiêu và mục tiêu nội dung. Ví dụ, Instagram và TikTok phù hợp cho visual Storytelling ngắn, trong khi blog và YouTube thích hợp cho những câu chuyện dài hơn, sâu sắc hơn. Điều quan trọng là phải hiểu khán giả của bạn thường xuyên lui tới đâu và điều chỉnh câu chuyện cho phù hợp với từng nền tảng.

GTV SEO Team

GTV SEO, do Vincent Đỗ sáng lập, là công ty SEO hàng đầu cung cấp các giải pháp SEO, Inbound Marketing toàn diện, giúp bạn nâng tầm thương hiệu và đạt được mục tiêu kinh doanh.
Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về SEO, GTV SEO cam kết mang đến cho bạn những kiến thức chuyên sâu SEO và Inbound Marketing hiệu quả nhất qua các chủ đề: Strategies, Content, Technical, Entity, Conversion,…
GTV SEO luôn cập nhật những xu hướng SEO mới nhất và áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất để mang đến cho bạn những những kiến thức hữu ích nhất.

Bài viết cùng chủ đề