Marketing Mix là gì? Update chiến lược Marketing Mix hiệu quả nhất 2024

Marketing Mix (Marketing hỗn hợp) là tập hợp các công cụ và chiến lược tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm của mình trên thị trường. Marketing Mix đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút khách hàng, định vị thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy doanh số bán hàng và tăng lợi nhuận.

Hiện nay có 4 loại chiến lược marketing mix phổ biến đó là: Marketing Mix 4P, Marketing 6P, Marketing Mix 7P và Marketing Mix 4C. Trong đó, Marketing Mix 4P bao gồm 4 yếu tố chính: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Phân phối (Place) và Xúc tiến (Promotion). Marketing Mix 6P mở rộng thêm 2 yếu tố là Con người (People) và Presentation (Cách trình bày). Còn Marketing Mix 7P mở rộng thêm 3 yếu tố so với Marketing Mix 4P đó là: Con người (People), Quy trình (Process) và Bằng chứng hữu hình (Physical Evidence). Cuối cùng, chiến lược Marketing Mix 4C gồm có: Khách hàng (Customer), Tiện ích (Convenience), Chi phí (Cost), Giao tiếp (Communication).

Và để làm rõ hơn về khái niệm Marketing Mix là gì? Marketing Mix đóng vai trò gì trong các chiến lược tiếp thị? Trong bài viết sau đây GTV SEO sẽ chia sẻ đến bạn đọc các chiến lược Marketing Mix hiệu quả nhất 2024 cũng như một số lưu ý quan trọng khi xây dựng chiến lược Marketing mix giúp doanh nghiệp giành lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh. Cùng tôi theo dõi ngay bài viết sau!

Marketing Mix là gì? Update chiến lược Marketing Mix hiệu quả nhất 2024
Marketing Mix là gì? Update chiến lược Marketing Mix hiệu quả nhất 2024

Marketing Mix là gì?

Marketing Mix hay còn gọi Marketing hỗn hợp là tập hợp các chiến thuật và công cụ được doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm/dịch vụ, nhằm đạt được mục tiêu tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Marketing Mix được ví như “kim chỉ nam” giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược Marketing toàn diện và hiệu quả, đồng thời thu hút khách hàng trở thành người tiêu dùng, người mua sản phẩm và dịch vụ đó.

Chiến lược Marketing Mix bao gồm 4 yếu tố cơ bản cấu thành: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Phân phối (Place) và Xúc tiến (Promotion). Hiểu một cách đơn giản, Marketing hỗn hợp giúp doanh nghiệp phân phối sản phẩm đến đúng nơi, đúng giá cả và đúng thời điểm.

Thuật ngữ Marketing mix được Neil Borden – Giáo sư Marketing tại Đại học Harvard đưa ra khái niệm về “Marketing Mix” vào năm 1948. Sau đó, vào năm 1960, giáo sư E. Jerome McCarthy từ Đại học Michigan State đã phát triển mô hình Marketing Mix 4P bao gồm 4 yếu tố chính: sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến. Mô hình 4P trở thành công cụ thiết yếu và được sử dụng rộng rãi trong nhiều thập kỷ qua và đồng thời còn được xem như nền tảng cho Marketing hiện đại.

So với mô hình Marketing mix truyền thống, Marketing mix hiện nay đã được phát triển thêm với mô hình 7P bao gồm: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Phân phối (Place), Xúc tiến (Promotion), Con người (People), Quy trình (Process) và Bằng chứng hữu hình (Physical Evidence). Mô hình 7P này được sử dụng rộng rãi để đáp ứng với những biến đổi không ngừng của môi trường kinh doanh, đặc biệt là sự phát triển bùng nổ của Internet và thời đại công nghệ số.

Dù có những thay đổi về số lượng của các yếu tố trong mô hình Marketing mix thế nhưng bản chất cốt lõi của Marketing mix vẫn là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố tiếp thị để đạt được mục tiêu kinh doanh. Sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố này tạo nên một chiến lược Marketing thống nhất và hiệu quả, giúp doanh nghiệp chinh phục thị trường và gia tăng lợi thế cạnh tranh.

Ví dụ về chiến lược Marketing Mix của Apple – Một trong những tập đoàn công nghệ thành công nhất thế giới nổi tiếng với các dòng sản phẩm như: Iphone, Ipad, Macbook, Apple Watch đình đám. Case Study thành công của Apple không chỉ đến từ sản phẩm mà còn nhờ chiến lược Marketing Mix hiệu quả, được xây dựng bài bản và triển khai sáng tạo, cụ thể chiến lược như sau:

  • Product (Sản phẩm): Apple tập trung vào thiết kế sản phẩm cao cấp, sang trọng, chú trọng vào trải nghiệm người dùng. Sản phẩm được tích hợp nhiều tính năng sáng tạo, độc đáo, đi đầu xu hướng công nghệ với danh mục sản phẩm đa dạng như: điện thoại, máy tính bảng, đồng hồ thông minh, máy tính xách tay,… Apple luôn chú trọng vào việc đổi mới và sáng tạo sản phẩm, xây dựng hệ sinh thái sản phẩm chặt chẽ, tương thích với nhau, tạo ra sự kết nối liền mạch.
  • Price (Giá cả): Thương hiệu sử dụng chiến lược giá hớt váng, định giá cao hơn so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh nhằm tạo ra cảm giác độc quyền cho sản phẩm. Giá cả được duy trì ổn định, ít biến động để bảo vệ hình ảnh thương hiệu cao cấp. Đồng thời, chiến lược định giá cao cấp giúp Apple tạo ra lợi nhuận cao và duy trì vị thế dẫn đầu thị trường.
  • Place (Phân phối): Apple chỉ bán sản phẩm của thương hiệu mình thông qua các kênh phân phối chính thức bao gồm các cửa hàng bán lẻ của Apple và các nhà bán lẻ ủy quyền. Apple kiểm soát chặt chẽ kênh phân phối để đảm bảo chất lượng sản phẩm và mang đến cho trải nghiệm khách hàng tốt nhất.
  • Promotion (Xúc tiến): Apple thường sử dụng các chiến dịch quảng cáo sáng tạo và thu hút sự chú ý để ra mắt sản phẩm mới. Sử dụng KOLs, Influencer Marketing và các đoạn phim ngắn để tiếp cận khách hàng tiềm năng, giới thiệu tính năng của sản phẩm. Đồng thời, tổ chức các sự kiện ra mắt sản phẩm hoành tráng, thu hút giới truyền thông và khách hàng.
Marketing mix bao gồm các chiến thuật và công cụ được doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm/dịch vụ 
Marketing mix bao gồm các chiến thuật và công cụ được doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm/dịch vụ

Vai trò của Marketing mix trong tiếp thị 

Marketing Mix đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Chiến lược này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh, định vị thương hiệu và tăng doanh số bán hàng, lợi nhuận,… Dưới đây, GTV SEO sẽ chia sẻ chi tiết 4 vai trò của Marketing mix trong tiếp thị, cụ thể:

Đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Các yếu tố cấu thành trong Marketing Mix là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Chi tiết:

  • Hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng: Thông qua nghiên cứu thị trường, khảo sát và thu thập phản hồi khách hàng, doanh nghiệp có thể nắm bắt rõ ràng nhu cầu, mong muốn và hành vi mua sắm của họ. Từ đó, phát triển sản phẩm dịch vụ đáp ứng tối ưu nhu cầu thị trường, tăng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng.
  • Đánh giá sản phẩm dựa trên lợi ích mang lại cho khách hàng: Thay vì chỉ tập trung vào tính năng, giá cả, Marketing Mix khuyến khích doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dựa trên giá trị và lợi ích mà sản phẩm mang lại cho khách hàng. Doanh nghiệp cần xác định sản phẩm có thể giải quyết vấn đề gì, mang lại lợi ích gì cho khách hàng để từ đó định vị sản phẩm phù hợp và thu hút khách hàng hiệu quả hơn.
  • Tiếp cận khách hàng ở mọi địa điểm, thời gian: Marketing Mix giúp doanh nghiệp lựa chọn kênh phân phối phù hợp để sản phẩm có thể tiếp cận khách hàng ở mọi địa điểm, thời gian. Doanh nghiệp có thể đa dạng hóa kênh bán hàng như bán trực tiếp, bán online, qua các đại lý,… để tối ưu hóa khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng.
  • Nâng cao nhận thức của khách hàng: Các hoạt động xúc tiến như quảng cáo, PR, marketing nội dung,… giúp doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng, tạo dựng nhận thức về thương hiệu và thu hút sự chú ý của họ. Khi khách hàng đã biết đến sản phẩm, họ sẽ có xu hướng tìm hiểu và mua hàng khi có nhu cầu.

Ví dụ: Công ty A đã sử dụng Marketing Mix để phát triển sản phẩm sữa chua dành riêng cho trẻ em. Nhờ nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, công ty A thấu hiểu nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em và cho ra đời sản phẩm sữa chua với hương vị thơm ngon, bổ dưỡng, giúp phát triển trí não, tăng cường hệ miễn dịch và phù hợp với khẩu vị trẻ em. Đồng thời, công ty A đẩy mạnh quảng cáo sản phẩm trên truyền hình, mạng xã hội và hợp tác với các hệ thống siêu thị lớn để sản phẩm dễ dàng tiếp cận khách hàng. Kết quả, sản phẩm sữa chua của công ty A đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và trở thành thương hiệu sữa chua được các bậc phụ huynh tin dùng.

Marketing mix giúp doanh nghiệp đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng
Marketing mix giúp doanh nghiệp đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng

Tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ

Marketing Mix đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp tạo dựng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Bằng cách kết hợp linh hoạt các yếu tố trong Marketing Mix, doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt hơn, tạo ra những điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, thu hút khách hàng và gia tăng thị phần.

Ví dụ: Hãng xe máy Honda gia tăng  lợi thế cạnh tranh so với đối thủ bằng cách cung cấp đa dạng các dòng xe máy với nhiều mức giá khác nhau, đáp ứng nhu cầu của nhiều phân khúc khách hàng. Ngoài ra, Honda còn xây dựng mạng lưới cửa hàng bán lẻ và bảo hành rộng khắp các tỉnh thành Việt Nam, cùng với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng và tạo dựng lòng trung thành với thương hiệu.

Tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ
Tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ

Định vị sản phẩm, thương hiệu của mình 

Mô hình Marketing mix giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt và khẳng định vị thế cạnh tranh cho sản phẩm/dịch vụ của mình bằng cách:

  • Tạo sản phẩm có đặc điểm riêng: Marketing Mix giúp doanh nghiệp xác định nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu, từ đó phát triển sản phẩm có tính năng độc đáo, chất lượng vượt trội, thiết kế đẹp mắt nhằm đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng mục tiêu.
  • Định vụ sản phẩm so với đối thủ: Giá cả đóng vai trò quan trọng trong việc định vị sản phẩm. Doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược định giá cao cấp để khẳng định chất lượng và hình ảnh sang trọng cho sản phẩm hoặc chiến lược giá cạnh tranh để thu hút khách hàng nhạy cảm về giá. Việc kết hợp giá cả phù hợp với giá trị sản phẩm và khả năng chi trả của khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận và tăng hiệu quả kinh doanh.
  • Lựa chọn các kênh phân phối phù hợp: Chọn kênh phân phối phù hợp sẽ giúp sản phẩm tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp có thể phân phối sản phẩm qua các kênh truyền thống như cửa hàng, đại lý, hoặc kênh online như website, mạng xã hội, thương mại điện tử để mở rộng thị trường và gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng.
  • Chiến lược quảng cáo hiệu quả: Chiến dịch quảng cáo và xúc tiến bán hàng cần tập trung vào những điểm nổi bật và lợi ích độc đáo của sản phẩm/dịch vụ. Thông điệp truyền thông sáng tạo, nhất quán với hình ảnh thương hiệu sẽ giúp sản phẩm ghi dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng, tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ: Tesla là minh chứng điển hình cho việc sử dụng Marketing Mix hiệu quả để định vị sản phẩm/thương hiệu. Thay vì cạnh tranh về giá, Tesla tập trung vào chất lượng xe cao cấp, tạo dựng vị thế thương hiệu hạng sang và sở hữu công nghệ tiên tiến. Xe Tesla sử dụng năng lượng điện, có khả năng di chuyển đường dài và thân thiện với môi trường. Đặc biệt, giám đốc điều hành Elon Musk đã tự xây dựng mình thành nhân vật giống Tony Stark trong các quảng cáo và các tính năng sáng tạo như “Chế độ lố bịch”. Nhờ tập trung vào chất lượng sản phẩm, xây dựng hình ảnh thương hiệu độc đáo, Tesla định vị là thương hiệu ô tô điện hạng sang, có giá đắt hơn so với các đối thủ.

 Marketing mix giúp doanh nghiệp định vị sản phẩm, thương hiệu của mình, tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh
Marketing mix giúp doanh nghiệp định vị sản phẩm, thương hiệu của mình, tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh

Tăng doanh thu bán hàng và lợi nhuận

Khi hiểu rõ được nhu cầu và mong muốn của khách hàng, doanh nghiệp có thể cung cấp những sản phẩm/dịch vụ chất lượng, giá cả hợp lý cùng hệ thống phân phối và chương trình xúc tiến hiệu quả phù hợp với nhu cầu, sở thích của khách hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ tạo dựng được niềm tin và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới, tăng doanh số bán hàng.

Ví dụ: TH True Milk đã trở thành thương hiệu sữa tươi hàng đầu Việt Nam, liên tục ghi nhận mức tăng trưởng doanh số và lợi nhuận ấn tượng. TH True Milk khẳng định mình là doanh nghiệp sạch từ nguyên liệu đến quy trình sản xuất, cung cấp đa dạng sản phẩm như: TH true veg, TH true ice cream, TH true cheese, TH true yogurt, TH true butter, sữa chua TH True milk, bơ, nước tinh khiết, sữa công thức cho trẻ, đồ uống tốt cho sức khỏe. TH định vị sản phẩm với mức giá cao hơn so với các loại sữa khác trong cùng phân khúc. Đồng thời, thương hiệu còn xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp qua hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi và kênh bán lẻ hiện đại, đảm bảo sản phẩm dễ dàng tiếp cận khách hàng. TH True Milk cũng thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như: giảm giá, tặng quà, tích điểm đổi quà,… nhằm thu hút sự chú ý và kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.

Tăng doanh thu bán hàng và lợi nhuận cho doanh nghiệp
Tăng doanh thu bán hàng và lợi nhuận cho doanh nghiệp

Lưu ý khi xây dựng chiến lược Marketing mix cho doanh nghiệp

Để xây dựng chiến lược Marketing mix cho doanh nghiệp hiệu quả, bạn cần lưu ý 4 điều quan trọng sau đây:

  • Nghiên cứu thị trường kỹ càng: Trước khi xây dựng chiến lược Marketing Mix cho doanh nghiệp, bạn cần tiến hành nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng. Điều này giúp bạn hiểu rõ về thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường và nhu cầu của khách hàng. Từ đó, đưa ra những chiến lược phù hợp và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của mình.
  • Định vị thương hiệu và xác định khách hàng mục tiêu: Đầu tiên, bạn cần xác định rõ thương hiệu của mình là gì và bạn mong muốn thương hiệu được nhận thức như thế nào trên thị trường. Sau đó, tiến hành xác định tệp khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là ai và họ có nhu cầu gì thông qua các câu hỏi sau: Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là ai? Vấn đề của họ là gì? Sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp giải quyết những vấn đề đó như thế nào? Khách hàng mục tiêu cảm thấy thế nào về sản phẩm của mình và của đối thủ cạnh tranh? Yếu tố nào thúc đẩy họ mua hàng?
  • Xác định mục tiêu và chiến lược tiếp thị: Khi đã xác định được khách hàng mục tiêu, tiếp đến doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu của mình là tăng doanh số bán hàng, nâng cao nhận thức thương hiệu hay thu hút khách hàng tiềm năng,… Sau đó, tiến hành lựa chọn chiến lược tiếp thị phù hợp để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và đạt được mục tiêu đề ra.
  • Lựa chọn kênh quảng cáo phù hợp: Hiện nay có rất nhiều kênh quảng cáo hiệu quả như: website, mạng xã hội, email marketing, SEO, SEM,… Do đó, bạn hãy cân nhắc để lựa chọn kênh phù hợp với đặc điểm và hành vi của khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Thường xuyên theo dõi, sử dụng công cụ phân tích theo dõi hiệu suất của các chiến dịch tiếp thị để điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.
Khi xây dựng chiến lược Marketing mix doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường kỹ càng, lựa chọn kênh quảng cáo phù hợp,...
Khi xây dựng chiến lược Marketing mix doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường kỹ càng, lựa chọn kênh quảng cáo phù hợp,…

Một số câu hỏi về Marketing Mix

Sau đây, GTV SEO sẽ hỗ trợ bạn đọc một số câu hỏi về chiến lược Marketing Mix chi tiết nhất, cụ thể:

Marketing mix 4P và 4C có gì khác nhau?

Marketing mix 4P và 4C khác nhau ở cách thức xác định các yếu tố cốt lõi của Marketing Mix. Trong khi, mô hình Marketing mix 4P  lấy doanh nghiệp làm trung tâm, tập trung vào mục tiêu và chiến lược mà doanh nghiệp đề ra thì Marketing Mix 4C lại lấy khách hàng làm trung tâm, chú trọng vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng để xây dựng chiến lược marketing.

Đo lường hiệu quả của chiến lược Marketing mix như thế nào?

Để đánh giá hiệu quả hoạt động của chiến lược Marketing mix, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến 8 chỉ số quan trọng sau:

  • ROI (Return On Investment) – Lợi tức đầu tư.
  • Conservation Rate – Tỷ lệ chuyển đổi.
  • CPL (Cost Per Lead) – Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng.
  • CPA (Cost Per Action) – Chi phí cho mỗi hành động.
  • ROAS (Return On Advertising Spend) – Lợi nhuận trên chi phí quảng cáo.
  • CPW (Cost Per Wafer) – Chi phí cho mỗi đơn hàng.
  • CTR (Click Through Rate) – Tỷ lệ nhấp chuột.
  • CPC (Cost Per Click) – Chi phí trung bình cho mỗi lượt nhấp.

Thách thức của chiến lược marketing mix là gì?

Marketing trong thời đại kỷ nguyên số mặc dù có nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng đặt ra những thách thức đáng kể như:

  • Thị trường cạnh tranh khốc liệt: Sự bùng nổ của Internet khiến thị trường marketing trở nên cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết. Do đó, doanh nghiệp phải liên tục sáng tạo và đổi mới chiến lược để thu hút sự chú ý của khách hàng giữa vô số thông điệp quảng cáo.
  • Thay đổi thói quen tiêu dùng: Nhu cầu, sở thích và hành vi mua sắm của khách hàng thay đổi liên tục. Hiện nay, hầu như trước khi chọn mua bất kỳ sản phẩm nào khách hàng sẽ lên mạng tìm hiểu, nghiên cứu và so sánh giá cả. Vì thế đòi hỏi doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường thường xuyên, đưa ra chiến lược tiếp thị đa kênh và cải tiến sản phẩm/dịch vụ phù hợp để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
  • Quản lý dữ liệu và quyền riêng tư: Đảm bảo tuân thủ các quy định về quyền riêng tư và sử dụng dữ liệu một cách minh bạch là điều kiện tiên quyết để xây dựng lòng tin và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
  • Sự phức tạp của các kênh truyền thông: Sự đa dạng của các kênh truyền thông như mạng xã hội, ứng dụng di động, email marketing, SEO, SEM… mang đến cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng rộng lớn. Chính vì vậy nên đòi hỏi doanh nghiệp phải lựa chọn được kênh truyền thông phù hợp, lên kế hoạch xây dựng chiến lược đa kênh hiệu quả và quản lý thông điệp nhất quán trên mọi nền tảng.
  • Công nghệ thay đổi nhanh chóng: Để bắt kịp xu hướng thị trường, đòi hỏi các nhà tiếp thị cần phải liên tục học hỏi, cập nhật kiến thức mới, ứng dụng các công cụ hiện đại như AI, Big Data, Marketing Automation… vào chiến lược nhằm đáp ứng được yêu cầu và mong muốn của khách hàng.
Thách thức của chiến lược Marketing mix đó chính là thị trường cạnh tranh khốc liệt, thói quen tiêu dùng của khách hàng thay đổi,...
Thách thức của chiến lược Marketing mix đó chính là thị trường cạnh tranh khốc liệt, thói quen tiêu dùng của khách hàng thay đổi,…

Các chiến lược Marketing mix phổ biến hiện nay 

3 mô hình chiến lược Marketing mix phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay gồm có: Marketing Mix 4P, Marketing 6P và Marketing Mix 7P.

Chiến lược Marketing Mix 4P

Vào những năm 1950, thuật ngữ “Marketing Mix” lần đầu tiên được sử dụng bởi nhà nghiên cứu và giáo sư Neil Borden của Trường Quản trị Kinh doanh Harvard. Năm 1960, giáo sư E. Jerome McCarthy đã chắt lọc và hệ thống hóa các ý tưởng của Borden thành mô hình Marketing Mix 4P bao gồm: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Phân phối (Place), Xúc tiến (Promotion). Cụ thể:

Sản phẩm (Product)

Sản phẩm (Product) đại diện cho hàng hóa hoặc dịch vụ được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Để chiến dịch Marketing sản phẩm/dịch vụ hiệu quả, việc xác định điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh là vô cùng quan trọng.

Ngày nay, khách hàng không chỉ quan tâm đến giá cả, thương hiệu hay chương trình khuyến mãi mà họ quan tâm đến lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ mang lại cho họ. Do đó, doanh nghiệp cần phải tập trung vào việc tối ưu hóa sản phẩm để mang đến giá trị tốt nhất cho khách hàng. Chiến lược “Marketing dựa trên sản phẩm” bao gồm: Thiết kế, chất lượng, bao bì, đặc trưng,… Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến “Vòng đời của sản phẩm (Product Life Cycle) gồm có 4 giai đoạn như sau: Hình thành (Introduction) – Phát triển (Growth) – Trưởng thành (Maturity) – Thoái trào (Decline)

Khi xây dựng chiến lược sản phẩm, doanh nghiệp cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Khách hàng mong đợi gì từ sản phẩm?
  • Mục đích sử dụng sản phẩm là gì?
  • Tính năng nào đáp ứng nhu cầu khách hàng?
  • Điểm dư thừa trong sản phẩm có cần loại bỏ không?
  • Sản phẩm có điểm gì khác biệt so với đối thủ?
  • Điểm khác biệt này có dễ bị sao chép không?
  • Sản phẩm có phù hợp với thị trường mục tiêu không?
  • Sản phẩm có đáp ứng các tiêu chí về thương hiệu, bao bì, nhãn hiệu không?
Sản phẩm (Product) đại diện cho hàng hóa hoặc dịch vụ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng
Sản phẩm (Product) đại diện cho hàng hóa hoặc dịch vụ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng

Giá cả (Price)

Giá cả trong Marketing Mix 4P là giá thành mà doanh nghiệp đề xuất cho sản phẩm/dịch vụ của mình. Mức giá phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh và tiếp cận được thị trường mục tiêu, đồng thời thu hút và giữ chân khách hàng tiềm năng.

Tùy vào từng loại sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ đề xuất chiến lược định giá phù hợp với mục tiêu của chiến lược Marketing tổng thể. Có 10 chiến lược định giá phổ biến đó là:

  • Chiến lược giá thâm nhập thị trường.
  • Chiến lược giá hớt váng.
  • Chiến lược giá theo dòng sản phẩm.
  • Chiến lược giá theo tâm lý.
  • Chiến lược giá theo combo.
  • Chiến lược giá cạnh tranh.
  • Chiến lược giá khuyến mãi.
  • Chiến lược giá theo phân khúc.
  • Chiến lược giá tùy theo khu vực địa lý.
  • Chiến lược định giá động.

Để xác định được mức giá phù hợp, trước hết doanh nghiệp cần phải trả lời một số câu hỏi sau:

  • Doanh nghiệp dựa trên những tiêu chí nào để xác định giá bán sản phẩm?
  • Liệu mức giá hiện tại có phù hợp với phân khúc thị trường mà doanh nghiệp hướng đến?
  • Giá bán sản phẩm có tương xứng với giá trị mà nó mang lại cho khách hàng?
  • Mức giá hiện tại có giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra?
  • Phân khúc giá sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh như thế nào?
  • Khả năng chi trả của đối tượng khách hàng mục tiêu nằm trong khoảng nào?
  • Mức giá nào được xem là quá cao đối với khách hàng mục tiêu? Ngược lại, mức giá nào là quá thấp?
Giá cả trong Marketing Mix 4P là giá thành mà doanh nghiệp đề xuất cho sản phẩm/dịch vụ của mình
Giá cả trong Marketing Mix 4P là giá thành mà doanh nghiệp đề xuất cho sản phẩm/dịch vụ của mình

Phân phối (Place)

Phân phối có thể hiểu là các kênh, phương thức mà doanh nghiệp sử dụng để đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Lựa chọn được địa điểm phân phối phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa quy trình và tăng khả năng tiếp cận khách hàng.

5 chiến lược phân phối phổ biến được nhiều doanh nghiệp sử dụng để cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng hiện nay đó là:

  • Nhượng quyền.
  • Chiến lược phân phối độc quyền.
  • Chiến lược phân phối chuyên sâu.
  • Chiến lược phân phối chọn lọc.
  • Chiến lược phân phối đại trà.

Những câu hỏi quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm để lựa chọn chiến lược phân phối hiệu quả:

  • Sản phẩm sẽ được bán ở đâu?
  • Đối tượng khách hàng tiềm năng tập trung ở khu vực nào?
  • Kênh phân phối nào hiệu quả nhất?
  • Doanh nghiệp có thể tiếp cận bao nhiêu khách hàng tiềm năng?
  • Đáp ứng nhu cầu khách hàng ở những khu vực khác nhau như thế nào?
  • Làm thế nào để cạnh tranh hiệu quả trong phân phối sản phẩm và dịch vụ?
Phân phối là các kênh, phương thức mà doanh nghiệp sử dụng để đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng
Phân phối là các kênh, phương thức mà doanh nghiệp sử dụng để đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng

Xúc tiến (Promotion)

Xúc tiến là hoạt động truyền thông, quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng tiềm năng nhằm thu hút sự chú ý, tạo ấn tượng và khuyến khích họ mua hàng. Hiện nay, bên cạnh các phương pháp truyền thống như quảng cáo trên báo in, truyền hình hay truyền miệng, doanh nghiệp có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ số để triển khai các chiến dịch Marketing trực tuyến hiệu quả hơn qua các kênh như: Email, Social Media, SEO, SEM,…

5 công cụ xúc tiến phổ biến nhất hiện nay gồm có:

  • Khuyến mãi.
  • PR (Public Relations) – Quan hệ công chúng.
  • Quảng cáo.
  • Marketing trực tiếp.
  • Bán hàng cá nhân.

Khi thực hiện quảng cáo sản phẩm, doanh nghiệp cần phải trả lời được một số câu hỏi sau:

  • Thời điểm nào trong năm/tháng/ngày/tuần mang lại hiệu quả quảng cáo cao nhất?
  • Đối tượng khách hàng tiềm năng thường sử dụng kênh truyền thông nào?
  • Thông điệp quảng cáo nào có thể truyền tải giá trị sản phẩm một cách hấp dẫn và dễ nhớ nhất?
  • Khách hàng tiềm năng dễ bị tác động bởi loại nội dung quảng cáo nào?
Xúc tiến là hoạt động truyền thông, quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng tiềm năng
Xúc tiến là hoạt động truyền thông, quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng tiềm năng

Ví dụ về chiến lược Marketing mix 4P của thương hiệu cà phê nổi tiếng nhất thế giới Starbucks. Cụ thể chiến lược như sau:

  • Sản phẩm (Product): Cung cấp danh mục sản phẩm đa dạng như: cà phê, trà, bánh ngọt, thức ăn nhẹ,… Nguyên liệu sản phẩm cao cấp, được tuyển chọn kỹ lưỡng và pha chế theo phương pháp độc đáo. Bên cạnh đó, Starbucks cũng thường xuyên cho ra mắt các sản phẩm đồ uống mới, đáp ứng nhu cầu và xu hướng thị trường.
  • Giá cả (Price): Starbucks định vị thương hiệu ở phân khúc cao cấp với mức giá cao hơn so với các đối thủ, phù hợp với phân khúc khách hàng mục tiêu của thương hiệu.
  • Phân phối (Place): Hệ thống cửa hàng Starbucks rộng khắp trên toàn thế giới với hơn 30.000 cửa hàng ở hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.
  • Xúc tiến (Promotion): Starbucks thường xuyên triển khai các chiến dịch Marketing độc đáo, sáng tạo và mang tính lan tỏa cao nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.
Chiến lược Marketing mix 4P của thương hiệu Starbucks
Chiến lược Marketing mix 4P của thương hiệu Starbucks

Chiến lược Marketing 6P

Mô hình Marketing 6P được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1953 bởi chuyên gia Marketing Neil Borden và giáo sư Harvard tại Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ. Marketing 6P bao gồm 6 yếu tố, bổ sung thêm 2 chữ P so với chiến lược Marketing mix 4P: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Phân phối (Place), Xúc tiến (Promotion), People (Con người) và Presentation (Cách trình bày).

People (Con người)

Con người đóng vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy quá trình trao đổi ở cả hai phía. Nhân viên bán hàng hay đại diện chăm sóc khách hàng sẽ là cầu nối giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp và thấu hiểu mong muốn của khách hàng. Đồng thời, thông qua phản hồi và đánh giá của khách hàng, giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt hơn. Sự tương tác qua lại giữa nhân viên và khách hàng chính là yếu tố then chốt quyết định đến thành công của doanh nghiệp.

Presentation (Cách trình bày)

Presentation chính là cách sản phẩm xuất hiện trên thị trường, bao gồm 3 yếu tố chính sau:

  • Bao bì sản phẩm: Bao bì bắt mắt và ấn tượng có thể giúp sản phẩm nổi bật giữa hàng loạt sản phẩm cạnh tranh trên kệ hàng.
  • Thông điệp: Thông điệp truyền thông cần truyền tải rõ ràng, súc tích, dễ hiểu, tập trung vào giá trị cốt lõi và lợi ích sản phẩm nhằm khơi gợi cảm xúc tích cực cho người tiêu dùng.
  • Xây dựng thương hiệu: Thương hiệu là hình ảnh, cảm nhận và những giá trị mà khách hàng liên tưởng đến khi nhắc đến sản phẩm hay doanh nghiệp của bạn. Do đó, việc xây dựng thương hiệu một cách bài bản sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín, lòng tin và thu hút khách hàng tiềm năng.

Ví dụ về chiến lược Marketing 6P của OMO – Thương hiệu bột giặt/nước giặt nổi tiếng trên thị trường tại Việt Nam:

  • Sản phẩm (Product): Omo liên tục cải tiến công thức, đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu giặt giũ của mọi gia đình, từ bột giặt, nước giặt đến nước xả vải chuyên dụng cho từng loại quần áo, da nhạy cảm.
  • Giá cả (Price): Cung cấp các sản phẩm với mức giá khác nhau, phù hợp với túi tiền và khả năng chi trả của người tiêu dùng Việt.
  • Phân phối (Place): Omo có mặt tại hầu hết các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, đại lý trên toàn quốc, đảm bảo sản phẩm dễ dàng tiếp cận đến tay người tiêu dùng. Đồng thời, thương hiệu vẫn duy trì kênh bán hàng truyền thống ở chợ, cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ cũng như đẩy mạnh bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, đảm bảo sản phẩm luôn dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng.
  • Xúc tiến (Promotion): Thương hiệu đầu tư mạnh vào các hoạt động quảng cáo, truyền thông như TVC, PR, marketing online,… với thông điệp gần gũi, đề cao giá trị gia đình và truyền cảm hứng cho người xem.
  • Con người (People): Đội ngũ nhân viên của OMO được đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên môn cao về sản phẩm và kỹ năng giao tiếp tốt, sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng tốt nhất. Đặc biệt, OMO còn áp dụng chính sách đãi ngộ tốt cho nhân viên, môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và đề cao tinh thần đồng đội, trách nhiệm với cộng đồng.
  • Cách trình bày (Presentation): Bao bì Omo sử dụng màu sắc tươi sáng, hình ảnh sinh động và thông tin sản phẩm rõ ràng, phù hợp với xu hướng thị trường nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Thương hiệu sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu đồng nhất trên tất cả các sản phẩm, ấn phẩm quảng cáo và kênh truyền thông nhằm tạo dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
Chiến lược Marketing 6P của thương hiệu bột giặt/nước giặt nổi tiếng OMO
Chiến lược Marketing 6P của thương hiệu bột giặt/nước giặt nổi tiếng OMO

Chiến lược Marketing Mix 7P

Marketing mix 7P ra đời vào năm 1960, được phát triển dựa trên mô hình Marketing mix 4P truyền thống của nhà kinh tế học E. Jerome McCarthy. Sau đó, vào năm 1982, mô hình này được Bernard Booms và Mary Bitner cập nhật và mở rộng thành Marketing mix 7P. 3 yếu tố được bổ sung vào mô hình 4P bao gồm: Con người (People), Quy trình (Process) và Bằng chứng hữu hình (Physical Evidence).

Con người (People)

Yếu tố “Con người” trong Marketing mix 7P bao gồm tất cả những người có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp gồm có:

  • Khách hàng: Người mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Nhân viên: Là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp thương hiệu và tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp.
  • Nhà phân phối: Các đối tác trung gian giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm/dịch vụ đến tay khách hàng.
  • Đối tác: Các cá nhân hoặc tổ chức hợp tác với doanh nghiệp trong các hoạt động marketing, chẳng hạn như công ty truyền thông, tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức cộng đồng.

Trong thời đại kỷ nguyên số, con người đóng vai trò then chốt trong việc định hình thành công của doanh nghiệp, đặc biệt là khách hàng vì ngày nay họ có nhiều quyền lực hơn. Do đó, để xây dựng các chiến lược Marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần phải chú trọng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, lắng nghe phản hồi của họ và liên tục cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng tốt nhất.

Quy trình (Process)

Quy trình được tiêu chuẩn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ được xử lý và vận chuyển đến tay người dùng một cách hiệu quả nhất. Hệ thống này bao gồm các bước cụ thể từ việc tự động hóa các tác vụ, quản lý số lượng yêu cầu của khách hàng, phân phối hỗ trợ khách hàng đến việc theo dõi và đánh giá hiệu suất hoạt động.

Bằng chứng hữu hình (Physical Evidence)

Bằng chứng hữu hình là những yếu tố trực quan mà khách hàng có thể cảm nhận được khi tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Bằng chứng hữu hình bao gồm bao bì sản phẩm, thiết kế website, bố trí cửa hàng, biển hiệu,…

Ví dụ về mô hình Marketing mix 7P của thương hiệu MCDonald’s – Chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh nổi tiếng toàn cầu. Cụ thể:

  • Sản phẩm (Product): Thực đơn đa dạng bao gồm: bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên, salad, đồ uống, tráng miệng hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng ở nhiều quốc gia và khu vực khác nhau.
  • Giá cả (Price): Áp dụng chiến lược giá cả cạnh tranh, mức giá sản phẩm của McDonald’s được đánh giá là hợp lý so với chất lượng và phù hợp với túi tiền của đại đa số người tiêu dùng.
  • Phân phối (Place): McDonald’s sở hữu mạng lưới cửa hàng rộng khắp toàn cầu với hơn 37.000 cửa hàng tại hơn 100 quốc gia. Các cửa hàng McDonald’s thường được đặt tại những vị trí đắc địa, dễ dàng tiếp cận khách hàng như trung tâm thương mại, khu phố đông đúc,… Ngoài bán hàng trực tiếp tại cửa hàng, McDonald’s còn bán hàng qua website, ứng dụng đặt đồ ăn nhanh như Shopee Food, Grabfood,….
  • Xúc tiến (Promotion): Thương hiệu đầu tư mạnh mẽ vào các hoạt động quảng bá, bao gồm quảng cáo trên truyền hình, mạng xã hội, báo chí, posters… Đặc biệt, McDonald’s sử dụng hình ảnh chú hề Ronald McDonald trong các hoạt động quảng cáo như một biểu tượng thương hiệu để tiếp cận và tạo thiện cảm với trẻ em.
  • Con người (People): McDonald’s sở hữu đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, thái độ phục vụ chuyên nghiệp và thân thiện, nhiệt tình. Thương hiệu cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng cho nhân viên.
  • Quy trình (Process): Áp dụng quy trình chuẩn hóa trong việc đặt hàng, chế biến, phục vụ khách hàng đến việc dọn dẹp vệ sinh để đảm bảo tốc độ phục vụ nhanh chóng và chất lượng sản phẩm đồng nhất trên toàn cầu.
  • Bằng chứng hữu hình (Physical Evidence): Logo chữ “M” vàng rực rỡ cùng bao bì màu đỏ đặc trưng là biểu tượng thương hiệu độc quyền của McDonald’s. Hình ảnh này được sử dụng rộng rãi trên bao bì, trang phục nhân viên, bảng hiệu và các ấn phẩm quảng cáo. Ngoài ra, không gian bên trong cửa hàng McDonald’s được bài trí theo phong cách hiện đại, trẻ trung, sử dụng màu sắc chủ đạo là đỏ và vàng, gợi lên cảm giác vui vẻ, ấm áp và kích thích sự thèm ăn.
Chiến lược Marketing mix 7P của thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng MCDonald’s
Chiến lược Marketing mix 7P của thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng MCDonald’s

Trên đây, GTV SEO đã chia sẻ toàn bộ thông tin về Marketing mix là gì, vai trò của Marketing mix trong tiếp thị cũng như một số lưu ý quan trọng khi xây dựng chiến lược Marketing mix hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, tôi cũng giới thiệu đến bạn đọc các chiến lược Marketing mix được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay cùng với case study của các thương hiệu thành công đi kèm. Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn nắm vững được khái niệm cũng như mục tiêu cụ thể của từng chiến lược để áp dụng vào doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất! Chúc bạn thành công!

GTV SEO Team

GTV SEO, do Vincent Đỗ sáng lập, là công ty SEO hàng đầu cung cấp các giải pháp SEO, Inbound Marketing toàn diện, giúp bạn nâng tầm thương hiệu và đạt được mục tiêu kinh doanh.
Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về SEO, GTV SEO cam kết mang đến cho bạn những kiến thức chuyên sâu SEO và Inbound Marketing hiệu quả nhất qua các chủ đề: Strategies, Content, Technical, Entity, Conversion,…
GTV SEO luôn cập nhật những xu hướng SEO mới nhất và áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất để mang đến cho bạn những những kiến thức hữu ích nhất.

Bài viết cùng chủ đề