CPL là gì? Cách tính Cost Per Lead cho chiến dịch Marketing

CPL (Cost Per Lead) là chỉ số đo lường chi phí trung bình mà doanh nghiệp phải trả cho mỗi khách hàng tiềm năng (lead) thu được từ các chiến dịch quảng cáo. Chỉ số này giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của chiến dịch marketing trên các nền tảng như Facebook, Google, và website, từ đó tối ưu ngân sách và chiến lược tiếp cận khách hàng.

Hãy cùng khám phá chi tiết về CPL, cách tính chính xác và cách sử dụng nó để tối ưu chiến dịch quảng cáo của bạn.

CPL là gì?

CPL (Cost Per Lead) là chi phí trung bình cho mỗi một khách hàng tiềm năng (lead) mà doanh nghiệp thu được thông qua chiến dịch quảng cáo.

Lead ở đây có thể là người tiêu dùng quan tâm về sản phẩm/dịch vụ, thực hiện các hành động như điền thông tin tên, số điện thoại, email vào biểu mẫu. Khi đó, lead sẽ được thu thập thông qua các phương thức quảng cáo trên các nền tảng như Facebook, Google, Website,…

CPL - Cost Per Lead là chi phí trung bình doanh nghiệp cần trả cho một khách hàng tiềm năng
CPL – Cost Per Lead là chi phí trung bình doanh nghiệp cần trả cho một khách hàng tiềm năng

Cách tính chỉ số CPL chuẩn xác

Chỉ số CPL được xác định bằng cách lấy tổng chi phí của một chiến dịch marketing chia cho tổng số lead thu thập được. Công thức tính như sau:

CPL = Tổng chi phí chiến dịch Marketing/Số lead thu thập

Dựa theo công thức trên, để tính được CPL, bạn cần xác định được tổng chi phí đã chi như chi phí quảng cáo, chi phí quản lý, chi phí hành chính, chi phí sản xuất liên quan đến chiến dịch. Sau đó đem chia cho số lượng khách hàng tiềm năng (leads) thu được.

Công thức tính chỉ số CPL chuẩn xác
Công thức tính chỉ số CPL chuẩn xác

Ví dụ: Công ty A chi 5.000.000 VND cho một chiến dịch Marketing thời hạn 1 tháng, trong đó bao gồm: 3.000.000 VND chi phí quảng cáo, 1.000.000 VND chi phí nhân sự và 1.000.000 VND chi phí sản xuất video, ấn phẩm truyền thông. Kết thúc thời hạn 1 tháng, chiến dịch thu về 50 khách hàng tiềm năng (leads). Khi đó, CPL trung bình mà công ty A chi trong 1 tháng là 5.000.000/50 = 100.000 VND.

Lợi ích và hạn chế khi sử dụng CPL trong quảng cáo

Lợi ích

  • Hiệu quả chi phí: Doanh nghiệp chỉ chi trả chi phí khi nhận được lead hợp lệ (khách hàng tiềm năng đã đăng ký thông tin, không phụ thuộc vào số lần hiển thị hay tỷ lệ nhấp chuột. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát và đảm bảo  nguồn ngân sách đang được thực hiện hiệu quả.
  • Thu thập thông tin khách hàng: CPL giúp doanh nghiệp thu thập thông tin liên lạc của khách hàng tiềm năng như số điện thoại, email,… Những leads thu thập từ mô hình CPL thường là những lead chất lượng, có tiềm năng chuyển đổi thành khách hàng thực sự.
  • Tối ưu chiến lược Marketing: Thông tin từ các leads chất lượng giúp doanh nghiệp phát triển và điều chỉnh chiến lược quảng bá và marketing hiệu quả hơn, nhắm đúng đối tượng và tăng khả năng chuyển đổi.
Lợi ích CPL mang đến cho doanh nghiệp
Lợi ích CPL mang đến cho doanh nghiệp

Hạn chế

  • Chất lượng lead không đồng đều: Không phải tất cả thông tin thu về đều là những lead chất lượng tốt. Điều này có thể dẫn đến việc doanh nghiệp tốn chi phí cho những lead không có tiềm năng thực sự.
  • Rủi ro khi không có chuyển đổi: Nếu doanh nghiệp không chuyển đổi được khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự, chi phí trung bình cho mỗi lead sẽ tăng cao. Khi đó, tỷ lệ chuyển đổi thấp sẽ làm giảm hiệu quả của chiến dịch và tăng rủi ro tài chính.

Thế nào là một CPL tốt?

Một CPL tốt là khi chi phí thu hút một lead thấp hơn đáng kể so với giá trị mà lead đó mang lại khi chuyển đổi thành khách hàng.

Ví dụ:

  • Chi phí thu hút một lead: 460.000 VND
  • Giá trị chi tiêu trung bình của lead khi chuyển đổi: 2.300.000 VND

Trong ví dụ này, CPL được xem là tốt vì doanh nghiệp có lợi nhuận sau khi trừ đi chi phí quảng cáo. Ngược lại, nếu CPL là 460.000 VND nhưng mỗi lead chỉ chi tiêu trung bình 460.000 VND hoặc ít hơn, thì CPL đó không tốt vì doanh nghiệp không có lợi nhuận.

Với những ngành nghề khác nhau sẽ có một chỉ số CPL để thu hút khách hàng tiềm năng khác nhau.

  • Giáo dục: CPL trung bình là 40 USD (1.015.200 VND)
  • Khách sạn: CPL trung bình là 73 USD (1.852.740 VND)
  • Dịch vụ kinh doanh: CPL trung bình là 144 USD (3.654.720 VND)
  • Chăm sóc sức khỏe: CPL trung bình là 386 USD (9.796.680 VND)
  • Kinh doanh bán lẻ: CPL trung bình là 87 USD (2.208.060 VND)
  • Công nghệ thông tin: CPL trung bình là 180 USD (4.568.400 VND)

(Tỷ giá: 1 USD = 25.380 VND)

Chỉ số CPL trung bình của từng ngành nghề
Chỉ số CPL trung bình của từng ngành nghề

Làm thế nào để chạy quảng cáo CPL tiết kiệm và tối ưu nhất

Dưới đây là chiến thuật 4 bước giúp bạn chạy quảng cáo CPL tiết kiệm và thu về hiệu quả tối ưu nhất.

1. Phân khúc đối tượng mục tiêu

Phân khúc đối tượng mục tiêu được hiểu là doanh nghiệp sử dụng dữ liệu và điều chỉnh lại đối tượng để gia tăng khả năng tiếp cận đúng tệp khách hàng lý tưởng.

  • Thu thập và phân tích dữ liệu: Sử dụng công cụ như Google Analytics, Facebook Insights để hiểu hành vi và đặc điểm khách hàng.
  • Phân đoạn theo nhân khẩu học và hành vi: Tạo nhóm dựa trên tuổi, giới tính, sở thích, và hành vi mua sắm.
  • Sử dụng Lookalike Audiences: Tạo ra nhóm đối tượng tương tự (Lookalike Audiences) từ tệp khách hàng hiện có.
  • Kiểm tra và điều chỉnh thường xuyên: Thử nghiệm A/B để xác định phân đoạn nào mang lại hiệu quả cao nhất và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp.

Bằng cách đó, bạn có thể phân đoạn đối tượng mục tiêu hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí quảng cáo CPL và tối ưu kết quả chiến dịch.

2. Truyền tải thông điệp cá nhân hóa

Để tối ưu hóa quảng cáo này, việc cá nhân hóa thông điệp giúp thu hút và giữ chân khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả. Hãy tập trung vào việc xây dựng và cung cấp nội dung hữu ích và giá trị dựa trên sở thích và nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Điều này giúp quảng cáo tăng tính liên quan và thúc đẩy hành động từ phía khách hàng.

3. Tối ưu trang đích

Trang đích (Landing Page) được xem là nơi lý tưởng nhất để doanh nghiệp thu thập được lượng thông tin liên hệ từ khách hàng tiềm năng (leads). Do đó, tối ưu hóa trang đích là bước vô cùng cần thiết để tối ưu hóa chiến dịch CPL.

Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng trang đích có giao diện đẹp mắt, thân thiện, cung cấp thông tin rõ ràng, dễ hiểu và tập trung vào lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được. Ngoài ra, trang đích cần đính kèm lời kêu gọi hành động (CTA) mạnh mẽ và các giá trị hấp dẫn để tăng tỷ lệ chuyển đổi.

4. A/B Testing

Bằng cách giám sát và kiểm tra các yếu tố như hình ảnh, nút kêu gọi hành động, nội dung quảng cáo và  bố cục trang đích, A/B testing giúp doanh nghiệp có thể xác định được đâu là yếu tố phù hợp với đối tượng của mình. Từ đó điều chỉnh chiến dịch để tối ưu hóa hiệu suất và giảm CPL.

Sản phẩm hoặc Dịch vụ nào sẽ phù hợp với quảng cáo CPL?

Quảng cáo CPL (Cost Per Lead) phù hợp với các lĩnh vực có sản phẩm và dịch vụ giá trị cao, nơi khách hàng cần tư vấn kỹ lưỡng trước khi quyết định mua. Các ngành này bao gồm:

  • Bất động sản: Khách hàng cần tư vấn về các dự án và vay vốn.
  • Định cư và du học: Khách hàng cần tư vấn pháp lý cho việc định cư hoặc du học.
  • Bảo hiểm: Khách hàng cần thông tin chi tiết về các điều khoản bảo hiểm.
  • Ô tô: Khách hàng muốn lái thử và cân nhắc tài chính trước khi mua xe.

Các lĩnh vực này đòi hỏi sự chăm sóc và tư vấn kỹ càng, giúp khách hàng đưa ra quyết định đúng đắn.

Sự khác biệt giữa CPL với CPA

CPL và CPA đều là các chỉ số quan trọng trong chiến lược quảng cáo, mỗi chỉ số có mục tiêu và ứng dụng khác nhau.

  • CPL đo lường chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng (lead) mà doanh nghiệp thu được. Lead ở đây có thể là những người quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ và điền thông tin (tên, số điện thoại, email…) vào form. CPL tập trung vào việc thu hút và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.
  • CPA đo lường chi phí cho mỗi hành động cụ thể của người dùng sau khi xem quảng cáo. Hành động này có thể là việc mua sản phẩm, đăng ký tài khoản, tải xuống ứng dụng, hoặc thực hiện bất kỳ hành động nào khác mà quảng cáo đặt ra. CPA tập trung vào việc chuyển đổi người xem thành khách hàng thực sự, không chỉ là lead.
So sánh sự khác biệt giữa CPA và CPL
So sánh sự khác biệt giữa CPA và CPL

Như vậy, thông qua các nội dung chia sẻ về định nghĩa, công thức tính, lợi ích và cách để chạy quảng cáo hiệu quả, GTV SEO đã trả lời chi tiết đến bạn đọc câu hỏi CPL là gì  cách tính CPL chuẩn nhất. Hy vọng bài viết đã giúp bạn bổ sung thêm được các kiến thức hữu ích để bổ trợ cho chiến dịch Marketing của mình.

GTV SEO Team

GTV SEO, do Vincent Đỗ sáng lập, là công ty SEO hàng đầu cung cấp các giải pháp SEO, Inbound Marketing toàn diện, giúp bạn nâng tầm thương hiệu và đạt được mục tiêu kinh doanh.
Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về SEO, GTV SEO cam kết mang đến cho bạn những kiến thức chuyên sâu SEO và Inbound Marketing hiệu quả nhất qua các chủ đề: Strategies, Content, Technical, Entity, Conversion,…
GTV SEO luôn cập nhật những xu hướng SEO mới nhất và áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất để mang đến cho bạn những những kiến thức hữu ích nhất.

Bài viết cùng chủ đề