SEO, viết tắt của Search Engines Optimization (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), là một tập hợp các kỹ thuật nhằm cải thiện thứ hạng của website (hay các nội dung cụ thể) trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm chủ đạo như Google, Bing.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất của SEO cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ/sản phẩm ở thị trường nước ngoài (Mỹ, Úc, Canada,…) , SEO cần được kết hợp với Content Marketing, tối ưu chuyển đổi trên website và được hiểu một cách đúng đắn. Bài viết này cung cấp một lộ trình rõ ràng để xây dựng chiến lược SEO phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ ở thị trường thế giới.
Ngoài ra, bài viết cũng đề cập tới 6 lợi ích SEO có thể mang lại với thương hiệu doanh nghiệp mà các kênh digital marketing khá khó có thể mang lại lẫn kinh nghiệm để doanh nghiệp tránh những sai lầm dẫn đến kết quả áp dụng SEO không như mong đợi và những kinh nghiệm để chọn một đối tác Agency phù hợp.
SEO Global là gì?
SEO Global là việc triển khai SEO cho thị trường nước ngoài, không phải thị trường Việt Nam. SEO Global thông thường sẽ chủ yếu ở thị trường có tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến ví dụ như: Mỹ (US), Úc (Australia), Canada,… Ngoài ra cũng có những thị trường SEO Global phổ biến khác như bên EU, ví dụ Đức hay Nhật Bản.
SEO Global vừa giao thoa giữa những kiến thức cốt lõi và phương pháp SEO bền vững như Content, xây dựng website thân thiện SEO,… tuy nhiên đồng thời cũng sẽ tinh chỉnh làm sao cho phù hợp với lại văn hoá của người dùng nước tương ứng.
Lấy ví dụ, ở Việt Nam, nhiều khi các backlink forum và web 2.0 còn hiệu quả và những phương pháp White Hat Backlink như Guest post, SkyScraper Technique thì không hiệu quả, còn những thị trường Global thì lại rất hiệu quả.
Cũng như những lợi ích SEO ở Global sẽ được thể hiện rõ nét hơn ở Việt Nam rất nhiều khi người nước ngoài họ chuộng và dễ tin tưởng lẫn có hành vi mua hàng online, qua website hơn nhiều so với Việt Nam.
Lợi ích của SEO cho doanh nghiệp Global
1. Thu hút traffic chất lượng tới website, thương hiệu
Khác với lượt tiếp cận (reach) hay tương tác (engagement) trên mạng xã hội, traffic từ tìm kiếm tự nhiên (organic traffic) thường có chất lượng vượt trội bởi người dùng đã chủ động thể hiện nhu cầu tìm hiểu hoặc giải quyết vấn đề liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. Điều này được phản ánh ở các chỉ số:
Time onsite cao, bounce rate thấp: Theo công cụ phân tích SimilarWeb, lượng khách truy cập từ tìm kiếm thường dành thời gian trên website lâu hơn và có tỉ lệ thoát thấp hơn so với người dùng tới từ mạng xã hội. Điều này chứng minh mức độ quan tâm nghiêm túc của họ tới nội dung và giá trị mà doanh nghiệp cung cấp.
Nền tảng bền vững cho branding và chuyển đổi: Khi SEO đạt hiệu quả, các lượng truy cập vào website, đọc các thông tin cũng tăng đều đặn qua mỗi tháng, mặc dù sau đó doanh nghiệp cũng không cần triển khai thêm content. Khác với các nền tảng khác, điều này cũng thể hiện qua hình dưới
- SEO mang về “đúng” khách hàng: Ở Search Engine, khi khách hàng phát sinh nhu cầu rồi thì họ mới tìm kiếm những từ khoá (truy vấn) cụ thể, vì vậy nếu doanh nghiệp xuất hiện trên các tìm kiếm liên quan đến nhu cầu, dịch vụ của khách hàng tiềm năng, tỉ lệ họ trở thành khách hàng thực sự sẽ cao hơn so với tiếp cận qua các hình thức khác.
Từ đây, doanh nghiệp có nền tảng để tối ưu thêm các hoạt động trên website, thuyết phục những người dùng này đi đến bước cuối cùng trong hành trình mua hàng.
- Dữ liệu hành vi khách hàng từ SEO là vô giá: Công cụ phân tích website đi kèm với SEO cung cấp cái nhìn chi tiết về hành vi của người dùng (những trang họ xem, thời gian dừng lại,…) Doanh nghiệp có thể dùng dữ liệu này để tinh chỉnh thông điệp, hình ảnh sản phẩm,… nhằm thuyết phục khách hàng tiềm năng ra quyết định mua sắm cuối cùng.
2. Tối ưu chi phí so với Paid Ads
SEO và quảng cáo trả tiền (Paid Ads) đều là phương thức marketing tốt. Tuy nhiên, bản chất và thế mạnh của chúng khác nhau, thể hiện rõ nét nhất ở khía cạnh chi phí và hiệu quả lâu dài.
Tiêu chí | SEO | Paid Ads |
Tốc độ có kết quả | Chậm (thường cần nhiều tháng) | Nhanh (ngay khi bắt đầu chiến dịch) |
Chi phí ban đầu | Đầu tư cho website, nhân sự SEO/Agency. | Chi phí thiết lập chiến dịch thấp |
Chi phí duy trì | Chi phí duy trì website, xây dựng & Tối ưu nội dung | PPC: Phụ thuộc vào giá thầu từ khóa, luôn đòi hỏi ngân sách Ads: Trả tiền cho mỗi hiển thị, tương tác,… |
Độ ổn định | Hiệu quả lâu dài, bền vững | Ngừng chạy quảng cáo = giảm lượng truy cập/hiển thị |
Lợi thế | Xây dựng “tài sản” tăng trưởng theo thời gian | Hiệu quả tức thời |
Thêm vào đó:
- Mặc dù SEO đòi hỏi thời gian để thấy kết quả rõ rệt, lợi tức đầu tư (ROI) sau một thời gian triển khai thường cao hơn so với Paid Ads.
- Chi phí cho SEO chủ yếu tập trung ở các yếu tố như xây dựng website, sản xuất nội dung, hoạt động tối ưu website và từ khóa. Trong khi đó, với quảng cáo trả tiền, mỗi cú click chuột hay tương tác vào ads đều tiêu tốn ngân sách, và hiệu quả sẽ giảm mạnh khi dừng chiến dịch.
- Khác với một số nền tảng như Social Media Ads, nơi bạn phải tạo ra nhu cầu để bán, ở Google thì người dùng đã có nhu cầu thì mới search. Như vậy, cũng khiến tỉ lệ chuyển đổi ở SEO cao hơn.
- Thông thường bạn có thể tối ưu chi phí nhiều hơn nữa, nếu như bạn thuê một SEO Agency tại Việt Nam khi chi phí SEO tại Việt Nam sẽ tiết kiệm hơn so với Global từ 50 – 70% chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cho bạn. Điều này mở đến một lợi ích không tưởng cho doanh nghiệp của bạn.
3. Có khả năng tăng trưởng lớn về lâu dài
Sự hiệu quả của SEO còn được thể hiện qua cách kênh SEO tăng trưởng:
- Tăng trưởng đột phá, thay vì tuyến tính: Khi triển khai SEO bài bản, kết quả không đơn thuần là sự gia tăng ổn định lượng traffic. Với chiến lược thông minh, thứ hạng của bạn có thể vọt lên “top” tìm kiếm cho các từ khóa quan trọng quan trọng, kéo theo đó là lượng truy cập tăng đột biến. Thậm chí, có thể đạt đến mức hàng trăm ngàn lượt truy cập mỗi ngày.
Lấy ví dụ, tỉ lệ CTR ở top 3 trung bình là 7 – 9%, tuy nhiên ở top 2 là 16 – 18%, và top 1 là 30 – 35%. Tức chỉ cần nhảy lên một hạng từ đây, traffic từ từ khoá ấy đã x2 lần.
- Lợi ích cộng hưởng khi tăng trưởng vượt bậc: Website “lọt top” kết quả tìm kiếm chính là cách doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình. Khi lượng truy cập tăng đột biến, nhiều cơ hội mới mở ra:
- Đa dạng hóa nguồn khách hàng: Tiếp cận người dùng ở nhiều phân khúc, mở rộng thị trường và giảm phụ thuộc vào một nhóm khách hàng nhỏ.
- Tiếng vang thương hiệu lớn mạnh: Website đứng đầu kết quả tìm kiếm tạo tín hiệu uy tín, là lời khẳng định vị thế dẫn đầu của thương hiệu.
- Không để toàn bộ “trứng” vào trong một giỏ: Dù bạn chủ yếu phát triển khách hàng qua những kênh khác như Facebook, TikTok hay Google Ads đang hiệu quả, việc xây dựng một “ngôi nhà” riêng cho mình thay vì làm trên đất người khác, luôn là một nước đi bền vững lâu dài. Cũng như sẽ giảm thiểu rủi ro khi một số kênh khi update thì không ảnh hưởng tới tổng thể doanh nghiệp của bạn.
Sau đây là một số biểu đồ dự án GTV SEO triển khai tăng trưởng organic traffic cho khách hàng để bạn có thể dễ hình dung hơn.
4. Kết hợp và tăng độ hiệu quả các kênh truyền thông khác (integrate marketing)
SEO, nếu được triển khai đúng, không chỉ đem đến hiệu quả riêng biệt, mà còn có sức mạnh cộng hưởng, tăng hiệu quả tổng thể cho các hoạt động truyền thông trên nhiều kênh khác nhau:
4.1. Remarketing tối ưu:
Remarketing được chứng minh là một phương pháp marketing hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên để remarketing được hiệu quả, bạn cần có đúng tệp khách hàng hướng tới, và tệp này càng lớn thì càng tốt. Đó cũng chính là lợi thế ở SEO mang lại.
Lấy ví dụ Một người truy cập website của bạn để tìm hiểu về sản phẩm X, nhưng sau đó họ rời đi mà không mua hàng. SEO giúp website của bạn xuất hiện trên top tìm kiếm khi người dùng này tìm kiếm thông tin về sản phẩm X trên Google. Sau đó, bạn có thể sử dụng remarketing để hiển thị quảng cáo sản phẩm X cho người dùng này trên các trang web khác mà họ truy cập, nhắc nhở họ về sản phẩm và khuyến khích họ quay lại website của bạn để mua hàng.
Chi phí cho mỗi click, mỗi lượt chuyển đổi từ remarketing thường thấp hơn nhiều so với quảng cáo tiếp cận đối tượng mới hoàn toàn (cold & warm audience).
4.2. Kết hợp với Email Marketing:
Khi người dùng truy cập website của bạn và đăng ký nhận tin tức hoặc tải tài liệu, bạn có thể thu thập địa chỉ email của họ. Sau đó, bạn có thể sử dụng email marketing để gửi cho họ các thông tin hữu ích về sản phẩm, dịch vụ của bạn, các chương trình khuyến mãi, v.v.
SEO cung cấp nguồn dữ liệu chất lượng (địa chỉ email của người đăng ký nhận tin tức, tải tài liệu,…) cho hoạt động email marketing. Khi doanh nghiệp cung cấp giá trị cho khách hàng qua email (thông tin hữu ích, chương trình khuyến mãi,…), tỉ lệ khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ hoặc mua sản phẩm sẽ tăng lên.
Một khi bạn sở hữu tệp email list khách hàng của bạn, giống như bạn đang sở hữu danh sách khách hàng tiềm năng vậy. Lúc này nó thật sự sẽ trở thành tài sản của doanh nghiệp bạn để có thể truyền thông, nuôi dưỡng mối quan hệ và bán hàng trong dài hạn cho mình.
Ngoài ra, SEO còn có thể kết hợp hiệu quả với các kênh truyền thông khác như:
- Quảng cáo trả tiền (Paid Ads): SEO giúp bạn nhắm mục tiêu quảng cáo hiệu quả hơn, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn với chi phí thấp hơn.
- Quan hệ công chúng (PR): SEO giúp bài báo PR của bạn có thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm, thu hút nhiều người đọc hơn.
5. Phát triển thêm nguồn thu mới.
Khi website “lọt top” với nhiều từ khóa có lượng tìm kiếm, doanh nghiệp có được một “nguồn nước” dồi dào khách hàng mà không cần trả tiền cho mỗi cú click quảng cáo. Thêm vào đó, những traffic này sẽ là đều đặn duy trì từ tháng này qua tháng khác, nếu có một chiến lược đúng đắn, organic traffic còn sẽ tăng trưởng dần với thời gian.
Điều này cũng sẽ mở rộng ra nhiều khả năng truyền thông khác của thương hiệu khi có một website có lượng truy cập lớn.
Ví dụ:
- Tung một sản phẩm/dịch vụ nào mới, truyền thông một thông điệp mới,… sẽ được lượng người dùng vào website này đón nhận ngay.
- Kiếm thêm những nguồn thu khác khi partnership với các công ty khác để Upsale, Cross Sale, Downsale,…
- Tăng nguồn thu với Affiliate Marketing hay Native Ads Network (là một hình thức giống Google Adsense khi nền tảng thứ 3 sẽ trả tiền cho bạn tương ứng với số lượng người coi quảng cáo trên website ban). Lấy ví dụ cho bạn dễ hình dung, vào 2023 – mức trung bình cho CPM bạn hưởng là 15$, tức 1000 view sẽ được 20$. Và nếu bạn có một website 500.000 view/tháng, điều này cũng tạo ra thu nhập thụ động thêm cho website/doanh nghiệp bạn ở mức 10.000 USD/tháng.
6. Cải thiện trải nghiệm của User trên website
Trải nghiệm người dùng (UX) và giao diện (UI) là các yếu tố được Google ngày càng đề cao khi đánh giá website. Vì vậy, muốn thành công với SEO, doanh nghiệp không thể bỏ qua tốc độ tải trang, khả năng điều hướng dễ dàng, nội dung được trình bày rõ ràng trên nhiều thiết bị (máy tính, điện thoại,…)
Việc đầu tư chỉnh sửa, tối ưu website hướng tới chuẩn SEO vô hình chung sẽ cải thiện trải nghiệm của khách hàng, giảm bounce rate (tỉ lệ thoát trang) đáng kể. Nghiên cứu của Think with Google chỉ ra rằng 53% người dùng di động sẽ rời bỏ website nếu trang đó mất hơn 3 giây để tải. Do đó, cải thiện trải nghiệm người dùng đi đôi với SEO chính là cách tăng tỉ lệ khách hàng tiềm năng thực hiện hành động mong muốn (mua hàng, điền form tư vấn,…).
Thêm vào đó, với hành vi của thị trường nước ngoài dễ dàng hơn trong việc thanh toán online và đặt hàng online so với Việt Nam, việc cải thiện trải nghiệm người dùng – tối ưu chuyển đổi trên Website cũng rất quan trọng cho doanh nghiệp tăng doanh thu/thu hút thêm leads tiềm năng, cũng là một nơi khi tối ưu sẽ giúp cộng hưởng sự hiệu quả với các chiến dịch marketing khác của doanh nghiệp đang triển khai.
SEO vận hành ra sao để có thể mang lại những lợi ích trên?
1. Kiến tạo nền tảng website chuẩn SEO và tối ưu UX & UI
Để có thể SEO có thể phát huy được tác dụng về cả việc lên top các từ khóa mong muốn ở một quy mô rộng và khiến cho user ở lại trên trang lâu, chuyển đổi. Việc tối ưu website chuẩn SEO (chỉnh sửa các lỗi technical), một cấu trúc nội dung phù hợp (information architecture) cho việc thu thập – sắp xếp – truy xuất thông tin dễ dàng, và UX & UI tốt để cải thiện chuyển đổi là chuyện bắt buộc phải làm và tối ưu ở bất kì chiến dịch SEO nào.
Quá trình này thông thường bao gồm:
- Research từ khoá, thị trường thương hiệu nhắm đến, các đối thủ đang làm cấu trúc website – UX & UI ra sao?
- Từ những thông tin trên và dựa trên hiện trạng doanh nghiệp, xây dựng cấu trúc website rõ ràng, khoa học, giúp khách hàng điều hướng dễ dàng.
- Thiết kế giao diện thu hút, điều hướng người dùng dễ dàng (UX) và đề xuất cải thiện trải nghiệm người dùng trên trang (UI), sử dụng hình ảnh, bố cục tối ưu cho cả máy tính lẫn di động.
- Tối ưu & chỉnh sửa các lỗi kĩ thuật của website để các công cụ có thể dễ dàng thu thập thông tin, tìm hiểu và đánh giá đúng nội dung. Các lỗi kĩ thuật có thể bao gồm: Robots txt, sitemap, headings, crawling,…
2. Xây dựng “cỗ máy” nội dung làm lõi
Chất lượng, số lượng nội dung là linh hồn của SEO. Trước khi bắt tay vào triển khai, doanh nghiệp cần đầu tư nguồn lực cho việc nghiên cứu từ khóa chuyên sâu để thấu hiểu khách hàng tiềm năng của mình thường tìm kiếm gì, gặp những khó khăn gì, từ đó mới xây dựng được kế hoạch nội dung phù hợp.
Quy trình sản xuất nội dung bài bản bao gồm lên ý tưởng, lên dàn bài (outline content), viết bài, chỉnh sửa, xuất bản,… cần được thực hiện nghiêm túc để đảm bảo những nội dung đến được với người dùng đều có giá trị, được trình bày hấp dẫn với đa dạng các hình thức như bài viết, infographic, video,…
Đặc biệt, doanh nghiệp cần lưu tâm đến việc tối ưu nội dung phù hợp với công cụ tìm kiếm, để Google có thể hiểu và đánh giá cao nội dung của mình.
3. Thu hút backlink chất lượng tự nhiên.
Ở thị trường Global, việc nhận những backlink chất lượng khi bạn xây dựng nội dung hay rất dễ dàng. Tâm lý giới thiệu lại bài viết hay, hoặc trích nguồn trỏ về bài viết của bạn nếu bài bạn chất lượng là một chuyện hết sức bình thường, khác với tư duy backlink ở Việt Nam.
Điều này mở ra một chiến lược SEO để thúc đẩy bộ từ khoá chuyển đổi của bạn, đó là vì thông thường những từ khoá/nội dung chuyển đổi của bạn là những Sale Pages, vì vậy thường các WebMasters khác sẽ không trỏ backlink về những Sale Pages này, trong khi những Sale Pages lại là những từ khoá rất cạnh tranh.
Thêm vào đó, chi phí để đi báo chất lượng ở Global hay backlink chất lượng nói chung rất đắt đỏ, một link cũng có thể từ 200 – 300$/link chất lượng, mà những bộ từ khoá cạnh tranh, bạn phải đi tối thiểu 100 links thì mới có cảm giác hiệu quả rõ rệt.
Vì vậy, thay vào đó, hãy chọn lựa những topic thuần về thông tin – trao giá trị, và có lượng volume search cao để xây dựng nội dung cực kì tốt, lúc này khi bạn đẩy lên top và có nhiều người đọc, bạn sẽ có hàng chục, hằng trăm thậm chí cả ngàn domain backlink tự nhiên trỏ tới phía những bài viết này. Từ đây, bạn có thể dẫn truyền sức mạnh của các Page này qua Sale Pages thông qua Internal link, việc này
Sau đây là một ví dụ ở dự án POD – Unifury của GTV đã từng triển khai, website vừa có lượng lớn Traffic, nhưng backlinks tăng một cách chóng mặt khi tổng Referringreffering Ddomain ban đầu chưa tới 400, nhưng con số hiện tại đã lên hơn 3.000 chỉ trong vòng 6 tháng kể từ khi những bài viết thông tin này lên top.
4. Dẫn dắt user trên từng hành trình tìm kiếm
Hiểu rõ các giai đoạn trong Buyer Journey (Hành trình mua hàng) của người dùng: Hiểu rõ các giai đoạn trong Buyer Journey (Hành trình mua hàng) của người dùng: Có sự chú ý về lĩnh vực (Attention, Thể hiện sự quan tâm về vấn đề/lĩnh vực (interest), mong muốn sở hữu (Desire), ra quyết định (Action) là chìa khóa thành công của marketing. SEO cũng không nằm ngoài nguyên tắc này.
nhận thức vấn đề (Awareness), thể hiện sự quan tâm về vấn đề/lĩnh vực (interest), tìm giải pháp (Consideration), ra quyết định (Decision) là chìa khóa thành công của marketing. SEO cũng không nằm ngoài nguyên tắc này.
Với sự hỗ trợ của các công cụ nghiên cứu từ khóa chuyên dụng, doanh nghiệp cần thấu hiểu người dùng mục tiêu của mình đang gặp vướng mắc gì, mong muốn gì, từ đó “đón đầu” bằng các nội dung giải đáp câu hỏi của họ một cách trực diện, dễ hiểu. Nội dung trên website cần đa dạng, bao phủ từng giai đoạn khách hàng tiềm năng trải qua, đồng thời xây dựng mối quan hệ lâu dài bằng những giá trị gia tăng ngay cả khi họ đã chuyển đổi thành khách hàng.
Một chiến lược content thông minh, hiệu quả, sẽ phân loại từng loại bài nội dung tương ứng từng bộ từ khoá và tương ứng với giai đoạn trong buyer journey như hình dưới
Điều này giúp cho thương hiệu biết được tương ứng từng loại hành trình sẽ thu hút được bao nhiêu lượng truy cập. Từ đây có thể tối đa hoá từng giai đoạn này thông qua:
- Remarketing hay internal link (liên kết nội bộ) để dẫn dắt khách hàng tới giai đoạn tiếp theo của hành trình
- Offer để thu email cho chiến dịch email marketing hiệu quả tương ứng. Hay đơn thuần giới thiệu sản phẩm, dịch vụ phù hợp tương ứng nội dung.
3 Yếu Tố Tạo Thành Một Chiến Lược SEO Hiệu Quả
3.1. Xác Định “Trận chiến” mình có thể chiến thắng
Trận chiến mình có thể chiến thắng có nghĩa là những bộ từ khoá, chủ đề, nội dung mà mình nên đẩy trước? Bộ nào mình có khả năng chiến thắng và lên top được? Từ đây có thể có ROI của SEO, lẫn khi website có Trust, và có Organic Traffic rồi, bạn sẽ bắt đầu mở rộng những chủ đề này sang những chủ đề lân cận có thể ảnh hưởng được khác, dần dần sẽ kéo tới chủ đề bạn
Giống như dân Việt Nam từ khi xưa trong thời chiến tranh vậy. Khi Lính Mỹ, Pháp vừa có nhiều tài chính hơn, vừa có công nghệ hiện đại hơn chúng ta, thậm chí về mặt thể chất, những người lính Tây này còn khoẻ hơn chúng ta nhiều. Điều này dẫn đến chúng ta không thể đánh một cách trực tiếp được.
Chúng ta lúc ấy, sử dụng những lợi thế về địa hình, những lợi thế chúng ta mạnh, chúng ta “đánh tỉa” – bào mòn dần quân lực của đối thủ và dần dần giành từng chiến trận nhỏ rồi mới tới những khu vực thành phố mà chúng ta mong muốn hơn. Vì vậy, chúng ta cũng được nổi danh và biết đến nhiều về chiến lược “đánh du kích”.
Ở SEO Global cũng vậy, khi đối thủ đa phần đã:
- Đầu tư SEO từ trước đó. Chưa kể mindset SEO của người nước ngoài thường đi dài hạn hơn Việt Nam nhiều, vì vậy các website đều được tối ưu White Hat là phần lớn.
- Ngân sách họ lớn hơn với mình nhiều.
Như vậy, chúng ta không thể cứ tập trung vào từ khoá chuyển đổi – những từ khoá bán hàng volume search cao rồi đánh mạnh được, chúng ta khó có đủ ngân sách như họ.
Nên việc phân tích thị trường, hiểu về tệp khách hàng doanh nghiệp, coi xem bộ từ khoá – nội dung nào mà đối thủ chưa khai thác? Đâu là nội dung, khu vực mà đối thủ đang làm chưa tốt và cơ hội mình tiến đánh đầu tiên? Từ đây kết hợp xây dựng những nội dung có giá trị, thu hút backlink tự nhiên thêm. Giúp website có ROI, Organic Traffic và sự tín nhiệm trong Google, từ đây mà sẽ mở qua những chủ đề “đô thị” hay “thành phố” hơn.
Ví dụ như ở dự án Unifury, khi GTV mới triển khai, GTV Audit và thấy rằng có những bộ keywords có chuyển đổi của dự án, đang thuộc top 2 – top 15. GTV sẽ ưu tiên thúc đẩy lên top 1 – 5 trước. Như hình dưới
Song song, GTV chọn lựa những dạng bài viết về Quotes theo chủ đề để thu hút tệp khách hàng thuộc buyer persona của Unifury liên quan, những bài content này cũng dễ kéo organic traffic và backlink tự nhiên như kết quả trên đã chia sẻ. Từ những bài blog này, GTV có thể kéo internal link thúc đẩy cho các bài viết/trang bán hàng mà dự án mong muốn.
3.2 Xây Dựng Content Strategy và Tối Ưu User Search Journey
SEO và Content Marketing không thể tách rời. Một chiến lược nội dung thông minh, nhắm trúng nhu cầu của khách hàng, kết hợp nhuần nhuyễn với việc tối ưu SEO sẽ là “cặp bài trùng” mang đến hiệu quả đột phá cho doanh nghiệp.
Mỗi truy vấn/keywords của người dùng Search đều có một ý định tìm kiếm cụ thể (search intent), tuỳ vào ý định này mà chúng ta biết người dùng đang ở giai đoạn nào trong hành trình mua hàng của họ? Từ nhận biết vấn đề, xem xét giải pháp, đến ra quyết định mua sắm tương ứng với những cụm từ khóa người dùng sẽ tìm trên Google.
- Nhận vấn đề vấn đề (Attention): Từ khóa mang tính tham khảo, tìm hiểu cách giải quyết vấn đề, ví dụ: Phú Quốc có gì chơi?, Giới thiệu địa điểm du lịch Phú Quốc.
- Quan tâm tới chủ đề/lĩnh vực (Interest): Các từ khoá mang tính chất tìm hiểu kĩ hơn về thông tin liên quan tới lĩnh vực hoặc sản phẩm/dịch vụ thương hiệu bạn cung cấp, ví dụ: kinh nghiệm du lịch phú quốc,
- Mong muốn được sở hữu (Desire): Từ khóa xoay quanh việc tìm kiếm, so sánh sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng, ví dụ: Tour phú quốc trọn gói
- Hành động mua hàng (Action) Từ khóa thể hiện hành động mua hàng cao, cần được thuyết phục bằng thông tin về giá, khuyến mãi, đánh giá…, ví dụ: Tour phú quốc 3 ngày 2 đêm, đặt tour du lịch Phú Quốc, Tour du lịch Phú Quốc từ Hà Nội,…
Bởi vậy, một chiến dịch SEO hiệu quả, nó còn là việc xây dựng nội dung tương ứng với từng hành trình mua hàng trên. Một vài ví dụ:
- Giai đoạn Attention: Nội dung dạng blog, video ngắn, infographic cung cấp kiến thức chung.
- Giai đoạn interest: nội dung dài, chuyên sâu, cụ thể
- Giai đoạn Desire: Bài viết so sánh sản phẩm, video review, hình ảnh, thông tin về sản phẩm.
- Giai đoạn Action: Thông tin về bán hàng, ưu đãi, tư vấn trực tiếp…
Lấy ví dụ:
- Nhận biết vấn đề (Awareness): Từ khóa mang tính tham khảo, tìm hiểu cách giải quyết vấn đề, ví dụ: Phú Quốc có gì chơi?
- Quan tâm tới chủ đề/lĩnh vực (interest): Các từ khoá mang tính chất tìm hiểu kĩ hơn về thông tin liên quan tới lĩnh vực hoặc sản phẩm/dịch vụ thương hiệu bạn cung cấp, ví dụ: kinh nghiệm du lịch phú quốc
- Xem xét giải pháp (Consideration): Từ khóa gồm tên thương hiệu/ dòng sản phẩm, và hành động so sánh, ví dụ: Tour phú quốc trọn gói
- Quyết định (Decision): Từ khóa thể hiện nhu cầu mua hàng cao, cần được thuyết phục bằng thông tin về giá, khuyến mãi, đánh giá…, ví dụ: Tour phú quốc 3 ngày 2 đêm.
Bởi vậy, một chiến dịch SEO hiệu quả, nó còn là việc xây dựng nội dung tương ứng với từng hành trình mua hàng trên. Một vài ví dụ:
- Giai đoạn Awareness: Nội dung dạng blog, video ngắn, infographic cung cấp kiến thức chung.
- Giai đoạn interest: nội dung dài, chuyên sâu, cụ thể
- Giai đoạn Consideration: Bài viết so sánh sản phẩm, video review, hình ảnh, thông tin về sản phẩm.
- Giai đoạn Decision: Thông tin về bán hàng, ưu đãi, tư vấn trực tiếp…
Từ đây, thương hiệu của bạn sẽ xuất hiện trên từng giai đoạn tìm kiếm của khách hàng. Kết hợp với chiến lược internal link (liên kết nội bộ) cụ thể qua từng giai đoạn, bạn có thể xuất hiện trong nhận thức – nuôi dưỡng mối quan hệ – dẫn dắt khách hàng trên từng hành trình tìm kiếm của họ. Từ đây xây dựng được hình ảnh uy tín và tăng tỉ lệ chuyển đổi bán hàng cho thương hiệu. mà cần “nuôi dưỡng”.
3.3. Gián tiếp thúc Đẩy Bộ Keywords Sản Phẩm Chủ Chốt Để Chuyển Đổi
Song Song xác định việc triển khai định hướng các chủ đề mình có thể chiến thắng, và triển khai nghiên cứu từ khóa, chiến lược content marketing như trên. Chúng ta cũng cần ưu tiên những bộ keywords liên quan trực tiếp đến sản phẩm/dịch vụ hay thương hiệu của website. Điều này cũng ưu tiên việc thu hút những Traffic (hot Traffic) có nhu cầu mua hàng/tìm hiểu dịch vụ cao.
Ví dụ:
- Website bán giày dép: Website này cần tập trung vào các keywords như “giày dép nữ”, “giày dép nam”, “giày dép trẻ em”, “giày dép cao cấp”,…
- Website Retail về bán điện thoại: Website này cần tập trung vào các keywords như “điện thoại iPhone”, “điện thoại Samsung”, “điện thoại giá rẻ”,
Tất nhiên, những bộ từ khoá thuộc dạng “Hot Traffic” này cũng sẽ có cạnh tranh cao, nhưng cũng đồng thời có những từ khoá cạnh tranh dễ hoặc đôi khi bị lãng quên mà vẫn mang lại giá trị cho doanh nghiệp lớn. Những bộ từ khoá này được gọi là “Hidden Gem Keywords”.
Vì vậy, việc triển khai những bộ từ khoá “Hidden Gems” này song song, và mục tiêu cuối cùng để có thể thúc đẩy những bộ từ khoá “Hot Traffic” chính cũng là mục đích cuối của chiến dịch, nên một chiến lược SEO tuyệt vời cũng sẽ phải cho bạn rõ ràng cách thức để đạt những điều này.
Xây dựng nội dung ra sao để có thể hiệu quả?
3.1 Chuẩn Search Intent
Thấu hiểu ý định ẩn sau mỗi truy vấn tìm kiếm của khách hàng (Search Intent) là nguyên tắc nền tảng để thành công với SEO. Google hiện phân loại mục đích tìm kiếm thành bốn nhóm chính: Thông tin, Điều hướng, Thương mại và Giao dịch. Mỗi một cụm từ khóa người dùng nhập vào đều cho thấy họ đang trong giai đoạn khác nhau của hành trình mua hàng. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là xác định chính xác Intent đó để cung cấp thông tin phù hợp, kịp thời, và đúng trọng tâm.
Lấy ví dụ về từ khóa “du lịch Đà Nẵng”, người dùng rõ ràng đang trong giai đoạn tìm hiểu điểm đến, trải nghiệm (Intent: Thông tin). Một website du lịch với nội dung tập trung quảng cáo tour, giá vé mà bỏ qua các bài viết chia sẻ kinh nghiệm, review địa điểm tham quan… sẽ không được Google đánh giá cao.
Để tránh nội dung bị lạc đề, doanh nghiệp cần xây dựng quy trình sản xuất nội dung chặt chẽ, trong đó phân loại Search Intent cho từng từ khóa là bước then chốt. Công cụ hỗ trợ cho việc này bao gồm Google Keyword Planner, Ahrefs, SEMrush,…
3.2 Chất Lượng và Chuyên Môn Sâu Cao
Xác định Search Intent xong, việc tiếp theo là phân tích nội dung của các website top đầu trong kết quả tìm kiếm của Google. Mục tiêu của bước này là hiểu rõ: đối thủ cạnh tranh đang xây dựng nội dung với độ sâu ra sao, cách trình bày của họ như thế nào, ưu điểm và nhược điểm của từng đối thủ. Từ đó, doanh nghiệp mới xác định khoảng trống mình cần khai thác và phương thức “vượt mặt” để tạo ra nội dung xuất sắc hơn, mang đến giá trị cao hơn cho người dùng.
Google liên tục cập nhật thuật toán với ưu tiên cho nội dung hữu ích. Trong đó, “Helpful Content” và E-E-A-T là hai tiêu chí quan trọng. E-E-A-T bao gồm: Experience (kinh nghiệm / trải nghiệm), Expertise (Sự chuyên môn), Authoritativeness (Độ uy tín), Trustworthiness (Sự đáng tin). Muốn làm nội dung chuẩn mực này, doanh nghiệp cần lưu ý:
- Đầu tư vào người viết am hiểu chuyên sâu từng lĩnh vực.
- Tham khảo nguồn tin tức uy tín, trích dẫn rõ ràng trong nội dung.
- Thường xuyên cập nhật bài viết để nội dung luôn bổ ích và bắt kịp xu thế.
- Xây dựng hệ thống backlink chất lượng bằng hợp tác với các website cùng lĩnh vực nhằm tăng độ tin cậy.
Tuỳ vào dạng bài nội dung, cần chia sẻ những trải nghiệm của tác giả/thương hiệu.
3.3 Xây dựng nội dung dựa trên Source Context
Source Context (bối cảnh của gốc domain) = Monetization (thương hiệu kiếm doanh thu từ đâu?) + brand identity (bản sắc thương hiệu)
Xây dựng nội dung dựa trên source context giúp hiệu quả SEO trở nên bền vững, lâu dài cũng như thúc đẩy cho thương hiệu phát triển. Khác với những năm về trước, từ 2021 trở đi, Google RankBrain và AI đã có khả năng phân tích ngữ nghĩa, bối cảnh của content và website. Thêm vào đó, một từ khoá có thể có rất nhiều ý định khác nhau của người dùng.
Lấy ví dụ, từ khoá SEO Là gì có gần 30.000 Volume Search mỗi tháng, những người tìm kiếm từ khoá này, có thể là đối tượng sinh viên – chủ doanh nghiệp – marketing manager,… mỗi một đối tượng có thể sẽ có nhu cầu tìm kiếm khác nhau. Người là sinh viên, thì có thể tìm hiểu về cơ hội nghề nghiệp, người là chủ doanh nghiệp thì tìm kiếm xem coi SEO mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp họ?Điều này dẫn đến, khi xây dựng nội dung, tuỳ vào thương hiệu của bạn cung cấp giải pháp gì? Bản sắc thương hiệu của bạn là gì? Mà nội dung cũng phải phản ánh đúng cái Source context này, nội dung bạn phải được xây dựng từ thương hiệu bạn mà ra, chứ không phải chỉ cứ phân tích top 5 – 10 đối thủ, coi xem nội dung đang rank top là gì và xây dựng nội dung dựa trên đó.
Cũng ở ví dụ từ khoá “SEO là gì”, cách tiếp cận của GTV SEO cũng phải khác biệt so với các website khác. Trong khi GTV SEO tập trung vào các giải pháp SEO cho doanh nghiệp lớn hoặc đào tạo nguồn nhân lực SEO chuyên nghiệp thì bài “SEO Là gì” của GTV sẽ tập trung vào lợi ích SEO, vai trò SEO trong digital marketing,.. Còn một trang tuyển dụng như TopCV sẽ triển khai bài viết khai thác khía cạnh cơ hội nghề nghiệp trong ngành này.
Tại sao có những chiến dịch SEO không mang lại kỳ vọng?
Không phải lúc nào nỗ lực SEO cũng mang lại kết quả như doanh nghiệp kỳ vọng. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, và việc nhận diện chúng – biết chúng trước khi triển khai chiến dịch SEO cũng là cách giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, đỡ mất chi phí hơn.
Có những lý do chính như sau:
- Thực thi SEO BlackHat
- Không có người support hỗ trợ team SEO chỉnh những hạng mục cần chỉnh: Như feedback – review content kịp thời, chỉnh sửa technical SEO.
- Không phát sinh chuyển đổi như kỳ vọng.
Sau đây, GTV SEO sẽ đi vào những lý do cụ thể.
1. SEO Black Hat & White Hat
- SEO Black Hat: Thuật ngữ chỉ các thủ thuật “bẩn” nhằm đánh lừa công cụ tìm kiếm, mang lại thứ hạng cao trong thời gian ngắn. Ví dụ điển hình của SEO Black Hat gồm nhồi nhét từ khóa, Traffic user, Triển khai hàng loạt backlink spam số lượng lớn,…
- SEO White Hat: Ngược lại, đây là tập hợp các kỹ thuật tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc của Google, tập trung vào trải nghiệm của người dùng. SEO White Hat bao gồm việc tạo ra nội dung chất lượng cao, tối ưu website chuẩn kỹ thuật, hay xây dựng backlink từ những nguồn uy tín.
SEO Black Hat là con đường tắt đầy rủi ro. Google ngày càng thông minh trong việc phát hiện các hình thức gian lận, và website của doanh nghiệp có thể bị phạt nặng, thậm chí bị xóa sổ khỏi kết quả tìm kiếm. Điều này khiến website thương hiệu có thể tăng trưởng kết quả trong thời gian ngắn, nhưng tương lai thì rất khó bền vững.
Tập trung vào SEO White Hat với chiến lược dài hạn mới là hướng đi bền vững. Và quan trọng nhất, nội dung chất lượng luôn là trái tim của mọi chiến dịch SEO thành công về cả mặt Top, Traffic và cả chuyển đổi – hình ảnh thương hiệu.
2. Sự support cần thiết để đẩy nhanh tiến độ
Đối với doanh nghiệp triển khai SEO bài bản, khối lượng công việc có thể vô cùng lớn ở content, và chỉnh sửa technical SEO hiệu quả. Việc có một nhân viên chuyên trách làm cầu nối với agency là giải pháp quan trọng để hoạt động trơn tru và đạt hiệu quả cao.
Vai trò then chốt của người support thông thường là:
- Hiểu rõ quy trình, cách làm việc của agency để phối hợp hiệu quả, tiết kiệm thời gian cho đôi bên.
- Am hiểu ở mức cơ bản về SEO Technical để kịp thời phối hợp Agency đưa các lỗi kỹ thuật quan trọng cần khắc phục, thúc đẩy đội ngũ IT nhanh chóng giải quyết. Điều này cực kì quan trọng trong dự án.
- Phối hợp agency để thúc đẩy chỉnh sửa những hạng mục tới website như UX/UI, cấu trúc website
- Cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu về sản phẩm/dịch vụ, thị trường mục tiêu… cho agency, hỗ trợ đắc lực để chiến dịch SEO gặt hái thành công.
Những hạng mục trên, nghe thì ít nhưng tác động rất lớn và tổng thể tới hiệu quả của toàn bộ chiến dịch SEO cho một website, đôi khi cũng sẽ cần chỉnh nhiều thứ nên sẽ dẫn đến việc nản lòng của phía doanh nghiệp muốn chỉnh sửa. Nhưng khi hoàn thiện, chắc chắn bạn sẽ gặt được nhiều trái ngọt chỉ trong một thời gian 2 – 3 tháng sau.
3. Không phát sinh chuyển đổi từ kênh SEO như kỳ vọng.
Trong nhiều trường hợp, nhiều khi website đạt được những từ khóa mong muốn lẫn có một lượng organic traffic lớn vào website. Tuy nhiên, bạn không thấy sự chuyển đổi từ kênh SEO như kỳ vọng ban đầu.
Điều đầu tiên bạn cần rõ, SEO và CRO là hai phạm vi khác nhau. SEO như định nghĩa, giúp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm – đẩy những từ khoá lên trang 1 hoặc vị trí top cao như mong muốn. Từ đây thu hút được những Traffic chất lượng tới website.
Khi Traffic tới website bạn rồi, điều tiếp theo bạn cần là Conversion (sự chuyển đổi), một chiến lược tối ưu chuyển đổi phối hợp SEO là cần thiết, những phương pháp có thể kể tới như:
- Phân tích HeatMap & User behavior trên website, để xem khách hàng tương tác như thế nào? Từ đây tối ưu chuyển đổi ở những trang Sale Pages hoặc trang kéo traffic tới Sale Pages.
- Kết hợp các chiến dịch remarketing ở các kênh khác, khi ở thời điểm hiện tại, người dùng rất khó thấy nội dung bạn một lần và họ chuyển đổi ngay được. Mà họ cần thấy nhiều lần và thậm chí ở trên nhiều kênh truyền thông khác nhau (social media, email marketing,…)
- Kết hợp chiến dịch nuôi dưỡng mối quan hệ khách hàng qua email marketing,….
Tất nhiên vẫn còn nhiều phương pháp khác, vì vậy nếu như bạn không chắc chắn, hãy tìm một chuyên gia SEO hoặc một đội ngũ SEO (như GTV SEO Agency chẳng hạn ;)) để có thể có lời khuyên phù hợp nhất nhé.
Thuê Agency Thì Nên Lưu Ý Gì?
Việc thuê một agency SEO uy tín là quyết định quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của chiến dịch tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho doanh nghiệp. Dưới đây là các tiêu chí then chốt doanh nghiệp cần lưu tâm khi lựa chọn đối tác.
- Kinh nghiệm: Agency đã có bao nhiêu năm hoạt động trong lĩnh vực SEO, và cụ thể hơn là từng triển khai cho các doanh nghiệp thuộc cùng ngành hàng hay không.
- Hiệu quả đạt được: Xem xét các case studies tiêu biểu, các chỉ số KPI (Key Performance Indicators) mà agency từng đạt được với mức ngân sách tương tự với ngân sách doanh nghiệp dự kiến đầu tư.
- Chiến lược và phương pháp: Agency đưa ra giải pháp gì để giải quyết các bài toán SEO cụ thể của doanh nghiệp? Đề xuất của họ có sáng tạo, toàn diện, và thực sự thuyết phục hay không?
- Thông tin về agency: Quy mô đội ngũ, năng lực lãnh đạo, văn hóa làm việc… ảnh hưởng không hề nhỏ đến chất lượng và khả năng hợp tác lâu dài.
Một số câu hỏi để đánh giá chiến lược SEO liệu có hiệu quả?
Về cơ bản, Một chiến lược SEO đúng đắn sẽ là kim chỉ nam xuyên suốt dự án. Doanh nghiệp cần kiểm tra thật kỹ năng lực hoạch định chiến lược của agency trước khi bắt tay hợp tác. Nên đặt ra các câu hỏi cụ thể để thấy được chiều sâu tư duy và kiến thức nền vững chắc của agency, chẳng hạn như:
- Agency đã phân tích đối thủ cạnh tranh và thị trường mục tiêu của doanh nghiệp như thế nào?
- Agency đã tìm hiểu gì về hiện trạng hiện tại của website thương hiệu?
- Lựa chọn từ khóa được agency thực hiện dựa trên tiêu chí nào? Tại sao lại chọn những từ khoá này
- Định hướng triển khai SEO trong từng giai đoạn là ra sao? Lý do tại sao có định hướng này?
- Và nếu có thể, hãy hỏi chi tiết về bản kế hoạch SEO thể hiện sự hiểu biết của agency về SEO on-page, Entity, off-page, và technical SEO ra sao?
Nhắc lại để nhấn mạnh, một chiến lược SEO khoa học cần phải bao gồm ba trụ cột then chốt: Nghiên cứu toàn diện, content chất lượng, và nền tảng website chuẩn kỹ thuật.
Giới thiệu GTV SEO Agency
Thành lập từ năm 2016, GTV SEO đã đồng hành triển khai dịch vụ SEO cho 450+ thương hiệu lớn nhỏ, kể tới như: Vinamilk, Bamboo Airway, Thiết bị Vệ Sinh TOTO, Bảo Hiểm Generali,…. Bên cạnh dịch vụ SEO, GTV còn cung cấp dịch vụ tư vấn SEO, chú trọng tổ chức các khóa đào tạo SEO nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành.
Trong nhiều năm hoạt động, GTV SEO đã có vinh dự đồng hành cùng rất nhiều doanh nghiệp đầu ngành trên hành trình chinh phục Google, từ đó xây dựng được niềm tin vững chắc từ thị trường. GTV SEO hoạt động dựa trên các giá trị cốt lõi:
- Trở thành Bậc thầy về Kinh nghiệm & Kỹ năng: GTV không ngừng cải tiến những gì chúng tôi đang làm. Luôn cố gắng đổi mới, cải thiện kiến thức chuyên môn, kỹ năng mỗi ngày để đạt được thành tích xuất sắc nhất.
- Chính trực & Minh bạch: Suy nghĩ – Hành động – Lời nói nhất quán là giá trị cốt lõi của sự chính trực mà GTV luôn hướng đến. Đồng thời, chúng tôi luôn minh bạch, rõ ràng trong từng chính sách, công việc thực hiện nhằm mục đích cuối cùng là tạo giá trị cho khách hàng và các thành viên đồng hành tại GTV.
- Toàn tâm, toàn sức vào từng công việc mình làm: GTV làm mọi thứ bằng cả trái tim, khối óc và tâm hồn của mình. Không chỉ tạo ra những kết quả xuất sắc mà các GTV-er còn hết mình trong những chuyến đi thiện nguyện, trong những hoạt động hàng tháng, hàng quý do GTV tổ chức.
Vì Sao Doanh Nghiệp Global nên chọn GTV SEO?
- Kinh nghiệm dồi dào: Không chỉ triển khai những thương hiệu doanh nghiệp lớn hay SMEs tại Việt Nam, với tinh thần Go Global – GTV còn đã làm hơn 20+ dự án quốc tế và tiêu biểu có những học viên của GTV đã đạt lên gần 2 triệu traffic/tháng từ các đào tạo SEO của GTV.
Ngoài ra, GTV còn được cộng đồng SEO đánh giá cao khi có cộng đồng hơn 70.000 thành viên, kênh youtube chia sẻ SEO 40.000 người theo dõi và hơn 3000 học viên SEO thành công.
- Phương pháp tiếp cận độc đáo: GTV SEO không cung cấp giải pháp “một cỡ cho tất cả”. Chúng tôi cùng doanh nghiệp phân tích kỹ lưỡng các thách thức của từng thị trường, từ đó thiết kế chiến lược SEO riêng biệt tối ưu hiệu quả.
- Tôn trọng sự minh bạch: GTV SEO luôn sẵn sàng cập nhật tiến độ dự án, báo cáo kết quả định kỳ, và sẵn sàng giải trình chi tiết về việc sử dụng ngân sách nhằm tạo sự tin tưởng tuyệt đối từ khách hàng.
Với GTV SEO, chúng tôi không chỉ đơn thuần là agency, mà khao khát trở thành đối tác chiến lược, đồng hành lâu dài cùng doanh nghiệp để mang đến thành công bền vững trong kỷ nguyên số.