Bạn đã từng sử dụng công cụ Google Analytics để theo dõi phân tích các chỉ số của website mình chưa? Đây là một công cụ hữu ích cho quá trình làm SEO của bạn.
Nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy có một mục Source/ Referrals trong Công cụ Google Analytics. Vậy yếu tố referral là gì?
Nhìn vào phân tích traffic gần đây của website trên Google Analytics, bạn có thể thấy sự thay đổi referral traffic đáng kể trong một khoảng thời gian và sau đó quay trở lại mức traffic ban đầu. Chuyện gì đã xảy ra?
- Referral traffic là gì?
- Nó ảnh hưởng như thế nào đến website của bạn?
- Làm sao để tăng referral traffic cho website nhanh chóng?
Không cần nghĩ ngợi nhiều nữa đâu, tôi đã có đáp án cho bạn. Tìm hiểu ngay thôi!
Referral là gì?
Referral ở đây có nghĩa là giới thiệu. Bạn có thể giới thiệu 1 người nào đó tham gia vào kế hoạch hoặc dự án mà bạn đang tham gia. Đối với SEO, referral là hình thức giới thiệu từ một nguồn bất kỳ (cả online và offline), không phải trên công cụ tìm kiếm để điều hướng người dùng truy cập vào website của bạn.
Hầu hết các marketers đều có chung một mục tiêu quan trọng:
Tăng lượng traffic vào trang web nhằm tăng giá trị chuyển đổi mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.
Có nhiều chiến thuật khác nhau để thực hiện mục tiêu này:
- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
- Triển khai PPC – Lượt click có trả phí
- Viết blog
- Marketing trên các social media.
Tuy nhiên, những chiến thuật này đều có những hạn chế:
- SEO mất thời gian
- PPC tốn kém
- Google đang trở nên quá bão hòa với nhiều nội dung blog
- Social media luôn gặp vấn đề về chứng minh lợi nhuận ROI.
Một chiến thuật vô cùng hiệu quả và quan trọng nhưng thường bị bỏ qua chính là referral traffic. Bạn có thể sử dụng referral traffic như thế nào để thu hút những khách hàng tiềm năng?
Khi người dùng nhấp vào link trên một website hoặc mạng xã hội thì sẽ được đưa đến website khác. Các phần mềm theo dõi như Google Analytics sẽ tính lượt truy cập đó là 1 referral traffic.
Website ban đầu được gọi là “referrer” vì nó đề cập lượng truy cập sang trang web khác.
>>> Bài viết liên quan: Traffic là gì? 5 loại traffic cơ bản bạn cần phải biết
Những thuật ngữ liên quan đến referral
Referral là một khái niệm trong marketing, nó đề cập đến việc giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ cho người khác. Các thuật ngữ liên quan đến referral bao gồm:
Referral Marketing
Referral Marketing ( tiếp thị giới thiệu) là một dạng referral rất phổ biến với những người đang làm ở lĩnh vực kinh doanh. Đúng như tên, referral marketing thường được sử dụng với mục đích quảng bá sản phẩm bằng phương thức truyền miệng.
Trước kia, phương thức này hầu như không có lợi nhuận cao và vẫn chưa phát huy thực sự phát huy được hết tác dụng của nó. Nhưng cho đến hiện tại nhờ vào chiến lược marketing của các doanh nghiệp đã khiến dạng này ngày càng thông dụng hơn.
Referral Marketing được chia làm hai hình thức chính gồm:
- Tiếp thị giới thiệu trực tuyến: Mạng lưới Internet là một đòn bẩy rất tốt mà hình thức này tận dụng được. Doanh nghiệp sản xuất sẽ quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình thông qua các kênh trực tuyến như website, blog, Facebook,… để đáp ứng được phạm vi người dùng rộng hơn trong một khoản thời gian ngắn.
- Tiếp thị sản phẩm ngoại tuyến: nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải quảng bá một cách trực tiếp đến người tiêu dùng mà không sử dụng mạng Internet.
Referral Search
Referral Search được hiểu nôm na là giới thiệu tìm kiếm. Đây là một công cụ rất thông dụng hiện nay, được sử dụng để chèn nhiều đường link khác nhau trong cùng một website. Việc này sẽ giúp cho bạn đỡ tốn thời gian phải tìm kiếm trên google bằng cách ấn vào đường link được chèn trong website sẽ hiện ra ngay.
Referral Recruitment
Referral Recruitment được hiểu là một hình thức tuyển dụng giới thiệu. Đây là một trong những hình thức tuyển dụng mà rất nhiều doanh nghiệp sử dụng để tuyển dụng những ứng viên ưu tú cho doanh nghiệp thông qua tin tuyển dụng trên các trang mạng xã hội của doanh nghiệp.
Referral Code
Referral Code được hiểu là một đường dẫn liên kết Referral (link Ref) mà đường dẫn đó có thể giúp bạn giới thiệu trên bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào bằng cách thức đơn giản là nhấp vào link Referral. Nhờ đó mà website sẽ tăng lượng theo dõi đáng kể và hỗ trợ rất lớn trong SEO.
Referral Link đơn giản chỉ là một liên kết giới thiệu dưới dạng một đường dẫn URL. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể quảng bá thương hiệu, nội dung web hay bất kỳ sản phẩm nào của họ.
Tầm quan trọng của referral
Tầm quan trọng của referral traffic đối với website và những lợi ích của referral là gì?
Tăng traffic cho website
Referral traffic rất quan trọng đối với website của bạn. Nó có thể giúp website bạn tiếp cận với người dùng từ các website khác với cùng nhóm đối tượng.
Do đó, website của bạn sẽ thu hút được nhiều lượng truy cập thông qua các website đáng tin cậy. Từ đó, những người truy cập này có thể trở thành những khách hàng mới của bạn.
Mang lại lượng khách hàng chất lượng
Dựa vào danh sách referrals này, bạn có thể xác định được sở thích, nhu cầu tìm kiếm của khách hàng, những topic họ đang quan tâm, …
Từ đó, tối ưu content cho phù hợp với đối tượng người dùng tăng giá trị chuyển đổi, biến người dùng thành khách hàng của bạn.
Hỗ trợ chiến lược SEO dài hạn của doanh nghiệp
Ngoài ra, referral traffic cũng có lợi ích SEO. Có được khách hàng không phải là tất cả. Nó còn giúp website hiện trên top đầu của mục tìm kiếm, hỗ trợ phần lớn cho chiến lược SEO của bạn – 1 chiến lược dài hạn quan trọng.
Người dùng tiếp cận đến website uy tín liên kết đến bạn nên chắc chắn sẽ có một độ tin cậy nhất định dành cho website bạn.
Hãy thử tưởng tượng:
Nếu sở hữu 1 website uy tín, bạn có muốn giới thiệu một trang web không uy tín hay không hữu ích cho người dùng của mình không?
Tôi thì đương nhiên không rồi!
Cách kiểm tra Referral Traffic
Để kiểm tra được Referral Traffic, trước tiên bạn phải có một tài khoản Google Analytics. Tiếp theo, làm theo các bước:
- Bước 1: Đăng nhập vào Analytics bằng tài khoản Google.
- Bước 2: Chọn vào Acquisition ( Sức thu hút)
- Bước 3: Chọn All Traffic ( Tất cả lượng truy cập)
- Bước 4: Xem thông tin tại Referral.
Cách tăng Refferal Traffic cho website
Sau khi hiểu được referral là gì thì bước tiếp theo sẽ là làm thế nào để tăng referral traffic cho website của mình. Nó cũng khá đơn giản, điều đầu tiên bạn phải đảm bảo chính là: Tạo dựng một bài viết thu hút trên chính website của mình. Sau đó, áp dụng 9 phương pháp tôi sẽ chia sẻ sau đây:
1. Đăng bài trên các blog cộng đồng
Bài đăng trên blog tạo ra nhiều cơ hội thu hút người dùng truy đến trang web của bạn. Trên hầu hết các blog, phải luôn có external link, thông tin tác giả và CTA – Lời kêu gọi chia sẻ.
Nếu bạn có một bài đăng nổi bật trên một trang web nổi tiếng, bạn sẽ có được một lượng traffic khủng và các backlink đến website của bạn. Tốt nhất, hãy tập trung vào các website hàng đầu trong ngành của bạn.
Ví dụ: Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực marketing, cộng đồng Brands Việt Nam sẽ là nơi hoàn hảo để bạn đăng bài.
Lưu ý:
- Tập trung vào các website liên quan đến ngành của bạn. Không ai muốn đọc về xu hướng thời trang thu đông trên blog về súng & đạn.
- Đặt cái tâm trong khi viết (nghĩ về người dùng trước tiên)
- Liên kết bài viết với những người có ảnh hưởng trong lĩnh vực của bạn. Họ sẽ chú ý và giúp quảng cáo bài post của bạn trên chính blog của họ. Điều này sẽ giúp tăng referral traffic.
2. Bình luận trên Blog
Một câu hỏi thường được đặt ra:
Phần bình luận trên blog có giúp ích gì cho SEO không?
Nó không chỉ có thể giúp cho SEO mà còn có thể tăng traffic cho trang web của bạn. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn không quá spam trên blacklink comment của website khác là được.
Một vài lời khuyên cho bạn:
- Đưa ra ý kiến có giá trị: Không ai thích một người hay phàn nàn hoặc khoe khoang. Nếu mang hướng tiêu cực tốt nhất đừng bình luận.
- Tập trung vào các blog cho phép chèn link trong phần comment: Hãy nhớ rằng, bạn đang cố gắng tăng traffic cho web. Do vậy, hãy luôn chèn link của website bạn vào phần comment hoặc phần chứa thông tin tài khoản bình luận.
Trong phần này, thay vì chèn link youtube như tôi, bạn có thể điền trực tiếp link trang chủ hoặc trang mà bạn muốn tăng referral traffic.
- Đưa các link trỏ đến website của bạn lên đầu danh sách bình luận.
3. Hoạt động trên các diễn đàn
Diễn đàn trực tuyến là một nguồn tuyệt vời để thu hút khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, nguồn này thường bị bỏ qua. Tương tự như bình luận trên blog, bạn nên tập trung vào các diễn đàn cùng lĩnh vực với mình.
Một số tip cho bạn:
- Đảm bảo diễn đàn đang hoạt động. Đừng lãng phí thời gian trên một diễn đàn không có một bài đăng nào trong tháng.
- Đăng ký sử dụng tên chính xác của bạn đi kèm với tên thương hiệu. Ví dụ, tôi dùng tên Đỗ Anh Việt – CEO & Co-Founder GTV SEO.
- Kêu gọi mọi người chia sẻ. Đây là cách bạn sẽ thu hút lượng truy cập đến trang web của mình.
- Nên tham gia vào các lĩnh vực của diễn đàn mà bạn có chuyên môn nhất.
- Đưa ra các case study thực tế. Đừng chỉ đưa ra lời khuyên. Không ai thích một người biết tất cả. Hãy cố gắng cung cấp những kinh nghiệm cá nhân.
- Chia sẻ kiến thức hữu ích cho diễn đàn kèm theo link trỏ về website.
4. Đưa website lên những trang review
Những trang review là một nguồn tuyệt vời để thu hút nhiều traffic hơn.
Khi khách hàng muốn mua một sản phẩm/dịch vụ nào đó thì họ sẽ so sánh các nhà cung cấp hoặc sản phẩm thông qua các website review. Thật tuyệt khi có thể đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn lên các website này.
Ví dụ: GTV SEO đã và đang hiển thị trong danh sách top các công ty SEO chuyên nghiệp tại TP.HCM.
Nếu thêm website gtvseo.com vào danh sách này, bạn sẽ có thể thu hút khách hàng nhiều hơn.
Lưu ý:
- Website phải nằm trong danh sách review của lĩnh vực liên quan
- Và website review phải uy tín
- Website bạn nhận đánh giá tích cực từ người dùng
Giả sử website tôi nằm trong danh sách Top 10 SEO Agency làm dịch vụ seo nổi tiếng, chất lượng ở TP.HCM được một website có uy tín review. Vậy là bạn sắp có một lượng lớn traffic về web rồi đấy.
Và đôi khi, bạn cũng cần trả tiền để được đưa lên đầu danh sách review.
5. Tạo chiến dịch video marketing
Không chỉ phần nội dung/ dòng chữ chi chít thu hút thì mới tăng traffic cho website. Triển khai video marketing có thể mang lại kết quả không ngờ.
Lưu ý:
- Phải nhận thức động lực thực hiện chiến dịch video marketing.
- Làm rõ chủ đề và format của content cho video.
- Content của video theo lối kể chuyện để tăng tính kết nối với người dùng.
- Sử dụng nút call-to-action (CTA) – Kêu gọi hành động để hướng người dùng hành động.
6. Tận dụng các mạng xã hội
Theo Social Media Examiner – 1 cộng đồng marketing trên social media thống kê:
89% các marketer đã chỉ ra rằng mạng xã hội tạo ra cơ hội nhiều hơn cho doanh nghiệp của họ. Và 75% cho rằng traffic website tăng lên do nỗ lực truyền thông xã hội của họ.
Và đây cũng là cách tôi thường áp dụng cho website GTV SEO của mình.
Sử dụng tài khoản Facebook, Twitter, LinkedIn, YouTube, Google+, Instagram và Pinterest là 7 mạng xã hội hàng đầu được các marketer sử dụng.
Quảng cáo thông qua mạng xã hội không chỉ là xu hướng. Đó còn là một chiến thuật mà hầu hết các marketer đang sử dụng để nhằm tăng traffic, khách hàng tiềm năng và doanh số của doanh nghiệp.
Mỗi khi bạn like, share hoặc ghim một phần nội dung là bạn đang có cơ hội:
- Tăng traffic cho trang web của mình.
- Bài viết hiển thị ở top đầu bảng xếp hạng của Google.
Cách thực hiện:
- Chia sẻ nội dung bài viết trên các kênh social media bạn hoạt động mạnh
- Cần tối ưu content phù hợp cho từng platform: Facebook, Instagram, Youtube, …
- Kèm link trỏ về bài viết trên website
- Kêu gọi người dùng chia sẻ bài viết
7. Gửi email cung cấp giá trị đúng lúc
Email newsletter là một nguồn referral cực kỳ hiệu quả cho website của bạn. Đối với GTV SEO, email marketing là một kênh mang về cực kỳ nhiều referral traffic chất lượng.
Với điều kiện:
- Email chứa giá trị hữu ích
- Thời gian gửi email tùy thuộc vào đối tượng người dùng
- Phân loại nhóm người dùng theo nhiều yếu tố: Độ tuổi, giới tính, vấn đề người dùng quan tâm, … để gửi email.
- Gắn kèm link dẫn đến website/ bài viết của bạn.
Gửi email cung cấp giá trị hữu ích, đúng lúc sẽ tăng khả năng người dùng truy cập vào website. Đương nhiên, giúp tăng referral traffic cho website bạn.
8. Guest Posting
Đây là cách tăng traffic mang lại hiệu quả nhất so với các cách trên mà bạn có thể áp dụng.
- Xác định vấn đề bạn đang muốn viết.
- Tìm các blog/ website liên quan đến chủ đề của website bạn và có cùng tệp khách hàng bạn đang nhắm đến.
- Thống kê lại thành 1 danh sách có thể blog posting.
Lưu ý: Nên lựa chọn những trang liên quan và có UR nhỏ hơn UR của website mình để tăng khả năng được chấp nhận blog posting.
- Thống kê thông tin liên hệ bằng cách:
- Vào Trang chủ hoặc trang Liên hệ của website tìm địa chỉ email.
- Gửi email thỏa thuận nội dung bài viết blog posting và mức chi phí cho mỗi bài.
- Theo dõi cho đến khi nhận được phản hồi của họ (dù tốt hay không)
9. Tạo các infographic (hình ảnh chứa thông tin)
Infographic vô cùng phù hợp với câu nói: “Một bức ảnh hơn ngàn lời nói”.
Nó có thể cấu trúc lại thông tin phức tạp trở nên đơn giản thông qua các hình ảnh. Tham khảo hình ảnh bên dưới:
Các infographic bạn tạo cần phải được like, share và ghim trên các mạng xã hội. Những người khác sẽ đưa các đồ họa này vào bài viết của họ nếu hữu ích. Từ đó, có thể tạo liên kết đến website của bạn.
Sau đây là một vài cách để tăng Referral Traffic cho website chắc chắn sẽ có ích cho bạn:
10. Tận dụng các phương tiện truyền thông
Tận dụng những kênh mạng xã hội để nhận referral một cách nhanh chóng. Điều này không chỉ là xu hướng quảng cáo thông qua các trang mạng xã hội mà còn là một chiến thuật mà các doanh nghiệp đang sử dụng nhằm tăng traffic, và tăng lượng khách hàng tiềm năng giúp tăng nhanh doanh số của doanh nghiệp.
Mỗi khi like, share hay ghim bất kì phần nội dung nào thi sẽ góp phần giúp:
- Bài viết sẽ hiện ra ở đầu bảng xếp hạng của Google
- Tăng traffic cho web của mình
Để thực hiện, bạn có thể làm theo một vài cách sau:
- Thường xuyên hoạt động, đăng tải nội dung, bài viết thu hút người xem trên mạng xã hội
- Tối ưu hóa nội dung trên từng trang mạng xã hội như Youtube, Facebook, Instagram,..
- Kêu gọi chia sẻ và chèn liên kết điều hướng.
11. Giới thiệu từ KOLs
Việc tác động trực tiếp đến hành vi mua hàng của khách hàng thông qua những người có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực nào đó khi họ đã có một lượng theo dõi nhất định chưa bao giờ là một cách lỗi thời để tăng referral hiệu quả. Chính vì thế, giới thiệu từ KOLs cho website của bạn có thể mang lại hiệu quả tích cực nếu bạn lựa chọn đúng KOLs. Sau đây là một số cách cần làm:
- Đặt link trong một bài viết của KOLs bạn đã chọn.
- Giới thiệu trực tiếp website của bạn thông qua các video, buổi phát trực tiếp có sự xuất hiện của KOLs.
12. Đăng tin tuyển dụng
Một cách khác để cải thiện referral traffic cho website là đăng tin tuyển dụng. Bạn cũng cần chú ý cung cấp đầy đủ thông tin về công ty và lưu ý phải để link trỏ về website. Việc này không chỉ thu hút một lượng referral traffic hiệu quả mà còn có thể thu hút được các ứng viên tiềm năng về cho doanh nghiệp.
13. Trả lời các câu hỏi tại những chủ đề chuyên sâu
Phương pháp này rất hiệu quả để tăng referral traffic, tuy nhiên bạn cần lưu ý những điều này:
- Đưa ra ý kiến có giá trị, ý nghĩa và mang tính xây dựng cao
- Đưa ra được những dẫn chứng và số liệu cụ thể để để làm dẫn chứng cho ý kiến của bạn
- Chú ý tập trung vào các blog hay diễn đàn được phép chèn link trong phần bình luận.
Những lưu ý triển khai referral
Sau đây là một số điều cần lưu ý khi triển trai referral:
- Việc xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng là điều tối thiểu phải làm để khuyến khích người tiêu dùng làm điều gì đó có lợi cho doanh nghiệp.
- Bắt buộc phải có chính sách referral rõ ràng, minh bạch
- Phải cho khách hàng cảm nhận được giá trị của họ đối với bạn
- Sử dụng công cụ để giúp bạn quản lý referral của mình một cách dễ dàng hơn.
KẾT LUẬN
Giờ thì bạn đã hiểu được referral là gì, tại sao cần phải có referral traffic rồi chứ?
Tuy nhiên, bạn phải luôn đảm bảo rằng:
Bài viết của bạn trên website hoặc các thông tin bạn chia sẻ phải thực sự chất lượng mới có thể thôi thúc người dùng referral.
Áp dụng 9 phương pháp đơn giản tôi liệt kê bên trên để tăng referral traffic nhanh chóng và bền vững cho website của bạn.
Comment bên dưới bài viết chia sẻ suy nghĩ của bạn nhé!
Chúc bạn thành công!
Nguồn Tham Khảo: