Chi tiết Submit URL lên Google nhanh chóng (Update 2023)

Vincent Do | SEO | SEO cơ bản | Tháng Một 31, 2022

Chương 1

Submit là gì? Vì sao Submit lại quan trọng

Xem chương này

Chương 2

Sự thật Google ngừng hỗ trợ Submit URL/Website

Xem chương này

Chương 3

4 Cách Submit URL Google nhanh chóng

Xem chương này

Chương 4

Những điều bạn cần biết về Submit URL/Website

Xem chương này

Chương 5

Nguyên nhân Google index website chậm

Xem chương này

Chương 6

Khắc phục tình trạng website không được index

Xem chương này

Chương 7

Cách Submit URL trên các công cụ tìm kiếm khác

Xem chương này

Chương 8

Cách kiểm tra tình trạng index Google

Xem chương này

Chương 9

Thủ thuật giúp tăng tốc độ Submit URL lên Google

Xem chương này

Chương 10

Một số câu hỏi liên quan đến Submit URL

Xem chương này

Chương 11

Kết luận

Xem chương này

Có một sự thật rất đơn giản: Nếu công cụ tìm kiếm không biết đến website bạn, cơ hội xếp hạng sẽ bằng 0. Có cả trường hợp là website chính thức hoạt động được vài tuần mà vẫn chẳng tìm thấy chúng ở đâu trên Google/Bing/Yahoo. Chưa nói đến những URL được xuất bản khoảng 2-3 ngày thì 95% người dùng không thể tìm thấy chúng trên công cụ tìm kiếm.

Nếu bạn đang đọc bài viết này, tôi đoán bạn là một trong số những doanh nghiệp gặp vấn đề tương tự. Thế nên hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn cách Submit URL Google và các công cụ tìm kiếm phổ biến khác. Giờ thì bắt đầu nhé!

Chương 1

Submit là gì? Vì sao Submit lại quan trọng

Bài viết của bạn dù hay đến mấy, chuẩn SEO như thế nào cũng sẽ thành công cốc nếu không được Google index – Google lập chỉ mục. Để bài viết mới của bạn sớm được xuất hiện trên Google khi có người tìm kiếm thì bạn có thể áp dụng phương pháp Submit URL. Vậy cụ thể Submit URL là gì? Mời bạn tìm hiểu trong Chương 1 nhé!

Submit URL là gì?

Submit URL là một thuật ngữ phổ biến và quan trọng đối với người làm SEO, dịch theo tiếng Việt có nghĩa là báo cáo URL hoặc khai báo URL. Đây là cách khai báo đường link giúp con bot của Google nhận biết các nội dung mới của website để quay lại đọc bài và trả kết quả index sớm nhất.

Do đó, mỗi khi publish một bài viết, bạn nên Submit URL để con bot của Google nhận được nội dung mới, và trả về kết quả index. Nếu không làm vậy, thành quả của bạn sẽ bị kẻ khác đánh cắp, đây là cách bảo vệ công sức của bạn, đảm bảo quyền lợi cho nhà sản xuất nội dung hay chủ website.

Index là gì?

Index là thuật ngữ chỉ quá trình các bot Google cập nhật, thu thập dữ liệu mới và lập chỉ mục cho nó. Sau khi index, nội dung mới của website sẽ được Google lưu trữ, đánh giá và so sánh với các website khác rồi mới đưa ra xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm.

Video này sẽ giúp bạn hiểu hơn về “Lý Do Khiến Website của Bạn Không Được Index”

Khi được Google index đồng nghĩa bài viết của bạn được Google công nhận, các website khác không có quyền sao chép hay ăn cắp nội dung đó. Việc được index càng nhanh sẽ mang lại nhiều lợi ích.

Vì sao Submit URL Google lại quan trọng?

Khi bài viết của bạn được publish tức là bot Google đã crawl và đánh giá chỉ mục (index).

Bots Search Engine sẽ tìm kiếm mọi ngóc ngách của các website để dò, đánh giá và so sánh. Khi nội dung thay đổi sẽ được bot cập nhật, gửi dữ liệu mới nhất đến Search Engine.

Vậy Submit URL có ý nghĩa gì khi bot đã tự động làm rồi? Trên thực tế bot của Search Engine cập nhật các thay đổi mới về nội dung nhanh thì vài giờ, lâu có thể mất cả tuần, đôi khi những thay đổi không được cập nhật do lỗi, bài mới không được index.

Nguyên nhân do bot của Search Engine hoạt động nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc bạn tối ưu SEO Onpage, ví dụ như việc tạo đúng Sitemap, thực hiện nội dung chuẩn SEO, xây dựng Internal Links, đường dẫn chuẩn SEO,…

Dù bot hoạt động tự động nhưng vẫn gặp nhiều lỗi khiến không thể index nhanh. Do đó, Submit URL cho phép bạn gửi yêu cầu thẳng đến bot Google nhanh, bot sẽ dò và lập chỉ mục ngay trong một nốt nhạc mà không cần chờ đợi quá lâu.

Khi nào cần Submit website lên Google?

Thông thường, bạn sẽ submit website ngay khi bắt đầu launch website lần đầu tiên để Google biết đến sự tồn tại của website hoặc khi chuyển toàn bộ website của mình và redirect sang một tên miền mới.

Nếu một website đã tồn tại, bạn không cần phải submit toàn bộ web nếu như nó đã được lập chỉ mục. Tuy nhiên, khi website được fix lại hay có các thay đổi mới thì nên submit website.

Website xuất hiện các lỗi như 404 trong Search Console và cần edit chỉnh sửa lại. Hay đôi khi bạn vô tình thêm thẻ rel=”noindex” trên trang, làm trang bị loại khỏi danh sách được index bài viết. Sau đó, bạn bỏ đi thẻ rel=”noindex” và muốn Google index lại bài viết của mình.

Chương 2

Sự thật Google ngừng hỗ trợ Submit URL/Website

Khi tính năng yêu cầu lập chỉ mục xuất hiện, những người làm SEO đã quá lạm dụng gửi yêu cầu dẫn đến các bài viết kém chất lượng. Trái ngược với mục đích của Google là tạo ra giá trị, cho ra tìm kiếm chính xác và cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng.

Ngày 25/7/2018, Google Webmaster chính thức công bố khai tử tính năng Submit URL Google. Bạn xem thông tin ở hình ảnh bên dưới:

submit url google - khai bao google
Thông báo chính thức của Google ngừng hỗ trợ tính năng Submit URL/Website.

Google không thông báo nguyên nhân ngừng hỗ trợ tính năng Submit URL Google công khai. Tuy nhiên, nó vẫn vui vẻ nếu bạn Submit URL trên công cụ Google Search Console (hay là Google Webmaster Tools) hoặc khai báo trực tiếp Sitemap của cả website trên Google.

Và trong tất cả thông báo, Google đều điều hướng người dùng sử dụng công cụ Google Search Console. Còn Webmaster sau này được đổi tên thành Google Search Central, nó cung cấp thông tin và hướng dẫn SEOer “làm quen” với Google Search.

Vậy tại sao phải Submit URL lên Google bằng Google Search Console? Và có bao nhiêu cách để thực hiện Submit URL Google? Nếu bạn muốn submit lên Search Engine khác ngoài Google thì sao? Tôi sẽ hướng dẫn chi tiết những chương dưới đây. 👇

Chương 3

4 Cách Submit URL Google nhanh chóng

Sau đây sẽ là hướng dẫn của tôi về cách Submit URL Google theo mục đích, như URL trên toàn bộ website hay từng URL.

Khai báo website trong Google Search Console

3 Bước khai báo website trong Google Search Console

    • Đăng nhập vào Google Search Console
    • Nhập domain để đăng ký trong GSC
khai báo website để được index
Khai báo để website được index trên Google Search Console.
  • Kết nối Search Console và website bằng cách tải về đoạn mã TXT cho vào DNS Configuration hoặc Header
kết nối website với GSC bằng đoạn mã TXT
Tải về đoạn mã này để ở Header để kết nối với website.

Nếu bạn thấy phức tạp có thể đưa đội ngũ code thực hiện nhưng nhớ sử dụng Email để cài đặt nhé.

Kiểm tra tình trạng index

Trước khi Submit URL Google, bạn nên kiểm tra xem website hoặc URL của mình đã được (index) chưa. Bằng cách sử dụng URL Inspection Tool của Google Search Console. Yên tâm, công đoạn này tốn chưa tới 30s thực hiện.

submit url
Dùng hộp tìm kiếm của Google Search Console để kiểm tra URL.

Sử dụng hộp tìm kiếm “Kiểm tra URL” ở đầu trang tổng quan và nhập URL muốn kiểm tra. Khi dữ liệu đã được truy xuất từ index, bạn sẽ thấy xác nhận trang đó ngay trên Google:

add url
Xác nhận của Google Search Console là URL đã được index.

Hoặc không có trên Google:

google addurl
Google Search Console xác nhận là URL không được index.

Ngoài ra, bạn còn có thể nhanh chóng xem trang đã được submit chưa bằng cách tìm kiếm trên Google với cụm “site:<URL bạn muốn xem>”.

Ví dụ: site: gtvseo.com/seo-la-gi/

Nếu website được index, bạn sẽ thấy kết quả trả về khi sử dụng toán tử tìm kiếm này.

submit uurl
Kết quả trả về khi URL đã được index.

Để ý cả số lượng kết quả trả về cũng như các URL được index hiển thị? Trong trường hợp không có URL nào được index, bạn sẽ thấy:

sub mit url
Thao tác này sẽ hiển thị trang và bất kỳ phần con nào của trang.

Nếu URL của bạn chưa được index, hãy bước vào Submit URL/Website.

Cách 1: Submit toàn bộ website bằng Sitemap.XML

Cách nhanh nhất, hiệu quả nhất để gửi trang web đến Google là thêm sơ đồ trang web (Sitemap) XML vào Google Search Console. Có thể làm như vậy bằng cách chuyển đến Tab Sơ đồ trang Web của Search Console .

Bây giờ bạn sẽ thấy hộp ‘Thêm sơ đồ trang web mới’. Hãy tiếp tục và nhập phần mở rộng của sơ đồ trang XML của trang web của bạn.

submit google
Click vào Sitemap trong Google Search Console
google submit
Nhập phần mở rộng sơ đồ trang XML vào hộp “Add a new sitemap”.

Sau khi hoàn thành bạn sẽ thấy danh sách các Sitemap đã gửi và số lượng URL được tìm thấy như sau:

google submit
Các Sitemaps mà bạn đã gửi và số lượng URL được tìm thấy.
  • Ưu điểm của phương pháp này là Google sẽ cào toàn bộ URL trên website và sẽ index hàng loạt URL của web.
  • Nhược điểm song song đó sẽ là mất tầm 2-3 tuần cho mỗi lượt cào tổng thể như vậy.

Nếu như website bạn đã từng Submit Sitemap XML rồi và bạn chỉ đang muốn submit các URL mới, thì có thể submit phiên bản cập nhật của Sitemap.

Khi bạn gửi một Sitemap được updated tới Search Console và bao gồm các URL mới. Có nghĩa là: Bạn đang thông báo cho Google rằng đã có sự thay đổi và các trang này sẽ được crawl. Đây là phương pháp Submit URL Google nhanh nhất.

Tuy nhiên, với một số trường hợp bạn không thể truy cập và “Submit” trong Search Console tiếp theo. Đội ngũ hỗ trợ của Google Search Console cho biết:

Tin tốt là nếu bạn đang sử dụng một nền tảng như WordPress kết hợp với một Plugin SEO. Thì Sitemap sẽ tự động Update và Ping Google khi bạn xuất bản một trang hoặc bài đăng mới.

Nếu không sử dụng WordPress hoặc một CMS khác mà Sitemap tự động Ping Google khi được Update. Bạn có thể sử dụng chức năng “ping” để yêu cầu điều này xảy ra. Hãy gửi yêu cầu HTTP GET như sau:

http://www.google.com/ping?sitemap=https://example.com/sitemap.xml

Một lưu ý nhỏ là Sitemap XML phải được tham chiếu trong tệp robots.txt của website. Bên cạnh đó, có cách Submit URL bằng GSC “xịn” hơn chính là…

Cách 2: Submit từng URL trong Search Console

Rất có thể bạn vừa sử dụng công cụ Kiểm tra URL để kiểm tra xem URL của bạn có nằm trong index của Google hay không. Và đây cũng là cách nhanh nhất để đưa URL vào index của Google.

Bất kể URL có hay không index, bạn sẽ thấy liên kết “REQUEST INDEXING” ở cuối hộp. Hãy tiếp tục click vào đây và trang của bạn sẽ được thêm vào danh sách đợi index.  Nếu có bất kỳ vấn đề nào, bạn sẽ được thông báo.

submit url to google
Thông báo trang của bạn đã được thêm vào danh sách đợi Submit URL.

Nhưng nếu bạn có một loạt các URL cần được submit với Google thì sao? Hoặc bạn muốn được submit cả URL trên những trang con khác? Đây là lúc bạn cần cách thứ 3 ngay sau đây.

Cách 3: Submit URL Google hàng loạt

Có nhiều website hướng dẫn “khai báo” URL với Google bằng Internal Link. Phương pháp này đúng, thế nhưng chưa đủ. Bởi vì Internal Link trên website cần phù hợp ngữ cảnh bài viết để không gián đoạn trải nghiệm người dùng. Vậy nên sẽ rất bất tiện nếu bạn chèn link các web con.

Và submit bằng GSC cũng chỉ quét các URL trên website chính mà thôi. Thế nếu cần được quét URL trên nhiều trang cùng lúc thì sao?

Ở đây tôi dùng Blogger để submit hàng loạt URL kiểu trên. Các bước thực hiện như sau:

  1. Tạo 1 tài khoản đăng nhập Blogger
  2. Kết nối Blog với Google Search Console
  3. Viết bài post và chèn link vào bài

Ví dụ như website có 30 URL mới và các web con có 20 bài viết mới. Tôi sẽ chèn 50 URL này vào bài để Google có thể cào và index chúng.

index url
Ví dụ chèn link để Submit URL hàng loạt trên Blogger

Cách 4: Submit URL bằng công cụ index

Có rất nhiều công cụ giúp bạn Submit URL Google như Lar Index, My Pagerank, Indexking,… Tùy thuộc vào tính năng mỗi công cụ mà bạn có thể lựa chọn nhé!

Bạn có thể xem cách Submit URL Google bằng công cụ Lar Index mà tôi đang sử dụng trong video dưới đây:

Note: Tùy Website, Search Console (Webmaster Tool Submit) sẽ giới hạn số lượng Add URL Google Submit trong ngày để hạn chế tình trạng spam.

Video này có thể giúp bạn hình dung rõ hơn cách Submit URL Google nhanh chóng:

Các cách Submit URL khác 

Ngoài cách submit từng URL mới như trên tôi đã hướng dẫn. Thì vẫn còn những cách giúp Google “nhận diện” được URL mới bên bạn nhanh chóng hơn mà không cần đến Google Search Console hay công cụ nào cầu kỳ.

Gọi là submit nhưng thực chất đây chỉ là cách giúp Google biết rằng URL của bạn có tồn tại, chính là:

  1. Sử dụng Internal Links
  2. Chạy Ads, phát tán Social,… Để Google dễ dàng “nhìn thấy” URL bạn hơn thông qua lượng traffic đổ về URL mới

Đây là cách đơn giản và tự nhiên để Submit URL lên Google cho bài viết của bạn, tùy vào nhu cầu và tính chất bạn có thể lựa chọn các cách submit khác nhau mà bạn muốn.

Chương 4

Những điều bạn cần biết về Submit URL/Website

3 Lý do sau đây sẽ giải thích vì sao bạn nên Submit URL Google thủ công mặc dù không phải lúc nào cũng cần làm vậy.

3 Lý do nên Submit URL Google

  1. Cẩn thận ngay từ ban đầu vẫn hơn là hối tiếc về sau. Google vẫn có thể tìm thấy trang web bạn cả khi bạn không Submit URL Google. Nhưng tôi nghĩ vẫn nên chủ động làm, việc này chỉ mất có 1, 2 phút gì thôi.
  2. Google không thể khám phá mọi thứ thông qua thu thập dữ liệu. Nếu bạn gửi trang web của mình qua Google Search Console, bạn sẽ có cơ hội cung cấp Google thêm một vài thông tin hữu ích khác về trang web mình. Đây là những thông tin mà các con bọ có thể không tiếp cận được.
  3. Submit URL Google sẽ giúp cải thiện trang web của bạn. Nó sẽ thường xuyên thông báo tình trạng website thông qua Công cụ Quản trị Trang. Nếu có vấn đề/ lỗi xảy ra trên trang web, bạn sẽ dễ dàng sửa lỗi hơn.

Đừng hối hận vì đã không làm gì khi Google không Index bài viết, Submit URL Google lại thôi! Nếu bạn đã Ping/Submit URL Google rồi, thì thi thoảng vẫn có thể Submit URL Google lại lần nữa nếu:

Khi bạn thay đổi/cập nhật một trang bất kỳ và muốn thông báo đến các công cụ tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm không thể thu thập lại toàn bộ web trong một ngày. Do đó rất có thể trang nội dung của bạn sẽ không được Google Index.

Sau khi sửa lỗi trên trang web xong. Đôi khi sẽ gửi thông báo cho bạn các lỗi thu thập dữ liệu hoặc lỗi 404 trong Search Console. Lúc này bạn nên submit link của website để Google thu thập lại dữ liệu sau khi sửa lỗi xong.

Thời gian Google Submit là bao lâu?

Google không có khoảng thời gian nhất định là bao lâu thì submit website hoặc URL.

Theo như nghiên cứu của HubSpot – Nếu bạn không gửi URL mới cho Google thông qua Sitemap thì Google phải mất trung bình 1375 phút để thu thập dữ liệu trang (tương đương 23 tiếng). Tuy nhiên, khi Update Sitemap tới Google Search Console, con số này giảm xuống chỉ còn 14 phút.

Thế nên thay vì để Google tự rà soát nội dung mới. Bạn có thể thông báo cho Google theo cách thủ công để tiết kiệm thời gian hơn.

Mặt khác, thời gian để crawl và index một domain hoàn toàn mới có thể khác nhau đáng kể. Điều này tùy thuộc vào việc domain của bạn có External Link nào hay không và tần suất chúng được crawl ra sao nhé.

Xem thêm: Dịch vụ SEO TPHCMDịch vụ SEO tổng thể Hà Nội của GTV SEO.

Chương 5

Nguyên nhân Google index website chậm

Quá trình Google index sẽ dựa vào những con bot để rà soát nội dung và tiến hành xếp hạng bài viết. Có những bài viết chỉ cần đăng tải sau 1 phút đã được Google index, tuy nhiên cũng có những bài viết mất đến cả tuần thậm chí cả tháng nhưng vẫn chưa được index. Vậy nguyên nhân của việc index chậm là do đâu? Cùng mình tìm hiểu các nguyên nhân khiến Google index chậm website ở Chương 5 này nhé!

Cấu trúc website

Cấu trúc website hay được hiểu đơn giản là code của website có thể ảnh tốt hoặc xấu đến quá trình index của Google và trải nghiệm của người dùng, nên hãy xây dựng cấu trúc đạt tiêu chuẩn.

Google Bot crawl nội dung trên website của bạn giống như một con người vậy, bài viết của bạn sẽ được index nhanh nếu nội dung đã được hệ thống phân mục khoa học và ngược lại. Một cấu trúc website rõ ràng sẽ giúp Google Bot dễ dàng phân loại và lập chỉ mục cho nội dung.

Cấu trúc website chuẩn SEO
Cấu trúc website chuẩn SEO sẽ thuận lợi cho việc Google index và xếp hạng

Lưu ý khi tối ưu cấu trúc website:

  • Lập kế hoạch phân cấp nội dung hiệu quả, không nên tạo quá 3 mức.
  • Xây dựng URL theo các phân cấp đã lập.
  • Tạo các điều hướng trong CSS/ HTML.
  • Tạo mục lục trên Header để liệt kê các nội dung có trong bài viết.
  • Tạo chuỗi liên kết nội bộ cho bài viết khoa học và toàn diện.

Để đưa website lên top hiệu quả và giúp Google Bot index nội dung nhanh, bạn có thể tìm hiểu thêm schema Google.

Traffic

Traffic là lượt người vào website của bạn, traffic thể hiện tốc độ tiếp cận người dùng, lượng người dùng vào nhấp vào liên kết. Nếu tốc độ này càng nhanh thì Google Bot càng nhanh chóng thiết lập chỉ mục của website bạn. Vì Google luôn ưu tiên index cho các web chất lượng, uy tín.

Tuổi đời website

Như đã nói, Google ưu tiên index các website uy tín, chất lượng và Google sử dụng 200 yếu tố khác để đánh giá xếp hạng của trang. website càng có tuổi đời lâu thường chất lượng hơn và được index nhanh hơn.

Nội dung cập nhật

Google Bot ưu tiên thu thập dữ liệu các website có nội dung mới mẻ, được cập nhật thường xuyên.

Tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang nhanh giúp bot Google nhanh chóng quét nội dung và index

Tốc độ tải trang là một yếu tố Google đánh giá xếp hạng của website, nên nếu tốc độ load trang của bạn nhanh, Google Bot sẽ tiến hành quét nội dung trên trang nhanh hơn và ngược lại.

Trùng lặp nội dung

Những bài viết có nội dung trùng lặp với các bài viết của chính website hoặc trên một website sẽ được index rất chậm, vì Google cần thời gian để xem xét và đánh giá chính xác thông tin. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến thứ hạng của website.

Tương tự tốc độ load trang, Internal Link cũng là yếu tố Google đánh giá xếp hạng website, số lượng liên kết nội bộ càng chất lượng, website càng được đánh giá tốt. Internal Link nhiều đồng nghĩa URL đó quan trọng và sẽ nhanh chóng được index.

Sức mạnh của Brand

brand
Thương hiệu mạnh sẽ giúp tăng độ uy tín và được Google tin tưởng nhiều hơn

Khi một thương hiệu tồn tại trong một khoảng thời gian dài và hoạt động tốt, thì brand sẽ thường xuyên được tìm kiếm. Điều này mang lại nhiều lợi ích cho việc được index nội dung nhanh.

Thông báo cho công cụ tìm kiếm

Hãy kiểm tra website của bạn đã được Google nhận diện chưa, nguyên nhân trang của bạn chưa được index có thể do Google Bot chưa thấy trang của bạn. Để thúc đẩy quá trình lập chỉ mục, hãy chủ động khai báo cho công cụ tìm kiếm biết đến bạn trong phần nội dung trước.

Xem thêm: Dịch vụ thiết kế web chuẩn SEO của GTV SEO.

Chương 6

Khắc phục tình trạng website không được index

Nếu bạn thử hết tất cả các cách trên và chờ đợi khá lâu mà không thấy website của mình không được index, thì có thể website của bạn đang bị vướng các gặp các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Website có chứa thẻ No-index

Thẻ No-index có nghĩa là không cần lập chỉ mục trang này, nếu website vô tình chứa thẻ này thì website của bạn sẽ không được Google index.

Do đó, hãy kiểm tra website của bạn, nếu Google hiển thị URL đã gửi được đánh dấu No-index thì bạn nên khắc phục theo cách sau.

Truy cập HTML code và tìm kiếm 1 trong 2 đoạn mã sau và xóa chúng:

<meta name = “googlebot” content = “noindex”>

<meta name = “robots” content = “noindex”>, x-robots-tag: noindex

Trường hợp 2: Google bot đã bị file Robot.txt chặn không cho index website

Robot.txt là một tệp cho phép hoặc giới hạn không cho Google Bot index website.

Nếu không muốn URL nào đó được index thì có thể thông báo rằng URL này không quan trọng, Google Bot sẽ không lập chỉ mục cho trang đó.

Để kiểm tra URL đó, truy cập

https://www.google.com/webmasters/tools/robots-testing-tool/ và paste URL cần kiểm tra vào xem có bị chặn hay không.

Trường hợp 3: Bạn bị mắc phải hình phạt thủ công

Hình phạt thủ công hay còn gọi Google Penalty được Webmaster của Google thực hiện để trừng phạt các website vi phạm nguyên tắc quản trị trang web theo Google.

Những website bị phạt thủ công có khả năng cao bị xóa khỏi danh sách index của Google và phải bỏ ra nhiều nỗ lực để có thể khôi phục lại.

Thực ra, trường hợp này chỉ xảy ra nếu bạn sử dụng chiến thuật Black Hat SEO, điều này cực kỳ tối kỵ.

Chương 7

Cách Submit URL trên các công cụ tìm kiếm khác

Google không phải là công cụ tìm kiếm duy nhất. Nếu bạn muốn Submit URL Google lên các công cụ tìm kiếm phổ biến khác mà khách hàng của bạn sử dụng như Bing, Yahoo, Yandex, Baido…

Cách Submit URL hoặc trang web trên Bing

Để Submit trang web hoặc URL web bạn trên Bing, bạn chỉ cần truy cập Công cụ quản trị trang web của Bing – Bing Webmaster Tools. Đầu tiên bạn đăng nhập và thêm trang web của mình như ảnh dưới:

Submit URL/website
Submit URL hoặc website trên Bing.

Tin tốt là bạn có thể bỏ qua xác minh và nhập trực tiếp từ Google Search Console. Để submit toàn bộ trang web, bạn có thể thêm Sitemap XML giống như cách đã làm với Google.

Đi đến tab sơ đồ trang web:

 Sitemaps
Nhấn vào tùy chọn Sitemaps.

Sau đó, bạn sẽ thấy nút ‘Gửi Sơ đồ trang web ở trên cùng bên phải của màn hình, cửa sổ bật lên sẽ mở ra. Từ đây, bạn có thể nhập URL của sơ đồ trang web của mình:

URL submit
Nhập URL của sơ đồ trang web vào ô để được submit.
gg submit
Không giống như Google, bạn có thể nhấp vào một sơ đồ trang đã gửi và bạn sẽ thấy nút gửi lại ở trên cùng bên phải của trang.

Nếu bạn chỉ muốn gửi một URL, bạn có thể làm như vậy bằng cách sử dụng công cụ gửi URL của Bing mà bạn sẽ tìm thấy như một phần của menu bên trái.

add url vào google
Chỉ cần nhập URL đầy đủ và nhấn gửi.

Cách gửi URL hoặc trang web đến Yandex

Yandex là công cụ tìm kiếm hàng đầu ở Nga, với hơn 60% thị phần. Không phải tất cả mọi người sẽ cần phải gửi trang web của họ cho Yandex, nhưng nếu bạn đang phục vụ khách hàng ở Nga thì bạn có thể xem qua.

Dưới đây là các bước để gửi URL hoặc trang web của bạn tới Yandex:

  • Đi tới Công cụ quản trị trang Web của Yandex .
  • Nếu bạn chưa thêm và xác minh trang web của mình, bạn cần làm theo các bước để thực hiện việc đó trước.
  • Để gửi trang web của bạn, bạn sẽ thấy liên kết ‘Sitemap’ trên menu bên trái. Nhấp vào đây và bạn sẽ được đưa đến một trang nơi bạn có thể thêm sơ đồ trang web của mình theo cách giống như các công cụ tìm kiếm khác.
submit URL trên Yandex
Nhập URL của sơ đồ trang web để được submit trên Yandex

Nếu bạn muốn lập chỉ mục một URL mới, hãy chuyển đến tab Các trang lập chỉ mục’ trên menu bên trái. Tại đây, bạn có thể gửi tối đa 20 URL mỗi ngày được ưu tiên cao nhất để lập chỉ mục:

lập chỉ mục trang web
Gửi tối đa được 20 URL để lập chỉ mục.

Cách gửi URL hoặc trang web đến DuckDuckGo

Dành cho các Doanh nghiệp có tệp khách hàng ở Mỹ. Tính đến tháng 5 năm 2020, DuckDuckGo có thị phần ước tính là 1,35% tại Mỹ. Con số này vẫn kém con số 6,5% của Bing, 3,6% của Yahoo và 88% của Google, nhưng ngày càng có nhiều người sử dụng công cụ tìm kiếm ưu tiên quyền riêng tư.

Tin tốt là bạn không cần gửi URL hoặc trang web của mình cho DuckDuckGo. Công cụ tìm kiếm sử dụng hơn 400 nguồn cho kết quả của nó, bao gồm cả kết quả tìm kiếm của Bing, có nghĩa là nếu bạn đã Submit URL trên Bing thì bạn không cần phải làm gì khác.

Tại sao Submit URL lên Google khác với xếp hạng từ khóa?

Mỗi truy vấn tìm kiếm trên Google trả về hàng ngàn kết quả, nếu không thì hàng triệu kết quả.

Nhưng mọi người không bao giờ click ngoài trang kết quả đầu tiên (chỉ hiển thị 10 trang web). Có nghĩa là sẽ có ít hoặc không traffic cho những người xếp hạng từ vị trí 11+ trở đi. Vì vậy, khi website bạn được index không có nghĩa là sẽ có traffic từ Google vào đâu nhé.

Nếu bạn muốn có traffic vào từ Google, bạn cần phải xếp hạng trong Top 10 (hoặc lý tưởng nhất là Top 3).

Sau khi bạn đã thực hiện đầy đủ các bước để  Submit URL lên Google, thì sau một khoảng thời gian nhất định Google sẽ bắt đầu index bài viết của bạn một cách tự động. Còn nếu bạn chưa chắc chắn bạn có thể kiểm tra tình trạng index URL của mình với cách kiểm tra tôi đã trình bày ở chương 4 nhé.

Chương 8

Cách kiểm tra tình trạng index Google

Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc làm cách nào để kiểm tra được website của mình đã được Google index hay chưa? Mình sẽ hướng dẫn cho các bạn biết cách để có thể kiểm tra website và URL đã được Index hay chưa qua phần dưới đây nhé!

Kiểm tra URL đã được index

Truy cập Google, dán link URL bạn cần kiểm tra vào thanh tìm kiếm, nếu top đầu kết quả hiện ra đúng bài viết mà bạn post có nghĩa là Google đã lập chỉ mục cho URL đó. Trường hợp kết quả trả về không có bài viết của bạn thì URL này chưa được Google hỗ trợ index.

Kiểm tra website đã được index

Để kiểm tra các link trên website đã được Google index hay chưa, bạn truy cập vào Google và nhập cú pháp site:tenmien.com (lưu ý không có khoảng cách sau dấu “:”).

Nếu kết quả trả về không có gì nghĩa là website chưa được index. Tuy nhiên nếu bạn vừa submit website, thì kết quả sau đó sẽ được xuất hiện, vì Google đã nhận request của bạn chỉ là chưa kịp index thôi. Nên bạn hãy chờ đợi và đừng lo lắng nhé.

Tuy nhiên, website được xây dựng và hoạt động lâu nhưng vẫn không hiển thị thì có vấn đề xảy ra rồi.

Chương 9

Thủ thuật giúp tăng tốc độ Submit URL lên Google

Để tăng tốc độ Google index URL thì ngoài các phương pháp truyền thống, sau đây tôi sẽ hướng dẫn một vài cách submit chuyên nghiệp bên dưới nhé.

#1: Sử dụng các dịch vụ index URL trả phí

Hiện nay có khá nhiều bên thứ 3 cung cấp dịch vụ giúp bạn cải thiện index nhiều URL hơn, một số đơn vị chuyên nghiệp bạn có thể tham khảo như: Elite Link Indexer, Instant Link Indexer, Express Indexer,…

Tuy nhiên, mỗi đơn vị sẽ có tỷ lệ số lượng URL được index so với tổng số link được submit là khác nhau, có sự chênh lệch nhẹ. Nên khi chọn bất kì bên thứ 3 hay công cụ nào bạn nên xem review về cách đăng ký và sử dụng trước khi dùng.

#2: Chạy quảng cáo Google Ads

Nếu bạn không quen thuộc với cách trên và chưa tin tưởng bỏ tiền ra thì phương pháp này sẽ đảm bảo hiệu quả 100%. Google Ads chính là phương pháp phổ biến, hữu ích, nhanh chóng. Ngay sau khi publish bài viết, bạn có thể chạy Ads cho bài viết này.

Google Ads
Chạy Google Ads mang đến hiệu quả index cao

Khi chạy Ads, Google sẽ quét nội dung bài viết của bạn và crawl trước khi xếp hạng quảng cáo của bạn. Như vậy Google đã index bài viết của bạn trong một thời gian ngắn và hoàn toàn free.

Backlink dofollow được bot Google tìm kiếm và đánh giá chất lượng website nếu đó là backlink chất lượng và chỉ đến website của bạn. Các website có DR cao – xếp hạng cao, bot Google sẽ thường xuyên ghé qua và index website, từ đó web của bạn cũng được index theo.

Đặt backlink dofollow chất lượng không những được index nhanh mà còn gia tăng sức mạnh web, tăng traffic, tối ưu SEO.

3 Cách trên sẽ phù hợp với các doanh nghiệp có nguồn lực tài chính mạnh, nếu doanh nghiệp bạn không muốn tốn kém cho khoản này thì có thể áp dụng cách này.

Mỗi khi publish bài viết mới hay sửa đổi nội dung bài viết cũ, bạn hãy tìm một bài viết cũ có nhiều traffic – bài viết có thứ hạng càng cao càng tốt và chèn Anchor Link URL của bài viết mới này.

Khi đó bot Google sẽ ưu tiên quét các website có nhiều traffic và thứ hạng cao trước, dẫn đến khả năng cao bot cũng sẽ quét đến Internal Link và index bài viết mới của bạn. Tuy nhiên, để áp dụng thành công phương pháp này bạn cần tìm hiểu thêm về mô hình Internal Link.

#5: Share bài viết lên mạng xã hội

Google ngày càng quan tâm hơn đến việc tương tác của website thông qua các trang mạng xã hội. Công cụ tìm kiếm thường khuyến khích quản trị viên website liên kết bài viết, chia sẻ bài viết trên social media để tiếp cận đến nhiều người hơn.

Khi có một lượng lớn người dùng từ mạng xã hội truy cập vào URL website của bạn, đồng nghĩa với việc lượng traffic trên website của bạn sẽ được tăng lên, Bots Google sẽ chú ý đến và tiến hành lập chỉ mục thông tin cho URL này.

social share
Thường xuyên chia sẻ bài viết trên mạng sẽ hội

Quá trình này giúp bài viết được index trong tích tắc. Nên sau khi publish bài viết mới hãy chia sẻ lại trên Fanpage trên Facebook, đồng thời share vào các cộng đồng quan tâm đến nội dung đó để mọi người truy cập và cập nhật kiến thức mới.

#6: Sử dụng thẻ no-follow và no-index cho các trang không cần lập chỉ mục

Trên thực tế, Google chỉ cho bạn một lượng crawl nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ website của bạn có lượng crawl hàng tháng là 70 URLs, thì trong tháng đó khi bạn dùng hết 70 URLs, URL thứ 71 trở đi phải chờ đến tháng sau mới được index.

Do đó, bạn cần sử dụng lượng crawl sao cho hợp lý, bạn nên dành lượt crawl cho các bài viết thực sự cần được index như URL có nhiều traffic, bài viết mới, bài viết cập nhật nội dung mới.

Các trang còn lại bạn không muốn index hoặc không cần thiết thì bạn sử dụng no-follow và no-index cho chúng.

Xem thêm: Đăng ký ngay Khóa học SEO Blueprint – Đào tạo SEO chuyên nghiệp của GTV SEO. 

Chương 10

Một số câu hỏi liên quan đến Submit URL

Nội dung chia sẻ của mình về hướng dẫn cách Submit URL lên Google tương đối đầy đủ và chi tiết. Nhưng mình tin rằng nhiều bạn vẫn còn những thắc mắc, sau đây mình sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp khi Submit URL lên Google.

Submit Sitemap xuất hiện thông báo “không thể tìm nạp”, tôi nên làm gì?

Nếu sự cố đến từ website hoặc do đơn vị cung cấp host đã chặn tính năng này. Trước tiên bạn cần thử submit, nếu bạn vẫn không submit được thì bạn có thể liên hệ với bên cung cấp dịch vụ hosting để được hỗ trợ.

Bên cạnh đó, một số cách cấu hình file htaccess cũng gây ra lỗi này. Bạn nên kiểm tra lại file htaccess nữa.

Công cụ nào submit website nhanh nhất hiện nay?

Với mỗi công cụ sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau và tùy vào từng thời điểm mà sẽ chọn lựa công phụ phù hợp. Lời khuyên của tôi là bạn cứ test thử vài công cụ để cảm nhận và chọn ra công cụ bạn cảm thấy phù hợp nhất để Submit URL.

Lỗi 404 xuất hiện trong Search Console khi submit?

Có nhất thiết phải submit URL mới hoặc website một cách thủ công hay không? Không cần thiết.

Như đã trình bày ở trên những trường hợp bạn nên submit, bạn không nhất thiết submit để website của mình xuất hiện trong danh sách index của Google. Vì đơn giản là Google sẽ tự động thu thập dữ liệu và index bài viết trên website của bạn.

Bot Google sẽ tự động tìm đến các URL mới bằng cách lần theo các liên kết từ website khác. Chỉ cần trang của bạn được liên kết với bất kì đâu trên web, cuối cùng Google bot sẽ tìm đến và lập chỉ mục cho bài viết đó. Submit URL chỉ là cách thủ công để tăng tốc độ index cho bài viết.

Vì sao submit website rồi nhưng vẫn chưa lên top?

Nguyên nhân là:

Submit website nhằm mục đích cho Google biết đến sự tồn tại của website và crawl dữ liệu, nó không đồng nghĩa với việc website của bạn sẽ xuất hiện trên top kết quả. Để xuất hiện trên top bạn cần chứng tỏ nội dung của bạn tốt hơn các đối thủ đang đứng hạng đầu.

Việc lầm tưởng submit Google là sẽ được lên top thực sự tai hại, việc submit URL và bài viết của bạn được index nhưng vị trí của bạn là top 100 hay 50. Điều đó nghĩa là bạn vẫn sẽ xuất hiện trên trang tìm kiếm, nhưng là trang 2, trang 3, và rất hiếm ai chuyển sang các trang tiếp theo để đọc thông tin.

Do đó, dù submit URL nhưng nội dung của bạn không tốt hơn đối thủ thì khả năng lên top là 0.

Chương 11

Kết luận

Chắc chắn là Google vẫn sẽ khám phá và Index trang web của bạn bất kể bạn có Submit URL Google hay không. Tuy nhiên, như tôi đã nói, Submit URL giúp quá trình index nhanh chóng gấp trăm lần.

Hãy tận dụng Search Console của Google vì một là nó rất đơn giản, dễ dùng và hai là mang lại nhiều lợi ích khác. Google Search Console giúp đưa trang web lên Google miễn phí, tại sao không?

Bạn cũng cần phải nhớ rằng việc index Google chỉ là một phần của trận chiến tranh hạng. Ngay cả khi trang web bạn được index, bạn vẫn có thể không xếp hạng cao trên SERPs nhé!

Công cuộc xếp hạng là một công việc đòi hỏi nhiều nỗ lực và công sức của bạn trong SEO Web. Nếu bạn là một chiến binh mới trong SEO, hãy đọc bài viết quy trình SEO của tôi để bắt đầu trang bị các kiến thức cho mình.

Chúc bạn thành công!

Nguồn tham khảo:

  1. “Submit URLs to Google” – Google Developers
    https://developers.google.com/search/docs/guides/submit-URLs
  2. “How to Submit Your Website to Google (And Why It Matters)” – HubSpot
    https://blog.hubspot.com/marketing/submit-website-google

Bài viết cùng chủ đề:

Có thể bạn quan tâm:

Với kinh nghiệm báo giá SEO thành công và đúc kết từ hơn 100+ dự án dịch vụ SEO website thành công, GTV SEO – Trung tâm đào tạo SEO chuyên nghiệp hiện đang cung cấp các chương trình đào tạo và các khóa học SEO chuyên nghiệp dành cho người mới bắt đầu tìm hiểu SEO:

  1. SEO Fundamental – Thành thục SEO Marketing sau 29 ngày
  2. Entity Mastermind – Trọn bộ khoá học và công cụ giúp bạn thống lĩnh SEO 2023

Bạn hoàn toàn có thể đăng ký học thử khoá học Entity Mastermind 3 ngày miễn phí tại đây. Và cũng đừng quên xem thêm thông tin về điều khoản khóa học của GTV SEO tại: https://gtvseo.com/dieu-khoan-khoa-hoc/

4.2/5 - (44 bình chọn)

Tôi là Vincent Do, hiện là CEO/Founder GTV SEO, với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO & Inbound Marketing, tôi đã chia sẻ rất nhiều kiến thức bổ ích và thúc đẩy doanh số 2 mảng Dịch vụ SEO và Đào tạo SEO. Tôi hy vọng kiến thức tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích thúc đẩy chiến dịch SEO & Marketing của doanh nghiệp bạn.

Vincent Do

fb-chat
logo-zalo-vector