Keyword Stuffing là gì? Cách tối ưu từ khóa hỗ trợ cho việc SEO

Keyword Stuffing từng là một trong những kỹ thuật SEO được nhiều bạn SEOer truyền tai nhau nhằm gia tăng thứ hạng cho website. Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại Keyword Stuffing không còn được ưa chuộng, thậm chí nếu bạn không biết cách tối ưu còn có nguy cơ dính án phạt của Google. Trong bài viết này tôi sẽ giúp bạn hiểu Keyword Stuffing là gì? Và cách để chuyển hóa Keyword Stuffing mang đến lợi ích cho SEO.

keyword stuffing là gì
Keyword stuffing không còn là phương pháp được nhiều SEOer dành thời gian tối ưu như trước đây

Google đã liên tục cập nhật nhiều thuật toán khác nhau để kiểm soát chất lượng nội dung, vậy nên hành vi nhồi nhét từ khóa với mục đích thao túng thứ hạng website trong kết quả tìm kiếm của Google chắc chắn không sớm thì muộn cũng sẽ bị dính án phạt từ phía Google.

Một số đặc điểm của Keyword Stuffing:

  • Lặp đi lặp lại từ khóa, một cụm từ khóa không cần thiết.
  • Thêm các từ khóa không ăn khớp với nội dung.
  • Chèn một lượng từ khóa lớn giống nhau.
  • Thêm các từ khóa nằm ngoài ngữ cảnh.

Việc nhồi nhét từ khoá ảnh hưởng như thế nào đến website?

Nếu bạn đã từng đọc những đoạn, bài viết nhồi nhét từ khóa và bạn sẽ thấy khó chịu và đó là một trải nghiệm cực tệ với người dùng.

Nội dung website để cung cấp thông tin, chia sẻ kiến thức về sản phẩm/ dịch vụ, nếu bạn nhồi nhét nhiều từ khóa trùng lặp, bạn chỉ làm cho công cụ tìm kiếm hiểu bạn chứ không phải người dùng. Điều này đem lại trải nghiệm xấu với người dùng, họ sẽ thoát trang nếu thấy nội dung nhồi nhét, làm giảm tỷ lệ Time On Site đồng thời tăng Bounce Rate. Thay vào đó hãy tối ưu Onpage một cách hợp lý, mang lại giá trị cho người dùng.

Có 2 loại nhồi nhét từ khóa:

  • Thấy được bằng mắt thường, đọc đoạn văn bản bạn sẽ nhận ra từ khóa đó ở mọi nơi trên website. Mật độ website khoảng từ 2-3%.
  • Không thấy được bằng mắt thường, các từ khóa bị ẩn bằng cách dùng màu trùng với màu nền website.

Các cách để tránh Keyword Stuffing

Viết cho người dùng đầu tiên

Viết nội dung một cách tự nhiên, cung cấp nội dung trên tinh thần chia sẻ cho người đọc, không cố gắng làm bài viết theo một công thức khô khan, gò bó. Google đánh giá website cao nếu trải nghiệm mang lại cho người dùng tốt.

Sử dụng từ đồng nghĩa

Để tránh lặp đi lặp lại từ khóa nhiều lần, hãy thay thế chúng bằng các từ đồng nghĩa. Sử dụng những từ đồng nghĩa chính xác, không sử dụng các từ đồng nghĩa khó gây khó hiểu cho người đọc.

Việc sử dụng từ đồng nghĩa hợp lý cũng được Google tìm hiểu ngữ nghĩa và đồng thời xếp hạng từ khóa.

Sử dụng Long-tail Keywords

Nếu bạn đang sử dụng từ khóa Long-tail Keywords thì bạn đã và đang đi đúng hướng. Long-tail Keywords là các từ khóa có độ dài hơn các từ khóa bình thường nhưng vẫn liên quan mật thiết đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.

long-tail keyword
Long-tail Keyword giúp bạn tránh khỏi án phạt Keyword Stuffing

Các từ khóa này vẫn cung cấp thông tin đúng về sản phẩm cho khách hàng tìm hiểu trước khi thực hiện mua hàng. Trường hợp này giúp giảm thiểu các trường hợp nhồi nhét từ khóa, lặp từ khóa.

Viết dài hơn

Độ dài bài viết sẽ giúp giảm thiểu việc nhồi nhét từ khóa, mặc dù không có một tiêu chuẩn độ dài nào được cho là hiệu quả. Một bài viết chuyên sâu, cung cấp đầy đủ thông tin chắc chắn sẽ giữ người dùng ở lại lâu hơn, từ đó cải thiện tỷ lệ thoát trang hiệu quả.

Cách tối ưu từ khóa hỗ trợ cho việc SEO

Gán một từ khóa chính cho mỗi trang

Việc triển khai bài viết nên bắt đầu từ một từ khóa mục tiêu, nội dung bài viết sẽ bám sát và khai thác, phân tích sâu nhằm mang lại những giá trị thiết thực cho người tìm kiếm. Bạn cũng cần nghiên cứu từ khóa xem mức độ cạnh tranh từ khóa thấp hay cao, cơ hội cải thiện thứ hạng như thế nào. Bạn có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa Ahrefs, SEMrush,…

Tạo nội dung dài hơn

Các website thuộc trang thương mại điện tử, dịch vụ hay trang tin tức yêu cầu tối ưu nội dung chính tối thiểu 300 từ. Điều này sẽ có ích cho việc xếp hạng trên công cụ tìm kiếm, vì công cụ search sẽ ưu tiên xếp hạng những thông tin phù hợp cho người dùng.

Sử dụng mật độ từ khóa phù hợp

mật độ từ khóa tránh keyword stuffing seo
Đảm bảo mật độ từ khóa ở trong ngưỡng cho phép

Phân bổ từ khóa mục tiêu phù hợp xuyên suốt toàn nội dung thể hiện trên trang. Tránh tình trạng nhồi nhét từ khóa, mật độ từ khóa tốt nhất theo các chuyên gia SEO nước ngoài gợi ý là 2%. Để chắc chắn hơn bạn có thể sử dụng các công cụ như plugin Yoast SEO hoặc Rank Math để kiểm tra mật độ từ khóa khi đăng bài.

Thêm từ khóa phụ, từ đồng nghĩa và các biến thể khác

Thay vì sử dụng một từ khóa và nhồi vào bài viết, bạn sử dụng các cách khác hay hơn, điều này không những làm nội dung phong phú mà còn hỗ trợ cho Google hiểu ngữ nghĩa nội dung của bạn tốt hơn. Thay thế các từ khóa chính bằng từ khóa phụ, từ đồng nghĩa, các biến thể của từ khóa chính.

Bạn nên sử dụng sự hỗ trợ của Google để tìm từ khóa phụ, từ đồng nghĩa liên quan. Đặt từ khóa nằm về phía bên trái của tiêu đề.

Đặt từ khóa càng dễ cho người đọc càng tốt:

  • Tiêu đề trang
  • Thẻ tiêu đề
  • Meta Description
  • Ít nhất cho một thẻ của hình ảnh
  • Đoạn đầu tiên của bài viết
  • Phần kết của bài viết

Trong quá trình tối ưu SEO bạn cần chèn từ khóa một cách khéo léo vừa không bị đánh giá là Keyword Stuffing mà vẫn giữ được sự tự nhiên cho bài viết. Hãy ghi nhớ những chia sẻ của tôi để biết cách tối ưu từ khóa hiệu quả nhé. Chúc các bạn thành công.

Đỗ Anh Việt (Vincent Do), là một chuyên gia SEO với 10 năm kinh nghiệm, chuyên sâu về Topical authority, semantic web và Content Marketing. Không dừng tại SEO Website, Việt còn nghiên cứu về tỉ lệ chuyển đổi trên website, email marketing và Inbound Marketing.

Với đam mê chia sẻ SEO, Việt cũng có kênh youtube 40.000+ subscriber, lẫn group cộng đồng SEO 70.000+ người hiện tại. Việt đang là một trong những KOL trong ngành SEO tại Việt Nam.

Ngoài là CEO tại GTV SEO, Việt còn đam mê về lĩnh vực AI, ứng dụng AI trong marketing mang lại sự tối ưu về thời gian và hiệu quả cho doanh nghiệp nói chung.

Vincent Do
Khám phá nhiều chủ đề khác