Hướng dẫn viết LandingPage tăng chuyển đổi (9 Bước & 7 Tips)

Bất kể landing page của bạn đẹp đến đâu, content hay mới là yếu tố tạo ra sự khác biệt thật sự trong việc tăng tỷ lệ chuyển đổi khách truy cập. Từ dòng tiêu đề, câu dẫn dắt đến lời kêu gọi (CTA), mọi khía cạnh của nội dung landing page đều là cơ hội giúp bạn đạt được mục tiêu doanh thu. Thế nhưng số chữ trong nội dung trên một landing page là giới hạn. Bạn không thể viết quá. Vậy làm cách nào để tận dụng câu từ một cách triệt để? Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn đến bạn cách viết Landing Page hiệu quả, chuyển đổi cao. Let’s go!

Hướng dẫn cách viết Landing Page thu hút người dùng

1. Xác định chân dung khách hàng

Điều cơ bản nhất để landing page tạo ra chuyển đổi đó là content có thể thuyết phục được người dùng. Để làm được điều này, nội dung bạn viết cần liên quan đến người đọc, đúng chứ? Ví dụ như, căn nhà của bạn có mùi ẩm mốc và mỗi ngày trở về nhà sau giờ làm, bạn đều cảm thấy khó chịu. Bạn sẽ ngay lập tức bị thu hút bởi một bài viết chia sẻ cảm giác khó chịu ấy và quan tâm đến giải pháp họ đưa ra, dù rằng bạn còn chưa nghĩ đến việc xử lý mùi ẩm mốc vì bạn quá bận rộn. Thế nên nền tảng đầu tiên và quan trọng nhất của viết content landing page (hay bất kỳ nội dung nào khác) chính là phải xác định được:

  1. Khách hàng của bạn là ai?
  2. Họ đến từ đâu?
  3. Nỗi đau của họ là gì?
  4. Giải pháp của bạn có thể giúp họ như thế nào?

Hay nói cách khác chính là xác định Chân dung khách hàng để nội dung bạn viết ra bám sát được Hành trình khách hàng, biết được:

  • Giọng văn phù hợp với họ là gì?
  • Kiểu thiết kế nào sẽ thu hút được họ?
  • Mục tiêu của họ ở giai đoạn này là gì?
  • Mục tiêu làm landing page của DN là gì? (tôi sẽ nói ở dưới)
  • Cần những nội dung gì để thuyết phục họ (dựa trên nỗi sợ và thách thức của nhóm KH)?
  • Nên đưa ra lời đề nghị như thế nào mới hấp dẫn?

Trả lời được những câu hỏi này tức là bạn đã hoàn thành 20% nội dung quan trọng nhất trong một landing page, từ đây, bạn chỉ cần thiết lập mục tiêu viết và triển khai thành nội dung hoàn chỉnh thôi.

2. Thiết lập mục tiêu viết

Tất nhiên, mục tiêu cuối cùng của làm Landing page là để bán được hàng. Nhưng như tôi đã nói ở trên, theo từng giai đoạn của Hành trình khách hàng, mục tiêu của content landing page là khác nhau. Về cơ bản có các loại landing page cùng mục tiêu sau:

Landing PageMục tiêu chính
Pitch landing pageGiới thiệu tính năng, lợi ích của sản phẩm và dịch vụ
Lead-generation landing pageThu thập thông tin khách hàng như họ tên, email, số điện thoại,… nhằm các mục tiêu marketing khác nhau
Squeeze landing pageChỉ thu thập email khách hàng tiềm năng để nuôi dưỡng email marketing
Sales landing pageCung cấp thông tin và kêu gọi thúc đẩy khách hàng mua hàng.

Tùy vào mục tiêu mà doanh nghiệp nên sử dụng loại landing page cùng content phù hợp để có tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) tốt nhất. Ví dụ như đối với các trang landing page mục tiêu thu thập thông tin khách hàng, bạn nên áp dụng vào các chiến lược marketing thu hút khách hàng với quà tặng mà họ mong đợi, giúp khách hàng để lại thông tin nhiều hơn. Còn với các trang sales page, bạn nên kích thích nhu cầu mua sắm bằng cách tập trung vào nỗi đau lớn nhất của họ cùng giải pháp thuyết phục nhất mà bạn đang có.

Bạn đã thực sự hiểu rõ landing page là gì? Những yếu tố cần có cho một landing page?

3. Chọn Concept phù hợp

Concept của một landing page là sự phối hợp hài hòa giữa thiết kế và nội dung. Trong đó có các yêu cầu cơ bản như sau:

a. Thiết kế của landing page

  • Màu sắc tập trung vào tone màu chủ đạo của sản phẩm, không quá 3 màu chính trên 1 trang
  • Các CTA hấp dẫn trực quan để thu hút sự chú ý và kích hoạt họ nhấp vào.
  • Các dấu hiệu định hướng để hướng tầm mắt của người dùng trên từng trang và chỉ các phần tử.
  • Trải nghiệm người dùng tuyệt vời để dễ dàng điều hướng, nhằm tăng tỷ lệ giữ chân người dùng và tiếp tục tạo thêm khách hàng tiềm năng.
  • Các yếu tố khác đóng góp vào mục tiêu chung là hướng dẫn người dùng chuyển đổi.

Tham khảo bí kíp thiết kế Landing Page Facebook thu hút và hiệu quả nhất 2024.

hình ảnh thiết kế landing page
Tông màu chủ đạo gợi nhớ và CTA nổi bật là yếu tố cần thiết của một landing page

CTA là gì? Cách tối ưu CTA giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp hiệu quả.

b. Content trên landing page

  • Copywriting có liên quan để hiểu thông điệp quảng cáo / khuyến mại và xây dựng lòng tin.
  • Tiêu đề nổi bật để thu hút sự chú ý của khách hàng và từ từ đưa ra lý do
  • Tập trung vào một thông điệp quảng cáo duy nhất với lập luận thống nhất làm cơ sở chuyển đổi.
  • Tạo dựng uy tín bằng những đánh giá, hình ảnh xác thực, v.v…

content trên landing page
Testimonial có hiệu quả rất tốt trong việc xây dựng lòng tin với KH

4. Đầu tư cho hình ảnh

Landing page là điểm chạm quan trọng của doanh nghiệp với khách hàng. Thế nên hình ảnh trên landing page càng đặc biệt quan trọng, dù là loại landing page nào, pitch, lead-generation hay squeeze. Hình ảnh mờ nhạt, vỡ nét, kích thước lộn xộn sẽ khiến khách hàng mất đi trải nghiệm tốt ngay tức thì. Hãy lựa chọn hình ảnh có liên quan đến nội dung bạn muốn truyền tải và phù hợp concept nhé!

hình ảnh không rõ nét, kích thước lộn xộn
Hình ảnh minh họa cũng cần được lựa chọn có chủ đích

5. Viết tiêu đề hấp dẫn, ấn tượng

Tiêu đề landing page sẽ xác định hiệu quả của toàn bộ trang. Luật chơi rất đơn giản: nếu tiêu đề không thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng, họ sẽ không truy cập trang và thậm chí sẽ không đọc offer của bạn. Vậy nên dưới đây là 5 bí kíp giúp bạn viết tiêu đề “chớp hồn” khách hàng ngay lập tức! Độc đáo Điều đầu tiên và quan trọng nhất đối với tiêu đề trang đích là tính độc đáo. Nếu tiêu đề của bạn giống với hàng trăm tiêu đề khác trên trang SERP thì chắc chắn, doanh nghiệp của bạn không thể nổi bật. Nếu tiêu đề nói lên sự độc đáo về sản phẩm hay dịch vụ thì bạn sẽ có nhiều cơ hội thu hút khán giả hơn. Để trở thành người giỏi nhất trong thị trường ngách của mình, bạn cần phải độc đáo và sáng tạo nhất có thể. Đặt câu hỏi Đây là phương pháp phổ biến nhưng vẫn rất hiệu quả, bởi vì khi mọi người nhìn thấy một câu hỏi, bản năng họ muốn có câu trả lời. Hãy hỏi mọi người một câu hỏi mà sản phẩm/dịch vụ của bạn chính là câu trả lời. Ví dụ như:

  • “Làm thế nào để kiếm thêm 25% mỗi năm nhờ SEO?”
  • “Bạn có muốn tăng lượng truy cập chỉ sau 3 tháng?”
  • “Làm sao để chấm dứt cơn buồn ngủ mỗi sáng nhanh chóng?”

Nếu câu hỏi này còn là keyword đuôi dài nữa thì càng tốt cho SEO nhé! Hù dọa mọi người Sợ hãi là một động lực rất mạnh mẽ! Nếu bạn khiến mọi người sợ hãi trong tiêu đề, rất có thể họ sẽ đọc tiếp. Đây là một kỹ thuật đơn giản. Theo bản năng, mọi người cố gắng bảo vệ mình khỏi tất cả những nguy hiểm có thể xảy ra. Ví dụ:

  • Bạn sẽ 100 triệu mỗi năm nếu không có kỹ năng này
  • Chỉ có một điều có thể cứu cuộc hôn nhân của bạn khỏi đổ vỡ.

Giàu cảm xúc Khi bạn tạo bất kỳ văn bản nào, bao gồm cả tiêu đề, hãy nhớ rằng tất cả chúng ta đều là những nội dung giàu cảm xúc. Đảm bảo rằng tiêu đề của bạn gợi lên những cảm xúc nhất định cho dù đó là lòng trắc ẩn, sự tò mò hay thậm chí là nghi ngờ. Tập trung vào khách hàng Bạn chắc chắn đã có nhóm đối tượng khách hàng cụ thể bạn muốn nhắm đến, đúng không? Vậy bây giờ chỉ cần đảm bảo rằng tiêu đề của bạn phụ thuộc nhóm khách hàng này. Nếu bạn đang bán các món đồ thú vị cho thanh thiếu niên, hãy sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu hoặc cả tiếng lóng cho “thật trân”. Nếu bạn đang bán sách học thuật, hãy đặt tiêu đề thông minh và phức tạp hơn.

6. Tối ưu với thiết bị di động

Gần 30% tất cả hoạt động trên website là đến từ thiết bị di động. Con số này còn thay đổi với từng đối tượng khách hàng, thế nhưng không thể phủ nhận được tầm quan trọng của việc tối ưu landing page hay website cho thiết bị di động. Có một trang web thân thiện với thiết bị di động thậm chí có thể tăng gấp đôi tỷ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp. Yêu cầu cho một landing page tốt trên mobile cũng chỉ cần:

  • Dễ điều hướng,
  • Tốc độ tải nhanh
  • Và cực kỳ dễ nhấp.

Không phải website nào có giao diện tốt sẽ chạy mượt mà trên thiết bị di động. Bạn nên lưu ý điều này nhé!

7. Tìm và sử dụng từ khoá

Bạn nghĩ rằng landing page không cần chèn từ khóa, không cần SEO? Nếu trang landing page của bạn muốn tiếp cận khách hàng nhờ công cụ tìm kiếm, bạn cần tối ưu SEO cho chúng. Dưới đây là cách tìm và sử dụng từ khóa cho landing page. Bạn nên tìm các từ khóa đủ cạnh tranh để xếp hạng cho một lượng lớn khách truy cập trang web, nhưng không quá cạnh tranh với các công ty lớn nhé. Nếu bạn không phải dân SEO, bạn có thể sử dụng các công cụ tìm từ khóa miễn phí Ubersuggest của Neil Patel. Bạn chỉ cần nhập từ khóa chính, dữ liệu cho từng từ khóa sẽ hiển thị như:

  • Từ khóa phụ giúp thu hút khách hàng
  • Khối lượng tìm kiếm ước tính hàng tháng
  • Chi phí mỗi nhấp chuột nếu được sử dụng trong quảng cáo
  • Độ khó trong quảng cáo
  • Độ khó trong SEO

Khi bạn biết mình sẽ sử dụng những từ khóa nào trong các chiến dịch marketing, bạn có thể bắt đầu quá trình xây dựng, tùy chỉnh và xuất bản landing page. Bạn nên thêm từ khóa vào: nội dung, hình ảnh, tiêu đề và URL nhé! Còn cách tối ưu SEO, tôi sẽ hướng dẫn ngay sau đây.

8. Tối ưu chuẩn SEO

Để tối ưu landing page hay bất kỳ một trang web nào chuẩn SEO, ngoài từ khóa, bạn cần lưu ý các điều sau:

  • Canh độ dài nội dung chuẩn. Không có một quy định cụ thể nào cho độ dài landing page, mà sẽ phụ thuộc vào nội dung của bạn có đủ để thuyết phục khách hàng hành động theo mục tiêu của bạn hay chưa. Tuy vậy, một landing page quá dài lại rất khó để khách hàng đọc hết, vậy nên bạn cần tối ưu câu chữ chặt chẽ, súc tích để có kết quả chuyển đổi hiệu quả nhất!
  • Tối ưu thẻ heading. Đúng vậy landing page cũng có heading 2, heading 3 như thường. Và bạn cũng cần chèn từ khóa vào các heading này để SEO dễ dàng hơn. Ví dụ như trang sản phẩm, nên chèn các từ khóa sản phẩm. Nhưng bạn cũng cần lưu ý đến yếu tố dưới đây…
  • Lưu ý mật độ từ khóa. Mật độ từ khóa tốt sẽ chiếm khoảng 3-4% độ dài nội dung, nếu mật độ từ khóa quá nhiều và ngữ cảnh lại không hợp lý sẽ khiến người đọc khó chịu, time on site giảm và còn bị Google đánh giá là “nhồi nhét từ khóa”. Bạn có thể sử dụng Surfer SEO như tôi đã từng giới thiệu trong Các công cụ tối ưu content để xem mật độ từ khóa và độ dài trang ổn chưa nhé!

Ngoài ra, landing page cũng cần được tối ưu tiêu đề, heading, meta description, alt tag trong hình ảnh… và các tiêu chuẩn tối ưu on-page khác.

9. Kết thúc bằng CTA (kêu gọi hành động)

Lời kêu gọi hành động, hay gọi là CTA, là yếu tố chính trên trang web, hoạt động như một biển chỉ dẫn giúp người dùng biết phải làm gì tiếp theo. Nếu không có CTA rõ ràng, khách hàng có thể không biết các bước tiếp theo cần thực hiện để mua sản phẩm hoặc đăng ký nhận ưu đãi như thế nào, và có khả năng rời khỏi trang web mà không hoàn thành hành động bạn mong đợi. Hầu hết các marketer đều sử dụng một số chiến lược để tạo CTA đem về kết quả, dưới đây là một số yếu tố CTA tốt cần có.

  • Thiết kế nổi bật. CTA tốt nhất cần thu hút sự chú ý của người dùng, do đó, màu sắc tương phản với màu của trang hoặc email là một đặc điểm cần có.
  • Khả năng hiển thị cao. Vì lời kêu gọi hành động phải là điều đáng chú ý nhất trên trang, kích thước phông chữ phải đủ lớn để dễ nhìn thấy được.
  • Lợi ích rõ ràng. Nêu rõ lợi ích mà người dùng sẽ nhận được khi hoàn thành hành động là một cách hiệu quả để khiến họ nhấp vào. Ví dụ như: đăng ký ngay để nhận ưu đãi 15% cho sản phẩm này.
  • Từ ngữ kêu gọi hành động. CTA – như tên gọi của nó, được thiết kế để buộc người dùng thực hiện hành động, vì vậy, một CTA hiệu quả nên sử dụng các từ hành động như “khám phá”, “tìm hiểu thêm” và “mua ngay”.
  • Không quá dài. Một CTA tốt phải là một cụm từ ngắn gọn, không phải một câu. Hầu hết CTA không dài hơn 5 – 7 từ.
  • Cảm giác khẩn cấp. Người dùng dễ bị phân tâm trên internet, do đó, cảm giác khẩn cấp mạnh mẽ chẳng hạn như “Ưu đãi chỉ kéo dài 24h” có thể giúp buộc người dùng hành động ngay lập tức thay vì trì hoãn hành động.

Vậy là tôi đã đi qua 9 bước hoàn thiện một landing page từ Xác định chân dung khách hàng đến tạo lập CTA. Để giúp bạn viết landing page hiệu quả hơn, dưới đây là 7 mẹo viết landing page không phải ai cũng biết. Cùng xem qua nhé!

7 Tips viết Landing Page hoàn hảo

1. Biến những tính năng thành lợi ích

Hầu hết các “tay mơ” khi viết landing page đều nhầm lẫn tính năng và lợi ích. Còn bạn, bạn đã biết phân biệt tính năng và lợi ích chưa? Sự khác biệt giữa tính năng và lợi ích: Tính năng là một phần của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, trong khi lợi ích là tác động tích cực của nó đối với khách hàng của bạn. Ví dụ như hãy thử nghĩ về chiếc áo khoác bạn thích:

  • Áo làm bằng chất liệu poly không thấm nước
  • Trọng lượng rất nhẹ
  • Màu đen pha trắng
  • Có nón
  • Và có túi.

Đó là tính năng nhé. Nhưng chúng ta thường không quan tâm đến tính năng nhiều như bạn nghĩ. Ai mà quan tâm đến áo này làm từ gì, họ chỉ cần biết cái áo có giúp họ giải quyết vấn đề họ cần hay không, như che nắng, che mưa, … Đó chính là lợi ích. Vậy để nói về lợi ích, hãy thử nhìn bảng sau: Bảng tính năng và lợi ích tương ứng của chiếc áo:

Tính năng Lợi ích
Áo làm bằng chất liệu không thấm nướcKhông sợ bám bẩn, không sợ thời tiết thất thường, yên tâm dùng khi trời mưa
Trọng lượng rất nhẹThoải mái khi mặc cả khi vận động hay các hoạt động thường ngày, dễ dàng cất gọn trong balo, túi xách
Màu đen pha trắngMàu sắc đơn giản cá tính, dễ phối đồ mà không bao giờ lỗi thời
Có nónBảo vệ sức khỏe và mái tóc của bạn
Có túiTiện đựng đồ như chìa khóa, thẻ, găng tay, không lo thất lạc

Để làm được điều này, bạn chỉ cần đặt câu hỏi: tính năng này giúp được gì cho khách hàng? Như vậy bạn sẽ có danh sách các lợi ích để thuyết phục khách hàng.

2. Viết ngắn gọn, rõ ràng

Giữa nhịp sống hối hả này, không khách hàng nào có đủ thời gian để đọc bài viết dài hơn 3000 từ chỉ để giới thiệu sản phẩm. Hãy tập trung vào những nội dung chắt lọc nhất với diễn giải ngắn gọn dễ hiểu nhất.

3. Tận dụng phản hồi từ khách hàng

Bởi vì landing page tập trung vào khách hàng, nên tất nhiên phản hồi từ khách hàng sẽ rất hữu ích trong việc cải thiện landing page. Bạn có thể hỏi team sale hoặc account để biết sâu hơn khách hàng đang cần gì và liệu có cần thêm thông tin trong landing page hay không, có nút CTA nào cần được cập nhật hay không?

4. Hạn chế dùng thuật ngữ

Hãy sử dụng từ ngữ mà khách hàng bạn sẽ hiểu nhanh chóng. Ví dụ thay vì nói rằng “dịch vụ SEO giúp tăng traffic”, tôi sẽ nói “dịch vụ SEO giúp thu hút khách hàng vào website”, bạn hiểu rồi chứ? Đơn giản hóa thuật ngữ để khách hàng hiểu bạn đang muốn nói gì, và đề nghị bạn đưa ra có lợi như thế nào cho họ, từ đó nhanh chóng ra quyết định hơn.

5. Đưa ra con số cùng dẫn chứng cụ thể

Giữa một dịch vụ quản lý fanpage “giúp bạn tăng hàng nghìn lượt like” và một dịch vụ khác “giúp bạn tăng 5000 like chỉ trong 1 tháng như khách hàng A, B, C đã đạt được”, thì chắc chắn khách hàng sẽ ấn tượng với bên nào hơn, bạn biết mà, đúng chứ? Lưu ý: bạn nên chọn những con số gần với thực tế thay vì “chém gió” nhé, khách hàng sẽ nhận ra liền! Hơn nữa nếu như khách hàng không có được hiệu quả tương tự như bạn “chém gió”, họ sẽ rất thất vọng, hoặc phẫn nộ. Và điều đó không tốt cho việc kinh doanh của bạn đâu, tin tôi đi.

6. Dùng ngôn ngữ như nói chuyện với người đọc

Bạn không thể gặp mặt trực tiếp để thuyết phục khách hàng nhưng landing page là nơi bạn sẽ giao tiếp với họ. Vậy nên giao tiếp càng tự nhiên, càng đem lại cảm giác gần gũi thì độ tin tưởng càng cao nhé! Đó cũng là lý do vì sao bạn không nên sử dụng các thuật ngữ và chọn giọng văn phù hợp. ^^

7. Minh họa triệt để cho ý tưởng

Tận dụng tất cả những gì bạn có thể minh họa cho nội dung:

  • Hình ảnh
  • Nút minh họa
  • Màu sắc (đúng vậy, màu sắc cũng gợi lên cảm nghĩ, như xanh là tốt và đỏ thì không tốt chẳng hạn)
  • Video dẫn chứng
  • Biểu đồ & đồ thị liên quan
  • Khoảng trắng (chia bố cục trang giúp KH biết đâu là phần quan trọng và trang dễ nhìn hơn)

Nói chung là, những gì bạn có thể tận dụng, hãy dùng triệt để để khách hàng hiểu rõ điều bạn muốn truyền tải.

Kết luận

Trên đây là hướng dẫn trọn bộ của tôi cho cách viết landing page. Khác với blog, landing page giống như cửa hàng – quyết định đến việc tạo nên chuyển đổi trực tiếp hơn, nên cách viết và trình bày sẽ đòi hỏi cao hơn so với viết blog. Bạn cần cân nhắc rất nhiều trong chọn lựa từ ngữ, chọn lựa hình ảnh và màu sắc, bố cục,… Nhưng mọi thứ đều có giá của nó. Luyện tập thường xuyên và bạn sẽ thấy được kết quả của sự cố gắng! Chúc bạn thành công!

GTV SEO Team

GTV SEO, do Vincent Đỗ sáng lập, là công ty SEO hàng đầu cung cấp các giải pháp SEO, Inbound Marketing toàn diện, giúp bạn nâng tầm thương hiệu và đạt được mục tiêu kinh doanh.
Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về SEO, GTV SEO cam kết mang đến cho bạn những kiến thức chuyên sâu SEO và Inbound Marketing hiệu quả nhất qua các chủ đề: Strategies, Content, Technical, Entity, Conversion,…
GTV SEO luôn cập nhật những xu hướng SEO mới nhất và áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất để mang đến cho bạn những những kiến thức hữu ích nhất.

Bài viết cùng chủ đề