Keyword Cannibalization là gì? Cách phát hiện và xử lý tận gốc!

Keyword Cannibalization là một trong những lỗi SEO phổ biến hiện nay và tác động tiêu cực đến SEO. Vậy, làm sao để sửa lỗi này? Hãy cùng tôi tìm hiểu về “Ăn thịt từ khóa” cũng như các cách khắc phục Keyword Cannibalization nhanh mà hiệu quả trong bài viết này. Xem ngay!

Keyword Cannibalization là gì?

Keyword Cannibalization là hiện tượng xung đột từ khoá giữa các trang trong cùng một website. Đôi khi bạn sẽ bắt gặp tình huống cùng một truy vấn tìm kiếm nhưng lại có 2 bài viết khác nhau của 1 website lại được xếp hạng tìm kiếm trên Google, trường hợp này được gọi là ăn thịt từ khoá.
Trang poweredbysearch đang bị “ăn thịt từ khóa”
Trang poweredbysearch đang bị “ăn thịt từ khóa”
Lỗi này xảy ra khi bạn có nhiều bài viết target từ khóa giống nhau trên trang web. Lúc này, Người dùng sẽ bối rối vì khó chọn được đâu là bài viết cung cấp nội dung phù hợp với họ, còn công cụ tìm kiếm sẽ không xác định được đâu là bài viết mà bạn muốn xếp hạng. Điều này có nghĩa là đôi khi nó sẽ đưa ra thứ hạng cao hơn cho trang web mà bạn không muốn ưu tiên. :v Bởi vì khi bạn gây ra ăn thịt từ khóa, bạn đang không thể cho Google thấy được thẩm quyền của website mình đối với truy vấn mục tiêu mà thay vào đó, bạn còn khiến Google cân nhắc giữa các trang của bạn với nhau, chọn những trang nào mà Google cho là phù hợp nhất với các từ khóa phù hợp nhất. Ví dụ bạn muốn xếp hạng cho từ khóa “khách sạn ở Paris”. Vậy nên, bạn đã viết một bài blog có tiêu đề “7 khách sạn tuyệt đẹp & sang trọng ở Paris”. Sau một thời gian, bạn nhận ra một vài khách sạn sang trọng nữa đã được xây dựng. Vậy nên, bạn đã viết 1 bài mới có tiêu đề “9 khách sạn sang trọng không thể bỏ lỡ tại Paris” với nội dung tương tự và cũng nhắm đến từ khóa “Khách sạn ở Paris”. Đây là một ví dụ về việc ăn thịt từ khóa, cả hai bài đăng đều có cùng một từ khóa chính, mặc dù hai bài viết được đăng tải cách nhau một khoảng thời gian dài. Tất nhiên, như vậy không tốt chút nào (còn cụ thể vì sao và hậu quả như thế nào tôi sẽ nói ngay phần sau). Nhưng trước khi đi chuyên sâu hơn bạn nên hiểu về bản chất vấn đề trước, hãy đi qua các loại lỗi ăn thịt từ khóa thường gặp nhất.

Các loại Keyword Cannibalization

Keyword Cannibalization trong SEO về cơ bản có 2 loại chính:

1. Hai hoặc nhiều landing page trên website đang cạnh tranh cho các từ khóa giống nhau

Ví dụ một trường hợp, hai trang của bạn cùng rank cho từ khóa “bốt ankle”.
URLThẻ tiêu đềThứ hạng cho “bốt ankle”
Trang A: /bot/tat-caBốt nữ – Bốt Ankle & Chelsea | Còn hàngXếp hạng 8
Pabe B: /bot/bot-ankle/Bốt Ankle Nữ| Còn hàngXếp hạng 5
Liệu đây có phải là lỗi ăn thịt từ khóa không? Câu trả lời là: có và không. Nếu nhiều trang đang cùng xếp hạng cho cùng một cụm từ thì khả năng cao các trang này có những yếu tố khiến Search Engine nghĩ rằng chúng đang rank cho cùng 1 truy vấn, vậy nên nguy cơ bị lỗi ăn thịt từ khóa là rất cao. Thế nhưng điều đó không đồng nghĩa rằng bạn cần phát hoảng lên và thay đổi mọi thứ trên cả hai trang để tránh bị ăn thịt từ khóa. Bởi vì câu trả lời chính xác còn tùy thuộc vào từng trường hợp và mục tiêu khác nhau.

Trường hợp 1: Cả hai trang đều có thứ hạng thực sự cao trên trang nhất.

Trong trường hợp này, Keyword Cannibalization có thể mang lại lợi ích cho bạn: Nhiều thứ hạng bị chiếm đồng nghĩa càng nhiều lưu lượng truy cập hơn cho website, vì vậy hãy coi đó là cách ăn thịt “tốt”. Nếu vậy bạn nên làm như sau:
  • Cân nhắc thay đổi Meta Descriptions hấp dẫn và độc đáo hơn so với nhau, tránh việc hai trang hiển thị cùng một thông điệp và không gây được ấn tượng với người dùng.
  • Trong trường hợp trang phụ, không có mục đích SEO lại xếp hạng cao hơn thì nên kiểm tra trên Google Search Console (GSC) để xem trang nào đang nhận được nhiều nhấp chuột nhất cho cụm từ duy nhất đó. Sau đó, quyết định xem liệu có nên thay đổi các yếu tố khác trong SEO của bạn để giải quyết tốt hơn từ khóa cụ thể đó hay không.
Quay trở lại ví dụ, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn xóa cụm từ “bốt ankle” khỏi thẻ tiêu đề cũng như nội dung trên Trang A /bot/tat-ca/? Nếu Google phản hồi ưu tiên trang /bot/bot-ankle/là Trang B được xếp hạng cao hơn, thì thật tuyệt. Nếu không, trường hợp xấu nhất là bạn có thể hoàn nguyên các thay đổi và tiếp tục tận hưởng hai kết quả trên trang nhất. 🙂
URLThẻ tiêu đềThứ hạng cho “bốt ankle”
Trang A: /bot/tat-caBốt nữ – Bốt Chelsea & các loại khác | Còn hàngThử nghiệm và quyết định

Trường hợp 2: Trang A nằm trang nhất, trang B “lạc trôi”

Trong trường hợp trang A (phụ) có thứ hạng cao trên trang nhất và trang B nằm ngoài 15 – 20 kết quả hàng đầu, bạn cần quyết định xem “hành vi ăn thịt” nhỏ này có xứng đáng với thời gian và nguồn lực của bạn hay không, vì đây có thể không phải là một việc khẩn cấp. Nếu bạn quyết định rằng đáng để làm, tôi khuyên bạn nên làm như sau:
  • Tiếp tục theo dõi các từ khóa mà hai trang đang rank để lường trước các khả năng Google xếp hạng trong tương lai.
  • Ưu tiên xử lý vấn đề này sau khi đã xử lý các vấn đề SEO quan trọng khác.
Không phải lúc nào Keyword Cannibalization cũng xấu
Không phải lúc nào Keyword Cannibalization cũng xấu

Trường hợp 3:

Trong trường hợp cả hai trang đều xếp hạng ở trang hai hoặc trang ba của SERP, thì có thể vấn đề Keyword Cannibalization của bạn đang kìm hãm một hoặc cả hai trang. Nếu vậy, lời khuyên của tôi như sau:
  • Kiểm tra trên Google Search Console để xem trang nào của bạn đang nhận được nhiều lượt click nhất cho từ khóa đó.
  • Bạn cũng nên kiểm tra các thuật ngữ tương tự, vì các từ khóa trên trang hai hoặc trang ba của SERP sẽ hiển thị số lượt click rất thấp trong GSC. Sau đó, quyết định trang nào nên là trọng tâm chính – trang phù hợp hơn từ góc độ nội dung – và sẵn sàng thử nghiệm các thay đổi đối với các yếu tố SEO On-page của cả hai trang.
Xem lại thẻ tiêu đề, tiêu đề và nội dung trang của bạn và cố gắng tìm các yếu tố cả hai trùng lặp. Nếu mức độ trùng lặp cao, có thể hai trang này cần hợp nhất/chuẩn hóa/chuyển hướng cái này sang cái kia (tôi sẽ đề cập đến vấn đề này bên dưới).

2. Hai hoặc nhiều trang trên website đang thay phiên “lật kèo” cho cùng một từ khóa

Trường hợp “lật kèo” tức là từ khóa “bốt ankle” của hai trang A & B đều được xếp hạng tại các thời điểm khác nhau, vì Google dường như gặp khó khăn khi quyết định chọn trang nào cho cụm từ này. Đây là vấn đề phổ biến mà tôi chắc chắn rằng nhiều website đã gặp phải, cụ thể là các trang landing page dường như rất hay thay phiên xếp hạng cho một nhóm từ khóa không cố định. Nếu điều này xảy ra với bạn, hãy thử và giải đáp cho những câu hỏi dưới đây.
Việc “lật kèo” này bắt đầu từ khi nào?
Xác định đúng thời điểm xảy ra vấn đề có thể giúp bạn hiểu mọi chuyện bắt nguồn như thế nào ngay từ đầu. Có thể thẻ canonical đã bị thiếu, hoặc có một vài thay đổi trong yếu tố on-page hoặc do cập nhật thuật toán đã khiến mọi thứ rối tung lên?
Có bao nhiêu trang thay phiên xếp hạng cho cùng một từ khóa?
Càng ít trang chịu biến động thì càng tốt và dễ giải quyết. Hãy cố gắng xác định những trang nào có liên quan và kiểm tra tất cả các yếu tố có thể gây ra sự bất ổn này.
Bao lâu thì các trang này lại thay phiên nhau?
Thử tìm hiểu tần suất trang thay đổi cho nhau, mấu chốt là: càng ít lần càng tốt. Bạn có thể thử đối chiếu thời gian “lật kèo” với kế hoạch SEO để xem thử vấn đề có phải do thay đổi khác ngoài ý muốn hay không. Còn nếu vụ lật kèo chỉ xảy ra một lần rồi thôi thì hầu như không có gì phải lo lắng, vì đó có thể là một sự biến động nhỏ trong SERP, bởi Google chạy thử nghiệm và thay đổi gần như hàng ngày mà. ^^

6 Tác động tiêu cực của Keyword Cannibalization đối với SEO

Lỗi ăn thịt từ khóa có một số hậu quả gây nguy hại cho SEO. Nhiều SEO-er mắc lỗi Keyword Cannibalization không những không biết rằng web mình có gì sai, còn không biết mình mắc lỗi này. Họ thậm chí có thể vui mừng khi một trang được xếp hạng ở hạng 5 hay 6 cho từ khóa được nhắm mục tiêu mà không nhận ra rằng một trang có thẩm quyền mạnh có thể sẽ xếp hạng cao hơn và chuyển đổi tốt hơn, trong khi Keyword Cannibalization lại khiến thẩm quyền các trang bị thấp đi và còn nhiều hệ quả khác nữa mà tôi sẽ liệt kê ngay đây. Tuy nhiên, hậu quả thực tế là rõ ràng: lưu lượng truy cập trang web bị mất, truy vấn dẫn đến trang sai, thứ hạng SERP dao động và cuối cùng là mất doanh thu. Tại sao? Bởi vì:

1. Bạn đang làm giảm thẩm quyền của trang

Thay vì có một trang có thẩm quyền cao, bạn đang chia CTR của mình thành nhiều trang có mức độ liên quan vừa phải. ???? Về cơ bản, bạn đã biến các trang của mình thành đối thủ cạnh tranh của nhau cho số lần xem trang và xếp hạng trên SERP.

2. Bạn đang “pha loãng” Link Juice và Anchor Text của mình

Các backlink từ một nguồn tổng hợp có khả năng đang bị phân tách giữa hai (hoặc nhiều) trang. Tương tự, Anchor Text và Internal Link của bạn đang dẫn khách truy cập đến nhiều trang khác nhau thay vì một trang có thẩm quyền về chủ đề này.

3. Google có thể giảm giá trị trang có liên quan hơn

Từ khóa là một trong những cách chính mà chúng ta giúp Google hiểu nội dung của các trang của mình. Thế nên nếu tất cả các từ khóa đều giống nhau, Google sẽ cố gắng để hiểu trang nào là phù hợp nhất – và có thể sẽ hiểu sai, xếp hạng cho trang phụ thay vì trang chính mà bạn muốn.

4. Keyword Cannibalization khiến tiêu tốn ngân sách

Việc có nhiều trang dành cho cùng một từ khóa dẫn đến việc thu thập thông tin và lập chỉ mục các trang không cần thiết. Lưu ý: Các trang web nhỏ có thể sẽ không nhận thấy sự khác biệt hoặc không bao giờ phải lo lắng về ngân sách thu thập thông tin, nhưng các trang web thương mại điện tử lớn hoặc các nhà cung cấp có nhiều sản phẩm sẽ nhận thấy sự khác biệt này.

5. Báo hiệu Google về trang chất lượng kém

Nhiều trang nhắm mục tiêu đến cùng một từ khóa cho người dùng biết rằng nội dung của bạn có thể bị kéo dài ra và nó cũng báo hiệu cho Google rằng nội dung của bạn có thể không khớp với các từ khóa của bạn trên mỗi trang. Nếu bị Google chú ý và đánh gậy thì… bạn biết hậu quả rồi đấy ????

6. Tỷ lệ chuyển đổi bị ảnh hưởng

Chắc chắn sẽ có một trong những trang của bạn chuyển đổi tốt hơn những trang còn lại. Thay vì hướng khách truy cập mới đến trang đó và biến nó thành trang có thẩm quyền nhất Keyword Cannibalization lại khiến bạn mất khách hàng tiềm năng khi dẫn họ truy cập vào các trang ít liên quan hơn mà nằm thứ hạng cao hơn.
Trang xếp hạng càng thấp thì CTR càng thấp (biểu đồ từ SISTRIX)
Trang xếp hạng càng thấp thì CTR càng thấp (biểu đồ từ SISTRIX)
Vậy làm sao để phát hiện lỗi Keyword Cannibalization, hãy cùng tôi đi vào các cách xác định lỗi ăn thịt từ khóa sau đây.

Cách xác định các vấn đề ăn thịt từ khóa

Để làm được cách này, đầu tiên, bạn cần có Ahrefs hoặc SEMrush. Trong bài này, tôi sẽ hướng dẫn bạn sử dụng cả 2 công cụ để xác định các vấn đề ăn thịt từ khoá. Chúng ta cùng bắt đầu với công cụ Ahref trước nhé!
Nếu bạn chưa biết Ahrefs là gì, có thể xem tại đây.

Cách 1: Sử dụng công cụ Ahrefs

Tin tốt: Tôi đã đơn giản hóa và tự động hóa quy trình xác định các vấn đề về tiêu diệt từ khóa trong Google Trang tính. (Ngay phần sau đây luôn nhé) Nhưng trước hết, hãy xem quy trình tẻ nhạt và tốn thời gian mà hầu hết mọi người đều làm :))
  • Dán link web vào Site Explorer
  • Chuyển đến báo cáo Organic Keywords
  • Xuất tất cả từ khóa sang CSV (lưu ý: xóa bất kỳ dữ liệu / cột nào không liên quan nếu cần)
  • Mở CSV trong Excel (hoặc Google Trang tính), sau đó sắp xếp các từ khóa A ‑ Z
  • Lọc qua tệp theo cách thủ công và đánh dấu tất cả các từ khóa trùng lặp
Vậy là hết quá trình thủ công tốn nhiều thời gian nhất. Bạn đang nghĩ là nó cũng không đến nỗi phức tạp à? Ừ thì sẽ không quá tệ nếu trang web của bạn chỉ xếp hạng cho một số ít từ khóa. Nhưng nếu bạn đang xếp hạng cho hàng nghìn từ khóa, có thể mất hàng giờ lận nhé! Vì vậy, nếu bạn muốn tự động hóa quy trình này, hãy tạo một bản sao của trang tính Google này: Tải tại đây. Còn đây là hướng dẫn sử dụng trang tính cụ thể.
1. Xuất Organic Keywords từ Site Explorer của Ahrefs
Điều đầu tiên, bạn cần tìm tất cả các từ khóa mà trang web của bạn xếp hạng để sử dụng Ahrefs ’Site Explorer. Bạn có thể làm điều này bằng cách sử dụng báo cáo Organic Keywords.
Tiếp theo, nhấn vào bộ lọc các tính năng SERP và nhấn loại trừ All featured.
Tiếp theo, nhấn vào bộ lọc các tính năng SERP và nhấn loại trừ All featured.
tinh nang serp va nhan loai tru all featured 2
Sau đó, xuất báo cáo và tải xuống CSV.
2. Nhập dữ liệu (từ CSV đã tải xuống) vào trang tính Keyword Cannibalization Finder Tool
Mở Keyword Cannibalization Finder Tool bạn sao chép lúc nãy. Sau đó, chuyển hướng đến sheet có tiêu đề “1. Ahrefs KW Export ”(có thể bạn sẽ ở trên trang tính này theo mặc định, nhưng bạn nên kiểm tra kỹ). Đảm bảo rằng ô A1 được chọn — chỉ cần nhấp vào ô đó một lần bằng con trỏ của bạn.
nhap du lieu 1
Go to File > Import.
import 1
Sau đó, tải lên bản xuất CSV của báo cáo Organic Keywords.
tai len csv 1
Sau đó, bạn sẽ thấy một cửa sổ bật lên — bấm chọn tùy chọn để “thay thế dữ liệu tại ô đã chọn”, để tất cả các tùy chọn khác theo mặc định.
keyword cannibalization tool upload data 2
Nhấn vào “Nhập dữ liệu”.
3. Xem kết quả
Vậy là xong — chỉ cần điều hướng đến tab “kết quả” để xem kết quả.
results tab 1
Bạn sẽ thấy hiển thị như này:
van de tiem an ve viec an thit tu khoa keyword cannibalization 1
Như bạn có thể thấy, nó chỉ kéo qua các cụm từ có nhiều hơn một trang trong SERPs (tức là các vấn đề tiềm ẩn về việc ăn thịt từ khóa). Lưu ý nữa:. Cách làm này khá chính xác, nhưng không hoàn toàn tuyệt đối 100%. Đôi khi có “báo động giả” (ví dụ: phiên bản HTTP và HTTPs của một trang). Sheet này sẽ cho bạn biết từ khóa (cột 1), vị trí xếp hạng hiện tại (cột 2), khối lượng tìm kiếm (cột 3) và URL (cột 4). Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm 1 cột “URL mong muốn”, cột này thể hiện keyword bạn muốn ranking vào URL vào. Bạn dùng hàm IF để đối chiếu với URL đang được nhận diện. Nếu keyword nhận diện khác URL mong muốn có nghĩa là từ khóa đang bị ăn thịt. Từ đó bạn dễ dàng lên thứ tự ưu tiên và đưa giải pháp điều chỉnh phù hợp. Bạn thấy chứ, không cần phải mất hàng giờ sàng lọc qua hàng nghìn URL — tất cả đều được tự động hóa! ???? Nhưng bây giờ bạn đã xác định được các URL có lỗi Keyword Cannibalization, bạn làm cách nào để khắc phục chúng?

Cách 2: Sử dụng công cụ Semrush

SEMRush nổi tiếng là công cụ có nhiều tính năng hỗ trợ SEO hoàn hảo được nhiều người sử dụng để xác định Cannibalization Keyword chính xác. Bước 1: Vào Post Tracking: teamcare.vn -> chọn Cannibalization Tại trang này, SEMrush sẽ thống kê các trang và từ khóa nào đang ăn thịt, giúp bạn theo dõi được thứ hạng từ khóa và thống kê được vị trí website trên bảng xếp hạng Google. Từ các hình trên ta thấy được, số liệu thống kê từ khóa ăn thịt là 21/972 từ khóa, và có 21/151 trang ăn thịt. Bước 2: bấm vào từ khóa ăn thịt mà bạn muốn biết xếp hạng của page trong từ khóa đó. Ví dụ: bấm vào từ khóa” Giá pin iphone” Ta thấy được, từ khóa bị ăn thịt là “ Giá Pin iphone” đứng vị trí thứ 9, và từ khóa này có hai page đang chiếm vị trí top 10 và top 11 trong bảng xếp hạng. Từ khóa ăn thịt top 10 đang ở page “thay pin iphone” và top 11 ở trang “thay pin iphone 6”. Qua từ khóa bị ăn thịt là “giá pin iphone”, sẽ chính xác hơn khi vào page “thay pin iphone” chứ không phải vào page “thay pin iphone 6”. Chính vì thế, từ khóa “giá pin iphone” sẽ phải sửa lại cho phù hợp với page chứa từ khóa chính xác hơn. Vậy là chúng ta đã biết cách xác định được vấn đề ăn thịt từ khóa, thông qua đó có thể điều chỉnh để tối ưu được các page liên quan đến từ khóa chính để giúp Google xếp hạng chính xác trên bảng xếp hạng Google. Chương 2

Google Update & Tách Intent

Trong đợt Google Update vào tháng 6/2022 vừa rồi, Google đã tách Intent cực kì mạnh, toàn bộ keyword nào của bạn đang ở top cao đều rớt xuống hoặc văng khỏi top 100.Tôi sẽ lấy ví dụ để bạn có thể dễ hình dung hơn, tôi có 1 bài viết với keyword chính là “câu hỏi phỏng vấn du học mỹ” keyword phụ là “kinh nghiệm du học mỹ”, trước thời điểm Google Update 2 keyword này có chung một intent nên tôi gom chúng thành một bài viết.Tuy nhiên, sau đợt Google Update vừa rồi, keyword “kinh nghiệm du học mỹ” có xu hướng rớt top, có nghĩa là những keyword có ngữ nghĩa khác nhau được gộp theo thị trường đang có xu hướng tách ra. Điều này cho chúng ta thấy Google đã thông minh hơn trong việc nhận diện keyword và đề xuất thông tin cho người dùng.Việc có nên tách một bài viết ra thành nhiều bài viết sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bạn có thể check qua thị trường, nếu như đối thủ trước đó bạn từng tham khảo cũng bị rớt top thì bạn nên cân nhắc tách bài viết của mình, còn đối thủ của bạn vẫn tăng trưởng tốt thì bạn nên audit lại content.Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng SERProbot hoặc GSC để kiểm tra thứ hạng từ khoá, bạn chỉ tách những keyword đang có xu hướng tách ra do bởi GG đang update tuy nhiên việc update này chưa hoàn thiện, nếu bạn thiên hẳn về 1 hướng thì rất khó để ranking.Tốt nhất bạn nên lấy lõi là keyword modifier để phân tích Intent của thị trường, thay vì sử dụng phân tích qua top 10 của Google.

Cách xử lý Cannibalization Keyword khi tách Intent

Để xử lý vấn đề xung đột từ khóa khi Google tách intent, bạn hãy xem thông tin qua chương 3 dưới đây nhé!Ví dụ tôi có từ khoá “dịch vụ seo uy tín” và từ khoá “dịch vụ seo uy tín tphcm” mặc dù target keyword cho 2 bài viết khác nhau nhưng chúng đều được google nhận diện về cùng một URL: https://gtvseo.com/dich-vu-seo/.Đồng thời khi tôi search cấu trúc “site:gtvseo.com dịch vụ seo uy tín”.
an thit tu khoa dich vu seo uy tin
Từ khoá “dịch vụ seo uy tín” lại nằm trong bài viết blog và được xếp hạng ở vị trí top 1, còn bài viết chính dùng để SEO cho từ khoá “dịch vụ seo uy tín” lại ở top 2. Theo lý thuyết thì URL bạn muốn SEO sẽ phải nằm ở vị trí top 1, nếu bạn không ở vị trí top 1 thì bài viết của bạn đang bị ảnh hưởng xấu.
dung serprobot kiem tra
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thêm công cụ Serprobot để kiểm tra. Như bạn có thể thấy với từ khoá “dịch vụ seo uy tín” lúc thì Google nhận URL dịch-vụ-seo lúc Google lại nhận URL dịch-vụ-seo-tphcm, tức là 2 bài viết đang bị Keyword Cannibalization.Để khắc phục vấn đề này tôi sẽ audit trên 7 hạng mục SEO chính như sau:

1. Onpage

Keyword Density

Mật độ từ khoá là một trong những yếu tố quan trọng giúp Google có thể đánh giá đúng thứ hạng của trang web. Để tránh việc google nhận diện sai bài viết, bạn có thể thể mật độ từ khóa cho bài viết “dịch vụ seo uy tín” và giảm mật độ từ khóa “dịch vụ seo tphcm” xuống nếu như bạn đang muốn URL dịch-vụ-seo ranking.

Semantic Keyword

Semantic Keyword là các từ khóa đơn hoặc nhiều từ có ngữ cảnh liên quan đến chủ đề chính của nội dung. Sử dụng Semantic Keyword giúp tăng mức độ tin cậy cho nội dung & tính chuyên môn hóa cao, giúp bài viết được xếp thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.

Schema

Schema giúp cung cấp những gợi ý một cách rõ ràng, cụ thể cho những Search Engines để việc đọc, phân loại hay hiển thị nội dung phù hợp dựa trên truy vấn của người dùng diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và dễ dàng. Để loại bỏ tình trạng Keyword Cannibalization bạn có thể gỡ bớt Schema của keyword “dịch vụ seo uy tín”, khai báo mối quan hệ cha và con cho hai bài viết này.

Tối ưu Heading

Trong trường hợp tối ưu lại heading tôi sẽ lấy ví dụ trên website là Dụng Cụ Vàng. Giả sử bạn đang SEO từ khoá “máy khoan” và bạn có danh mục SEO khác là “máy khoan makita” thì có thể sẽ ăn thịt từ khoá “máy khoan” do nó cũng chứa từ khoá máy khoan.
sua loi an thit tu khoa
Việc đầu tiên bạn cần làm là khai báo mối quan hệ Schema trong Schema crumb cho từ khoá “máy khoan” là tầng 2 còn từ khoá “máy khoan makita” là tầng 3.
cau truc link tang
Bên cạnh đó, khi làm cấu trúc cho các heading bạn cần link theo đúng tầng, như bạn thấy ở đây từ khoá “máy khoan” là heading 1, khi bạn link xuống “máy khoan makita” sẽ là heading 2. Để thông báo với google rằng “máy khoan makita” là thằng con của máy khoan.

2. Content

Do Google mới cập nhật thuật toán vậy nên với những bài viết có xu hướng tách intent thì bạn nên cân nhắc để tách chúng ra thành các bài viết khác nhau. Còn với những bài viết đang bị trùng URL, có nghĩa là cùng một từ khóa nhưng google lại cho lên top cả 2 URL thì bạn nên gộp hai bài viết lại với nhau.

3. Cấu trúc site

Cấu trúc site là cách các trang của một trang web được sắp xếp, liên kết với nhau bằng liên kết nội bộ. Cấu trúc web hợp lý giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ website của bạn và người dùng dễ dàng tiếp cận thông tin cần thiết. Ở phần cấu trúc site bạn cần phân tầng trong cấu trúc breadcrumb để google nhận biết URL nào là cha và URL nào là con.

4. UX & UI

Tuỳ vào từng loại intent và cấu trúc mà chúng ta sẽ tối ưu UX, UI khác nhau. Ví dụ với bài viết “what is agile” đây cũng là bài viết blog nhưng nếu bạn để ý giao diện bạn có thể thấy “atlassian.com/agile” và “atlassian.com/agile/manifesto” giao diện cũng khác và nội dung không có link tới bài viết con.
giao dien trang atlassian

5. Internal Link

Giả sử bài viết “atlassian.com/agile/manifesto” ăn thịt luôn trang “atlassian.com/agile” thì chúng ta cần kiểm tra lại Internal Link trỏ tới ở 2 trang. Có 2 trường hợp về internal, thứ nhất là link score – đo lường về sức mạnh và thứ hai là Internal Link trust.Theo lý thuyết thì bài viết “cha” phải có độ trust cao hơn các bài viết “con”, nếu khi kiểm tra bằng Screaming Forg bạn thấy trang con này cao hơn hoặc bằng so với trang cha thì mình cần điều chỉnh lại Internal Link core.Trường hợp thứ 2 là Anchor Text trỏ đến 2 trang này, nếu như bài viết “atlassian.com/agile/manifesto” ăn thịt bài “atlassian.com/agile” thì khả năng cao bài viết “atlassian.com/agile” đang có những anchor text kiểu chung chung như: what is agile, agile… việc của bạn cần làm lúc này là điều chỉnh lại Anchor Text chính xác hơn cho bài viết “atlassian.com/agile”.

6. Offpage

Phương pháp Offpage chính là việc bạn sử dụng nhiều backlink hơn để trỏ về trang mà bạn đang muốn được lên top cao hơn. Trong trường hợp này, nếu như trang “cha” có ít backlink hơn trang “con” thì bạn nên áp dụng ngay phương pháp Offpage để cải thiện việc website bị Keyword Cannibalization.

Làm thế nào để khắc phục Keyword Cannibalization

Các trường hợp để xảy ra tình trạng Keyword Cannibalization thường đến từ việc bạn nhóm keyword bị sai intent hoặc Google đổi intent sau 1 thời gian update thuật toán, hoặc cũng có thể bạn tạo ra 2 bài viết giống nhau để phục vụ cho mục đích A/B Testing. Ví dụ từ khoá “dịch vụ seo website” và từ khoá “dịch vụ seo” đáng lẽ ra chung 1 topic nhưng lại được tách ra thành 2 bài khác nhau. Khi tôi check top 10 thì các website đều có chung 1 topic là “dịch vụ seo”. Đáng lẽ nên là một bài viết nhưng nếu tách ra thành 2 bài viết sẽ xảy ra trường hợp Keyword Cannibalization. Bây giờ có 2 phương án chính để giúp phải giải quyết vấn đề này:

1. Gộp content + xoá bài & 301 redirect + internal

Trong 2 bài viết là “dịch vụ seo website” và bài viết “dịch vụ seo” sau khi kiểm tra lại intent và review content tôi thấy Keyword “dịch vụ seo website” bị trùng intent với keyword “dịch vụ seo” cho nên tôi sẽ 301 redirect bài viết “dịch vụ seo website” là bài viết không có nhiều backlink, không được đầu tư chất lượng về bài viết “dịch vụ seo” là bài viết muốn ranking nhất sau đó tôi sẽ xoá bài viết “dịch vụ seo website”.Tiếp theo, tôi sẽ kiểm tra trong Google Search Console và Screaming Forg sau đó điều chỉnh Internal Link trỏ về trang dịch vụ SEO.

2. No index & canonical về bài gốc

Trên website GTV SEO của tôi cũng có 2 bài viết có nội dung giống nhau chỉ khác URL đó là bài “dich-vu-seo-ho-chi-minh-1” và bài “dich-vu-seo-ho-chi-minh”. Trong trường hợp này được tạo ra chủ yếu với mục đích là để A/B Testing cho việc chạy quảng cáo, hoặc vì một lý do nào đó bạn không muốn xoá bài viết này, bạn sẽ để thẻ noindex và cài thêm thẻ canonical bài viết A/B testing này về bài viết gốc.Vì bài viết này không được index ở trên Google, bạn có thể trỏ thẻ canonical của bài viết A/B Testing về bài viết bài viết gốc.

Cách tránh các vấn đề Keyword Cannibalization

Giải quyết các vấn đề về ăn thịt từ khóa đã tích tụ trong thời gian dài thì hơi khó khăn, nhưng đáng để làm.Mà vậy nên lựa chọn tốt nhất là cố gắng tránh chúng ngay từ đầu cho khỏe. May mắn thay việc này làm là khá đơn giản, bạn chỉ cần làm theo quy trình này bất cứ khi nào bạn định xuất bản một trang hoặc bài đăng blog mới.Đầu tiên, hãy truy cập Google và thực hiện “site:domain + từ khóa mục tiêu”.Ví dụ: nếu bạn định xuất bản một bài đăng trên blog về “link building”, thì hãy tìm kiếm như này.
cach tranh van de ve Keyword Cannibalization 1
Sau đó kiểm tra kết quả Google trả về.Nếu bạn phát hiện một trang / bài đăng của bạn có vẻ đang nhắm mục tiêu từ khóa này, bạn nên xem xét lại từ khóa mục tiêu của mình cho trang / bài đăng mới nhé.Lưu ý: Bạn có thể kiểm tra xem trang / bài đăng đó có xếp hạng cho từ khóa này hay không bằng cách truy cập từ khóa thực tế và kiểm tra SERPs. Hoặc bạn có thể thêm từ khóa đó vào Ahrefs’ Rank Tracker –  sẽ hiển thị cho bạn vị trí mà bạn hiện đang xếp hạng.Nếu không, cứ tiếp tục và tối ưu hóa cho từ khóa đó thôi.

Kết luận

Trên đây là trọn bộ bài hướng dẫn của tôi về Keyword Cannibalization – Ăn thịt từ khóa, bao gồm phân loại, nhận biết, xử lý và phòng tránh, tất tần tật. Tuyệt chứ!Thế nên tôi tin tưởng rằng, dựa theo bài viết này bạn có thể lọc và xử lý ngon lành lỗi Keyword Cannibalization cho website, đồng thời chia sẻ cho cả những người đang cần nữa. Bởi vì các bước chỉ dẫn này cực dễ áp dụng, newbie SEO cũng có thể làm được.Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, có thể hỏi tôi tại Cộng đồng SEO 2022 – Hỏi đáp toàn bộ SEO.Chúc bạn thực hiện thành công nhé!Xem các bài viết liên quan: [kkstarratings]
GTV SEO Team

GTV SEO, do Vincent Đỗ sáng lập, là công ty SEO hàng đầu cung cấp các giải pháp SEO, Inbound Marketing toàn diện, giúp bạn nâng tầm thương hiệu và đạt được mục tiêu kinh doanh.
Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về SEO, GTV SEO cam kết mang đến cho bạn những kiến thức chuyên sâu SEO và Inbound Marketing hiệu quả nhất qua các chủ đề: Strategies, Content, Technical, Entity, Conversion,…
GTV SEO luôn cập nhật những xu hướng SEO mới nhất và áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất để mang đến cho bạn những những kiến thức hữu ích nhất.

Bài viết cùng chủ đề