5 Tips Tự học Digital Marketing hiệu quả – Kinh nghiệm sau hơn 5 năm

Bạn là sinh viên đang bắt đầu học về Digital Marketing và muốn rút ngắn quá trình học Digital Marketing cho thật hiệu quả. Hay bạn là một chủ doanh nghiệp, Marketing Manager và bạn muốn tìm hiểu về một kênh Digital Marketing cụ thể để ứng dụng vào trong công việc và doanh nghiệp một cách tiết kiệm thời gian.

Bài viết này sẽ chia sẻ kinh nghiệm học Digital Marketing hiệu quả mà tôi đã đúc kết được trong hơn 5 năm qua.

Chia sẻ về quá trình học thì tôi bắt đầu học về tổng quan Digital vào đầu năm 2016 bao gồm: Facebook, SEO, YouTube, Instagram… sau đó tôi chọn SEO là kênh chính để học chuyên sâu. Chỉ sau 2-3 năm học về SEO tôi từ một người mới tìm hiểu về SEO đã trở thành người đi tiên phong ứng dụng nhiều phương pháp SEO cải tiến vào thị trường Việt Nam.

Cùng lúc đó tôi còn xây dựng một SEO Marketing Agency chuyên cung cấp các dịch vụ SEO được xây dựng bài bản từ quy trình cho đến hệ thống đào tạo, training nhân sự.

Tìm hiểu thêm về Marketing là gì? Các kiến thức về marketing cần biết để áp dụng vào chiến dịch marketing của bạn.

Xem ngay Video “Kinh nghiệm 5 năm Tự học Digital Marketing” của Vincent Do

Tôi có thể tự tin khẳng định rằng Công ty của tôi hiện đang đứng top 1 hoặc top 2 ở Việt Nam về quy trình SEO. Vậy, làm thế nào để tôi có thể làm được những điều như vậy, sau đây là 5 tip tôi đã áp dụng.

1. Học từ người giỏi nhất

Thay vì bạn mua một khoá học hay vào một ngôi trường uy tín nào đó để học. Khi bắt đầu học một điều gì đó bạn nên chọn cho mình một người thầy thật giỏi trong lĩnh vực bạn mong muốn theo đuổi.

Thời điểm đó tại Việt Nam không có quyển sách nào về SEO thậm chí ở nước ngoài cũng chỉ có khoảng 2-3 cuốn sách viết về SEO. Suy nghĩ của tôi lúc đó là Digital Marketing sẽ thay đổi rất nhanh và cách tốt nhất để học Digital Marketing là học hỏi từ những người đi tiên phong, đọc các tài liệu nước ngoài.

Tôi lên các website nước ngoài và research các KOL, influencer về SEO để tìm những người giỏi nhất SEO trong giai đoạn đó. Tôi xem qua các video review, đọc blog và cuối cùng tôi tìm hiểu về những khoá học của họ.

Sau đó, tôi đã đăng ký các khóa học, nghiên cứu một cách rất kỹ và chi tiết, từ đó học được tất cả mọi thứ từ những người giỏi nhất trên thế giới về mặt SEO trong giai đoạn lúc đó.

Thứ nhất, họ là những người đã tìm ra được những phương pháp đột phá thị trường SEO mà khi đó chưa ai từng ứng dụng.

Thứ hai là họ đã làm cả chục năm trong lĩnh vực SEO rồi và có rất nhiều người flow họ nghĩa rằng kỹ năng training đào tạo những kiến thức họ chia sẻ được đúc kết lại hàng chục năm.

Vậy nên, việc bạn chọn người giỏi, người đi đầu là một phương pháp rất tốt để bạn có thể học bất kể một lĩnh vực nào chứ không riêng về Digital Marketing. Đó là lý do vì sao mình không chọn trường đào tạo về SEO tại Việt Nam.

2. Thực hành thử và sai

“Học đi đôi với hành” câu nói này luôn đúng trong mọi thời đại, những kiến thức bạn có được thông qua việc đọc, xem, nghe… nếu bạn chỉ đơn thuần lĩnh hội kiến thức mà không ứng dụng chúng vào trong thực tế thì rất khó để bạn có thể phát triển và thực sự giỏi ở trong lĩnh vực đó.

Tại GTV SEO, có rất nhiều bạn newbie mới tìm hiểu về SEO đến phỏng vấn và tôi nhận thấy rằng đa số kiến thức của các bạn có được chỉ đơn thuần qua nghe, đọc, xem mà chưa có những trải nghiệm thực tế.

Tại Google, có một phương pháp vô cùng thú vị được áp dụng trong training, đào tạo đó là phương pháp 70% – 20% – 10%. Với phương pháp này, người học có thể học mọi kiến thức một cách nhanh chóng, hiệu quả và giúp kiến thức được lưu sâu vào trong tiềm thức.

  • 70% là thông qua thực hành: Khi trực tiếp bắt tay vào làm bạn mới có thể nhận ra nhiều điều cần phải chỉnh sửa và review lại quá trình việc làm để cải thiện hiệu quả công việc.
  • 10% là thông qua bài giảng: Cho dù bạn chọn những người thầy giỏi nhất, bạn đọc các bài viết blog, xem video chẳng hạn thì lượng kiến thức bạn tiếp nhận được chỉ khoảng 10% chứ chưa đủ để bạn có thể rèn luyện được kỹ năng đó một cách thành thục.
  • 20% thông qua feedback: Nhờ người có chuyên môn cao hướng dẫn feedback, bạn có thể học thông qua trực tiếp, đào tạo offline chẳng hạn.

Nhưng để có thể nắm được kỹ năng bắt buộc bạn phải thông qua quá trình thực hành, ứng dụng lý thuyết và thực hành trong đó.

3. Mindset đúng đắn

Nếu bạn rơi vào trường hợp học rất nhiều nhưng không liên kết được các kiến thức lại với nhau và bạn cảm thấy bối rối không biết nên làm như thế nào cả. Đừng quá lo lắng, trường hợp bạn đang gặp phải cũng là trường hợp mà rất nhiều người khác gặp phải khi học một kiến thức mới nào đó.

Bất kể một môn học nào cũng đều trải qua chính xác 3 giai đoạn, cho dù bạn học Google Ads, Facebook Ads, hay là marketing… ở những giai đoạn đầu tiên chắc chắn bạn sẽ cảm thấy bối rối, cái gì cũng thấy mới và học không vào.

Bản thân tôi cũng vậy, những ngày đầu mới bắt đầu tìm hiểu về SEO có những kiến thức phải mất đến cả tuần nghiên cứu mới có thể hiểu, nhưng sau này tôi chỉ làm mất 5 phút để có thể giải quyết vấn đề.

Giai đoạn đầu khi mới tìm hiểu về một lĩnh vực mới chắc chắn bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi vì não của bạn cần nhiều thời gian để xử lý thông tin và ghi nhớ. Vậy nên, từ nay bạn hãy thay đổi mindset của mình, bạn phải hiểu rằng đó là điều hoàn toàn bình thường khi bạn mới tiếp xúc lần đầu tiên.

Qua thời gian khi bạn nỗ lực vừa đủ, chắc chắn thành quả bạn có được sẽ vô cùng xứng đáng.

Chọn kênh Digital Marketing phù hợp với mình

Trong cuộc sống mỗi người sẽ có một thế mạnh khác nhau, có người thích chạy Google Ads, có người thích chạy Facebook ads, có người lại thích SEO… tuỳ vào khả năng của mình mà bạn có thể chọn những kênh phù hợp.

Tìm hiểu thêm về Digital Marketing là gì để có cái nhìn tổng quát hơn trước khi bước chân vào lĩnh vực này.

Trong hệ thống công việc Digital Marketing sẽ được chia làm 2 dạng là: Art và science

Art được dịch ra có nghĩa là nghệ thuật, những công việc có yếu tố liên quan đến nghệ thuật sẽ được xếp vào nhóm này. Tôi lấy ví dụ với content chẳng hạn, để sản xuất ra một bài content chất lượng đòi hỏi bạn phải đầu tư chất xám, sự sáng tạo, cách thể hiện hình ảnh, màu sắc hài hoà.

Hay như Facebook ads để chạy được một chiến dịch quảng cáo, đầu tiên bạn phải trải qua quá trình nuôi dưỡng cho sản phẩm lead magnet, chaỵ đúng cái target để ra lead để ra sản phẩm trực tiếp.

Khi bạn phải suy nghĩ về mặt chiến lược, về mặt nghệ thuật thì đó được gọi là Art.

Science được hiểu là kỹ thuật, là tổng hợp những nhóm công việc có yếu tố liên quan đến kỹ thuật.

Ví dụ như làm SEO chẳng hạn, đôi khi bạn phải sử dụng đến code, cho dù bạn không hiểu về code nhưng bạn vẫn phải học để hiểu và triển khai được dự án SEO của mình.

Thậm chí để chạy được facebook bạn phải hiểu được look alike audience bạn phải setup ads bên facebook để bạn biết được khâu technical là như thế nào.

Thậm chí về mặt content bạn sẽ phải có những checklist cụ thể đảm bảo những tiêu chí ra sao cách để bạn outline một bài viết như thế nào? Các phương pháp về mặt kỹ thuật. đó là những cái bạn phải học liên quan đến science

Tỷ lệ Art và Science là khác nhau tuỳ vào mỗi kênh Digital Marketing, có thể kênh này 70% thiên về ads còn 30% thiên về technical.

4. Tìm môi trường hoặc người mentor giỏi trong lĩnh vực đó

Một là bạn hãy tìm một môi trường mà nó thật sự giỏi trong lĩnh vực đó. Hoặc có một người mentor đi trước giỏi ở trong lĩnh vực đó. Đến lúc bạn làm sẽ có người hướng dẫn, bạn làm có người để trao đổi và bạn biết cái nào sai. Sẽ liên tục có sự feedback để bạn liên tục cải thiện bạn hoàn thiện chuyên môn của mình.

Nếu bạn đang là sinh viên, bạn có thể đi thực tập ở những công ty chuyên về lĩnh vực bạn muốn học. Khi bạn bước vào trong môi trường như vậy bạn sẽ được cải thiện rất nhiều kiến thức và kỹ năng của bạn cực kỳ nhanh.

Nếu như bạn là chủ doanh nghiệp và bạn không tìm được môi trường phù hợp thì bạn có thể tự tìm cho mình một người metor có chuyên về lĩnh vực bạn muốn học, cách làm này sẽ giúp bạn phát triển rất nhanh.

5. Đừng chỉ học qua lý thuyết, tìm hiểu rõ bản chất của vấn đề

Khi bạn làm bất cứ một thứ gì bạn đừng chỉ học qua lý thuyết mà hãy tìm hiểu rõ gốc rễ của vấn đề, tìm hiểu sâu tại sao lại có những công việc như vậy.

Khi một người học một kiến thức mới về Digital hay chạy ads. Những người giảng viên sẽ bảo rằng bạn phải setup bạn phải target vô tệp audience này. Tuy nhiên, khi nghe như vậy thì nhiều bạn không hỏi lý do tại sao lại phải target vô tệp audience đó, tại sao lại phải target vô tệp khách hàng như vậy mà không phải target vô tệp khác.

Bạn phải hiểu được bản chất của vấn đề, bạn phải tò mò, liên tục tìm hiểu gốc rễ lý do tại sao lại phải làm cái đó, từ việc bạn hiểu rõ được gốc rễ, bạn hiểu rõ được bản chất của vấn đề, sau này bạn lên kế hoạch, chiến lược sẽ rất dễ dàng.

Kế hoạch chiến lược sẽ đến từ những nguyên lý cốt lõi nhất định khi bạn làm, khi bạn học, vậy nên bất kể ai hướng dẫn bạn cái gì, bất kể ai cho bạn cái gì bạn cũng nên đặt câu hỏi tại sao.

Nhiều người vẫn đang nhầm lẫn giữa Digital Marketing và Marketing Online. Mặc dù 2 khái niệm này có nhiều điểm tương đồng nhưng đây lại là 2 định nghĩa hoàn toàn khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về Marketing Online là gì qua những bài viết chuyên sâu tại GTV. Bên cạnh đó, GTV cũng đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm về cách học Marketing Online như thế nào để đạt hiệu quả nhất. Bạn có thể tham khảo thêm.

Luôn nghiền ngẫm công việc để không ngừng cải tiến cách làm:

Bạn phải triển khai SEO, phải tối ưu onpage, hay bạn chạy Facebook ads bạn sẽ phải biết rằng nó có mang lại hiệu quả tích cực cho bạn hay không? Nếu nó chưa đúng thì do bạn setup sai? Hay phương pháp đó cần tinh chỉnh một chút?

Bạn phải liên tục tự suy luận, tự ngẫm nghĩ mỗi khi triển khai một hành động gì đó. Bạn đo lường, bạn học hỏi từ phương pháp đó, học và quan sát người mentor đó hướng dẫn cho bạn mà đôi khi những người khác không thể hướng dẫn cho bạn, hay thậm chí là những người mentor cũng không có thời gian để có thể chia sẻ với bạn những điều đó.

Mỗi cuối tuần hay 2-3 ngày gì đó bạn review lại những công việc đã làm, vấn đề của mình là gì? Có cách nào để giải quyết vấn đề không? Phương pháp đó bạn ứng dụng cho kết quả ra sao? Có nên cải thiện không?

Hãy đặt ra những câu hỏi như vậy và từ đó tôi tin chắc rằng quá trình bạn học hỏi, bạn tìm hiểu về các kênh mới sẽ rất là nhanh và hiệu quả.

Áp dụng 5 tip này không chỉ trong quá trình tôi học SEO mà còn học Google Ads, Facebook ads hay là những kênh tổng quan khác đều mang lại những kết quả cực kỳ hiệu quả đối với tôi và cả nhân sự của công ty tôi khi tôi hướng dẫn cho những bạn ở bên dưới về cách học Digital Marketing ra sao cho thực sự hiệu quả.

Chúc các bạn có thể ứng dụng thành công và đạt được những thành quả tốt trong công việc của mình.

GTV SEO Team

GTV SEO, do Vincent Đỗ sáng lập, là công ty SEO hàng đầu cung cấp các giải pháp SEO, Inbound Marketing toàn diện, giúp bạn nâng tầm thương hiệu và đạt được mục tiêu kinh doanh.
Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về SEO, GTV SEO cam kết mang đến cho bạn những kiến thức chuyên sâu SEO và Inbound Marketing hiệu quả nhất qua các chủ đề: Strategies, Content, Technical, Entity, Conversion,…
GTV SEO luôn cập nhật những xu hướng SEO mới nhất và áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất để mang đến cho bạn những những kiến thức hữu ích nhất.

Bài viết cùng chủ đề