Keyword Research: Phương pháp nghiên cứu từ khóa SEO hiệu quả 2024

Bạn đang muốn SEO website của mình một cách hiệu quả lên trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Cốc Cốc hay thậm chí là Baidu? Dù là nền tảng nào đi nữa thì việc thực hiện một quy trình nghiên cứu là hết sức cần thiết.

Nghiên cứu từ khoá hay Keyword Research là quá trình mà bạn phải chọn lựa chủ đề dựa trên từ khóa và từ đó tối ưu hóa nội dung trang web để đáp ứng chính xác ý định tìm kiếm của người dùng.

Ở góc độ triển khai các dự án phía GTV SEO thì quá trình này sẽ nằm ở bước đầu tiên trong quy trình SEO nếu với trang web mới. Đối với trang web cũ, nó sẽ nằm ở giai đoạn thứ 3.

Theo đó, công cuộc nghiên cứu từ khóa sẽ cung cấp tới bạn những dữ liệu có thể giúp giải quyết các câu hỏi như:

  • Người dùng đang tìm kiếm điều gì?
  • Có bao nhiêu người đang tìm kiếm điều đó?
  • Họ muốn thông tin đó trong định dạng nào?

Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách thực hiện nghiên cứu từ khóa SEO một cách hiệu quả cho cả website mới và cũ. Ngoài ra, các công cụ nghiên cứu từ khóa và phân tích sự khác biệt giữa từ khóa SEO, từ khóa Google Ads (AdWords) cũng sẽ được đề cập tới để giúp bạn xây dựng chiến lược SEO toàn diện cho trang web.

 

Keyword Research là gì??

Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research) là quá trình tìm kiếm và phân tích các từ hoặc cụm từ mà người dùng thường sử dụng khi tìm kiếm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ mà một doanh nghiệp cung cấp trên các công cụ tìm kiếm nổi bật hiện nay như Google, Bing, Baidu…

Chúng ta cũng có thể nhìn vào góc độ các công cụ tìm kiếm của các nền tảng khác như mạng xã hội Facebook, TikTok hay thậm chí là các sản thương mại điện tử Amazon, Ebay, Shopee…Bằng cách hiểu rõ xu hướng tìm kiếm trên mỗi nền tảng, chúng ta có thể tối ưu hóa chiến lược SEO và tiếp cận khách hàng hiệu quả.

Do đó, bài viết này có thể chỉ tập trung vào công cụ tìm kiếm Google nhưng nó sẽ mang đến cái nhìn toàn diện về nghiên cứu từ khóa ở mọi nền tảng, đồng thời nhấn mạnh sự quan trọng của việc linh hoạt trong chiến lược tiếp thị số hiện nay.

Ở giai đoạn nghiên cứu từ khóa, người làm SEO sẽ đưa ra quyết định về các chủ đề bài viết hoặc nội dung trang web để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Từ đó giúp thu hút nhiều lượt truy cập từ công cụ tìm kiếm và cải thiện vị trí của trang web trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP).

Keyword Modifier là gì?

Keyword Modifier là các từ hoặc cụm từ phụ được thêm vào từ khóa chính để điều chỉnh hoặc mở rộng ý nghĩa của từ khóa, làm cho nó trở nên cụ thể và phù hợp hơn với nhu cầu tìm kiếm của người dùng.

Khi nắm rõ về Keyword Modifier, bạn sẽ biết được ý định của người dùng ấn ý sau mỗi từ khóa là gì.

Trước hết, hãy cùng tìm hiểu về cấu trúc của từ khóa là gì đã nhé!

Một từ khóa sẽ bao gồm 2 thành phần:

  • Head (phần gốc): Hay còn gọi là Seed Keyword (từ khóa hạt giống), là từ khóa chính tập trung toàn bộ tiêu điểm tìm kiếm của người dùng.
    Có nghĩa là dù người dùng có tìm kiếm “Bàn phím Fuhlen giá rẻ” hay “bàn phím Logitech” đi nữa thì tìm kiếm đó vẫn xoay quanh “bàn phím.”
  • Modifier (phần bổ nghĩa): Modifier Keyword là từ khóa mà khi thay nó bằng những từ/cụm từ khác, ý nghĩa từ khóa không thay đổi, nhưng ý định tìm kiếm của người dùng sẽ thay đổi hoàn toàn!

Xác định Keyword Modifier với bàn phím Fuhlen
Xác định Keyword Modifier với bàn phím Fuhlen

Bản chất của việc nghiên cứu từ khoá

Việc nghiên cứu từ khóa thực chất chính là nghiên cứu thị trường. Bản chất của sự nghiên cứu này sẽ bao gồm 3 yếu tố trọng tâm:

  • Mỗi keyword đều ẩn giấu một “ý định” tìm kiếm?
  • Xác định Search Intent bằng cách sử dụng Modifier Keyword
  • Query Path – Hiểu hơn về hành trình tìm kiếm của người dùng

1. Mỗi keyword đều ẩn giấu một “ý định” tìm kiếm?

Ẩn sau mỗi từ khóa (keyword) là ý định tìm kiếm của người dùng và mỗi người dùng lại có một ý định tìm kiếm khác nhau khi họ tìm kiếm thông tin trên Internet.

Ví dụ với hai từ khóa: “du lịch châu Âu” và “du lịch châu Âu giá rẻ”

Với từ khóa “du lịch châu Âu,” người dùng có thể đang tìm kiếm thông tin tổng quan về du lịch châu Âu bao gồm các địa điểm, văn hóa và kinh nghiệm du lịch.

Tuy nhiên, khi họ nhập từ khóa “du lịch châu Âu giá rẻ,” ý định tìm kiếm của họ lại là tìm thông tin về các gói du lịch có giá rẻ hoặc các ưu đãi đặc biệt.

Sự khác biệt về ý định của người dùng khi tìm kiếm về du lịch châu Âu
Sự khác biệt về ý định của người dùng khi tìm kiếm về du lịch châu Âu

Từ ví dụ cơ bản trên, bạn có thể thấy rằng mỗi từ khóa đều ẩn chứa một ý định riêng biệt. Điều quan trọng được rút ra là khi bạn hiểu rõ ý định tìm kiếm của người dùng, bạn có thể tối ưu hóa nội dung của mình để phản ánh chính xác ý định đó.

Vậy làm cách nào để xác định ý định tìm kiếm? Nội dung bên dưới mình sẽ hướng dẫn bạn cách xác định bằng Modifier Keyword.

2. Xác định Search Intent bằng cách sử dụng Modifier Keyword

Search Intent (ý định tìm kiếm) là mục tiêu cuối cùng người dùng khi thực hiện tìm kiếm một từ khóa nào đó trên công cụ tìm kiếm các SERPs như Google.

Theo đó, Modifier Keyword dựa trên search intent sẽ được chia thành 3 nhóm riêng phù hợp với mục đích tìm kiếm khác nhau:

Bảng phân bổ Modifier Keyword theo Search Intent
Bảng phân bổ Modifier Keyword theo Search Intent

Mình sẽ lấy ví dụ với từ khóa “áo thun coolmate”. Ba ý định theo phương pháp Modifier Keyword gồm:

  • Ý định tìm hiểu thông tin: Loại ý định này bao gồm các từ khóa liên quan đến các câu hỏi 5W1H: What (Cái gì) – When (Khi nào) – Where (Ở đâu) – Why (Tại sao) – Who (Ai) – How (Thế nào). Ví dụ: “thương hiệu áo thun coolmate”, “áo thun coolmate được làm từ gì”, “size áo thun coolmate”…
  • Ý định điều tra thương mại: Bao gồm các từ khóa là tính từ mang tính so sánh, đánh giá. Ví dụ: “áo thun coolmate có tốt không”, “đánh giá áo thun coolmate”, “vải của coolmate có tốt không”…
  • Ý định mua hàng bao gồm các từ khóa mang tính chuyển đổi cao. Ví dụ: “mã giảm giá áo thun coolmate”, “áo thun coolmate khuyến mại”…

Đến đây, hẳn là bạn đã nắm rõ được cấu trúc của một từ khóa và làm sao để phân loại từ khóa phù hợp với ý định người dùng rồi nhỉ? Nhưng rõ ràng điều đó không có nghĩa là bạn đã hoàn thành 100% trong giai đoạn xác định intent người dùng. Một công việc quan trọng không kém đó là hãy hiểu thêm về hành trình tìm kiếm của khách hàng, hay còn gọi là “Query Path”.

3. Query Path – Hiểu hơn về hành trình tìm kiếm của người dùng

Query Path (Đường dẫn truy vấn) là chuỗi các truy vấn hoặc từ khóa mà người dùng sử dụng trong một phiên tìm kiếm để đạt được một ngữ cảnh tìm kiếm cụ thể. Nó giúp bạn hiểu rõ hơn về hành trình tìm kiếm của người dùng, từ bước đầu tiên cho đến khi họ đạt được mục tiêu hoặc nắm vững thông tin cần thiết.

Mình sẽ làm rõ giúp bạn về Query Path qua ví dụ sau đây:

Một người dùng bắt đầu bằng việc tìm kiếm với từ khoá “seo là gì” trên Google, sau khi đọc câu trả lời, họ tiếp tục tìm kiếm với các truy vấn như “Nhân viên SEO là gì” hoặc “nhân viên SEO là làm gì”. Cuối cùng, họ có thể tìm kiếm “làm SEO lương bao nhiêu” để tìm thông tin về việc làm.

Query Path - Hành trình tìm kiếm của người tìm hiểu về nghề SEO
Query Path – Hành trình tìm kiếm của người tìm hiểu về nghề SEO

Bạn hiểu mục đích của chuỗi truy vấn này chứ? Mình đoán là bạn cũng nắm được rồi!

Mục đích của nghiên cứu Query Path là để làm rõ được ý định tìm kiếm của người dùng và hiểu được họ đang điều tra, thắc mắc hoặc tìm kiếm chi tiết thông tin gì. Điều này giúp bạn tạo nội dung phù hợp với mọi giai đoạn của hành trình tìm kiếm, từ thông tin cơ bản đến cơ hội mua sắm hoặc tìm kiếm việc làm như ví dụ trên.

Một số bạn khi đọc đến đây sẽ đặt ra câu hỏi như: “Từ khóa thôi mà! Chỉ cần viết một bài liên quan rồi nhét từ khóa chính vào là xong ngay! Việc gì phải cầu kỳ, phức tạp như thế”. Nếu bạn cũng có cách suy nghĩ đó thì hãy loại bỏ chúng ngay đi vì bây giờ mình sẽ “show” cho bạn thấy những lợi ích của nghiên cứu từ khóa mang lại.

 

Tại sao phải thực hiện nghiên cứu từ khoá?

Trong quy trình SEO thì nghiên cứu từ khóa là bước vô cùng quan trọng quyết định chiến lược mục tiêu cho dự án SEO.

Bạn phải thực hiện nghiên cứu từ khóa vì 4 lý do thuyết phục sau đây:

  • Hiểu được insight khách hàng trong ngách đã chọn
  • Chọn được từ khóa phù hợp từ dữ liệu thực tế
  • Định hướng nội dung dài hạn cho website
  • Tránh lãng phí nguồn lực

Hiểu được insight khách hàng trong ngách đã chọn

Bằng cách tìm hiểu từ khóa liên quan đến chủ đề ngách, bạn có thể thấu hiểu cách khách hàng tìm kiếm thông tin và sản phẩm, từ đó cung cấp nội dung và sản phẩm phù hợp.

Thường khi nghiên cứu từ khoá, bạn phải đặt nhiều câu hỏi về khách hàng để hiểu rõ họ. Nhưng nghiên cứu từ khóa SEO không chỉ giúp bạn biết họ là “ai” mà còn giúp bạn hiểu họ “như thế nào”.

Chọn được từ khóa phù hợp từ dữ liệu thực tế

Không phải mọi suy nghĩ và phân tích mang tính chuyên môn của bạn về từ khóa đều trùng khớp với suy nghĩ của khách hàng.

Keyword Research là công việc đòi hỏi tính thực tế. Thông qua đó, bạn có thể xác định rõ những từ khóa nào thực sự được tìm kiếm và có số lượng tìm kiếm chính xác là bao nhiêu. Bạn cũng sẽ biết được độ khó của mỗi từ khoá, từ đó chọn ra những từ khóa “vừa sức” dựa trên cơ sở dữ liệu.

Định hướng nội dung dài hạn cho website

Kết quả của quá trình nghiên cứu từ khóa là việc bạn có được một bộ từ khóa hoàn chỉnh để từ đó bạn có thể hiểu rõ và định hướng phát triển nội dung cho website theo một kế hoạch rất rõ ràng. Bộ từ khoá này giống như chiếc la bàn, giúp bạn xác định hướng đi và định hình toàn bộ cấu trúc nội dung trên trang web.

Kế hoạch nội dung dài hạn của bạn có thể bao gồm các chủ đề lớn, mỗi chủ đề lớn sẽ chia thành nhiều topic nhỏ và đi sâu vào từng nội dung cụ thể. Thế nên, việc xây dựng nội dung sâu như vậy mang lại giá trị thực sự cho người đọc.

Tránh lãng phí nguồn lực

Có rất nhiều công ty đã và đang đầu tư cả thời gian, tiền bạc, nguồn nhân lực vào việc việc quảng cáo theo hình thức tối ưu hóa website để đạt được vị trí cao trên công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, nếu họ không tập trung vào bộ từ khóa phù hợp, đó có thể là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc không đạt được kết quả mong muốn.

Thông qua nghiên cứu từ khóa, bạn có thể tìm ra những từ khóa liên quan và phù hợp với ngách (niche) của bạn. Sử dụng những từ khóa này để tối ưu hóa nội dung trang web và chiến lược tiếp thị giúp bạn tránh lãng phí nguồn lực vào những hoạt động không hiệu quả.

 

Cách nghiên cứu từ khóa SEO cho Website mới

Không dài dòng, lý thuyết… Trong phần này, tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách chọn từ khóa hiệu quả, phân loại & ước lượng độ hiệu quả khi triển khai SEO. Giúp bạn lấy được từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất có tỉ lệ chuyển đổi cao, phân bố thứ tự triển khai từ khóa và tiết kiệm thời gian & công sức nhưng vẫn tăng độ hiệu quả!

1. Xác định lĩnh vực kinh doanh

Xác định lĩnh vực kinh doanh trong SEO là quá trình tìm hiểu, nắm bắt một cách chi tiết và toàn diện về lĩnh vực hoạt động kinh doanh của bạn hoặc khách hàng của bạn.

Để xác định lĩnh vực kinh doanh, bạn cần có cái nhìn sâu hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách nắm bắt thông tin về các đối thủ cạnh tranh, các xu hướng và sự thay đổi của ngành. Hãy nhớ rằng, quan trọng nhất vẫn là hướng tới khách hàng mục tiêu.

Điều này sẽ bao gồm việc nắm bắt thông tin về nhân khẩu học như: Độ tuổi, giới tính, địa điểm, sở thích, và nhu cầu của khách hàng hiện hữu và tiềm năng. Một khi đã hiểu rõ về lĩnh vực kinh doanh và hiểu rõ khách hàng mục tiêu, bạn sẽ có căn cứ vững chắc để tiến hành nghiên cứu từ khóa hiệu quả, tạo nội dung phù hợp, và thu hút đúng đối tượng.

Để hiểu rõ hơn hãy cùng mình tìm hiểu ngay ví dụ sau đây nhé!

Mình có một website cung cấp thông tin về chọn mua và chăm sóc các giống mèo cảnh phổ biến. Website của mình không bán mèo cũng chẳng bán dụng cụ chăm sóc mèo. Mục đích của web là cung cấp thông tin về các giống mèo, những chủ đề xoay quanh loài mèo như cách nuôi, sản phẩm nào tốt cho mèo, địa chỉ bán và dịch vụ chăm mèo…vv

Người dùng mục tiêu của website hướng tới là những người yêu mèo muốn tìm hiểu và mua mèo Hoặc có thể họ chỉ là những người tìm hiểu thêm về các giống mèo trên thế giới.

Từ đó, mình xác định được nguồn thu của web sẽ đến từ việc triển khai quảng cáo Google AdSense và Affiliate Marketing đến đơn vị cung cấp mèo giống, sản phẩm hoặc dịch vụ chăm sóc mèo.

Chỉ đơn giản là như vậy thôi. Khi xác định được lĩnh vực kinh doanh và khách hàng mục tiêu, việc tìm kiếm ý tưởng bộ từ khóa sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

2. Tìm ý tưởng từ khoá

Ý tưởng từ khóa nghe giống như là bạn sẽ phải động não suy nghĩ nặng đầu và sáng tạo xem từ khóa nào nên dùng. Ồ không! Ý mình ở đây là việc tìm kiếm ý tưởng dựa trên chính lĩnh vực của bạn.

Trước tiên, hãy bắt đầu với Seed Keyword.

Brainstorm “Seed” Keywords

Seed keyword (Từ khóa hạt giống) là từ khóa đuôi ngắn, thường có một hoặc hai từ. Từ khóa hạt giống có có lượng tìm kiếm hàng tháng và tính cạnh tranh cao. Chúng sẽ xác định thị trường ngách của bạn (niche) và dùng để phát triển thêm các bộ từ khóa khác như từ khóa đuôi dài. Nó chính là head keyword mà mình đã đề cập ở phần nghiên cứu từ khóa modifier đấy!

Mình lấy ví dụ sau đây: Một website về thông tin các giống mèo xác định đối tượng khách hàng của mình là những người yêu mèo, đang nuôi mèo và sắp mua mèo thì các từ khóa hạt giống phải là: “chăm mèo”, “thức ăn mèo” “mua mèo”….

Sau khi đã xác định được các seed key. Hãy sử dụng chúng đối với phương pháp Universal Keywords.

Phương pháp Universal Keywords

Universal Keywords sẽ hỗ trợ xây dựng chủ đề của website một cách bao quát nhất, thâu tóm được thị trường. Giúp bạn chọn ra những topic quan trọng bổ trợ cho khâu SEO.

Phương pháp này đơn giản lắm, chỉ cần cho từ khóa hạt giống của bạn vào công cụ nghiên cứu từ khóa và ấn enter là xong rồi. Ở đây, mình dùng công cụ SEO SEMrush:

Từ Semrush, vào thanh chức năng Keyword Magic Tool. Nhập từ khóa gốc (Head Keyword), sau đó chọn khu vực “Việt Nam” → Nhấn “Search”.

Tìm ý tưởng từ khóa cách sử dụng SEMrush
Tìm ý tưởng từ khóa cách sử dụng SEMrush

Phương pháp Expand List Post

Đúng như tên gọi của nó, Expanded List Post là một phương pháp nghiên cứu để mở rộng phạm vi từ khóa dựa trên chủ đề cụ thể.

Khác với Phantom Keyword (từ khóa có lượng tìm kiếm nhưng ít hoặc không có ai tối ưu hóa), Expanded List Post tập trung vào tối ưu hóa theo xu hướng mới nhất của Google. Hướng sự chú ý vào việc tối ưu hóa theo chủ đề, mở rộng phạm vi và phủ khắp trên toàn thị trường.

Về hiệu quả, Expanded List Post giúp bạn tìm ra các chủ đề có lượng truy cập lớn, phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng và ít cạnh tranh hơn so với Phantom Keyword. Khi bạn đưa một chủ đề lên top, nó sẽ tạo đà cho tất cả các từ khóa khác thuộc cùng chủ đề lên top cùng lúc.

Kết quả cuối cùng là bạn có thể lên top hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn từ khóa trên các công cụ tìm kiếm.

Tuy nhiên, mình không thể giải thích chi tiết thêm được bằng lời văn. Đơn giản vì phương pháp này khá là dài dòng. Nhưng cũng chính vì vậy mà nó rất hiệu quả đối với các website cũ đang bị cạn ý tưởng. Mình rất khuyến khích các bạn xem video dưới đây để nắm rõ về phương pháp này.

Nghiên cứu thêm thông tin từ thị trường

Không chỉ SEO, bất kì một hoạt động kinh doanh nào đều phải nghiên cứu thêm thông tin từ thị trường. Bạn biết đấy! các công cụ nghiên cứu từ khóa chỉ là bên thứ 3. Mọi nguồn thông tin lấy từ các công cụ chỉ mang tính tham khảo và không thể đúng 100% được trong khi intent thị trường lại thay đổi liên tục. Ý định tìm kiếm từ khóa ngày hôm nay sẽ khác ngày mai, ngày mốt chứ chưa nói đến hàng tháng, quý.

Bạn cũng cần biết rằng, các công cụ SEO cần thời gian đề cào và trích xuất dữ liệu. Điều đó nghĩa là nếu phụ thuộc vào công cụ, công việc SEO của bạn chắc chắn sẽ bị chậm trễ.

Sau khi bạn đã có một danh sách các từ khóa nhờ vào bốn phương pháp trên. Bạn hãy bắt đầu việc lọc và chọn lựa những từ khóa thực sự chất lượng và có tiềm năng để SEO.

3. Xác định các tiêu chí lựa chọn từ khoá

Sau bước chọn từ khóa hạt giống (Seed Keyword), bạn đã có một list từ khoá. Để bắt đầu, bạn sẽ tiến hành lọc bớt dựa theo các tiêu chí lần lượt là: Opportunity, Volume, Keyword Difficulty và Potential.

  • Opportunity

Opportunity là việc website của bạn có cơ hội để viết về từ khóa đó hay không. Thao tác này sẽ giúp bạn loại bỏ các yếu tố mà bản thân doanh nghiệp không hề “sở hữu”. Có nghĩa là bạn cần loại bỏ các keyword có intent không liên quan đến chủ đề website cũng như lĩnh vực kinh doanh.

Mình tiếp tục lấy ví dụ website về mèo. Website này chỉ cung cấp thông tin về đặc điểm mèo, giá mèo, cách chăm sóc, top địa điểm.

Lọc keyword dựa trên cơ hội từ khóa
Lọc keyword dựa trên cơ hội từ khóa

Từ list keyword, mình dễ dàng loại bỏ các key mang ý định không liên quan tới lĩnh vực thông tin mèo. Hai key “mua mèo anh lông ngắn hà nội” và “bán mèo anh lông ngắn” mang intent mua hàng và kết quả tìm kiếm SERP sẽ là các category sản phẩm. Và mình thì đâu có bán mèo!

Tiếp tục với key “mèo con tiếng anh là gì”. Rõ ràng những người tìm kiếm key này là những người học tiếng anh và SERP luôn luôn là web từ điển tiếng anh.

  • Volume

Search volume là chỉ số cho biết số lần trung bình một từ khóa được tìm kiếm mỗi tháng. Thao tác lọc theo volume sẽ giúp người thực hiện SEO hiểu được tần suất người dùng tìm kiếm từ khóa nào để từ đó tối ưu nội dung và chiến lược SEO cho phù hợp.

Tùy theo topic mà bạn sẽ biết volume search nhiều hay ít. Ví dụ trong list từ khóa về “mèo anh”.

Lượng search volume đối với seed keyword “mèo anh”
Lượng search volume đối với seed keyword “mèo anh”

Bạn có thể thấy lượng volume search rất nhiều đúng không? Đó có phải là tín hiệu tốt?

Một điều bạn nên biết là không phải cứ lượng volume cao là lao đầu vào SEO từ khóa đó. Lượng volume càng cao, độ khó càng tăng. Lúc này, hãy chú ý đến Keyword Difficulty.

  • Keyword Difficulty

Keyword Difficulty (KD) là chỉ số ước tính về độ khó (mức độ cạnh tranh) để một từ khóa được xếp hạng top cao trên kết quả tìm kiếm Google. Chỉ số này ở mỗi công cụ là khác nhau nhưng chúng ta vẫn nên tham khảo vì chúng chỉ lệch nhau chỉ vài đơn vị.

Thông thường từ khóa càng ngắn, càng bao quát thì có độ khó càng cao và KD sẽ thường lớn hơn 30. Ngược lại, Long-tail keyword là những từ khóa chứa nhiều hơn 3 từ, có nội dung cụ thể nên search volume thấp hơn, do đó cũng ít cạnh tranh hơn.

Keyword Difficulty trong chức năng Keyword Magic Tool của SEMrush
Keyword Difficulty trong chức năng Keyword Magic Tool của SEMrush

Như ảnh bên trên, mình tìm key là “mèo anh”. Trong danh sách từ khóa trả về của Semrush, ngoài 2 key “giống mèo anh” và “giá mèo anh” có độ khó là 40, 34 thì tất cả những key khác đều có độ khó ở mức vừa nếu không muốn nói là dễ.

Vì vậy, nếu bạn đầu tư viết một bài thật chất lượng về 1 từ khóa dài thì khả năng cao bạn sẽ đánh bại đối thủ và chễm chệ đứng top 1. Đây là lối đi an toàn cho những website mới, chưa có độ trust cao trong ngành.

  • Potential

Lưu lượng truy cập tiềm năng là khối lượng tìm kiếm và số lần nhấp sẽ giúp bạn hiểu mức độ phổ biến của một từ khóa. Nhưng ngoài từ khóa đó ra còn rất nhiều biến thể khác mà bạn có thể nhắm vào, ví dụ từ liên quan, từ đồng nghĩa.

4. Phân loại từ khóa (dựa theo mục đích tìm kiếm)

Phân loại từ khoá dựa trên mục đích tìm kiếm
Phân loại từ khoá dựa trên mục đích tìm kiếm
  • Informational Keywords (Từ khóa thông tin)

Information Keyword là từ khóa người dùng tìm kiếm khi muốn biết thông tin. Các mẫu truy vấn tìm kiếm thông tin thường thấy như: How, What, When, Who, Where …

Các từ khóa thông tin thường bắt đầu bằng các từ như “cách,” “làm thế nào”, “định nghĩa”, “nguyên nhân” và nhiều từ khóa khác mô tả mục tiêu của người dùng là thu thập kiến thức hoặc hiểu rõ hơn về một vấn đề cụ thể.

Ví dụ: “mèo anh là mèo gì”, “mèo anh lông ngắn giá bao nhiêu”, “mua mèo anh lông ngắn ở đâu”, “cách nuôi mèo anh lông ngắn”,…

  • Navigational Keywords (Từ khóa điều hướng)

Navigational Keywords là loại từ khóa mà công cụ tìm kiếm có thể xác định là một phần của truy vấn tìm kiếm nhằm mục đích điều hướng đến một trang web nhất định. Nghĩa là khi người dùng tìm kiếm, bản thân họ đã biết được đích đến cuối cùng trước khi search các key này.

Những từ truy vấn điều hướng thường là: Tên thương hiệu, tên sản phẩm, tên dịch vụ…

Ví dụ như các keyword “ahrefs”, “facebook”, “dịch vụ seo gtv seo”… Người dùng search những key này để tìm đến các website ahrefs.com, facebook.com hay gtvseo.com.

  • Commercial Investigation Keyword (Từ khóa điều tra thương mại)

Commercial Investigation Keyword là những từ truy vấn điều tra thương mại thường liên quan đến việc so sánh, đánh giá sản phẩm, tìm kiếm giá cả, kiểm tra tính năng, hoặc tìm các ưu đãi và mã giảm giá.

Ví dụ với loại từ khóa điều tra thương mại: “có nên nuôi mèo anh lông ngắn không”, “so sánh mèo anh lông ngắn và mèo anh lông dài”…

  • Transactional Keyword (Từ khóa chuyển đổi)

Transactional Keyword là những từ truy vấn có nhu cầu mua một sản phẩm hoặc dịch vụ như: mua, mã giảm giá, đặt hàng, giá cụ thể,…

Ví dụ trường hợp website của mình có bán mèo, các từ khóa tốt sẽ là: “mèo anh lông ngắn giá dưới 1 triệu”, “mua mèo anh lông ngắn giá dưới 5 triệu”, “mèo anh giá rẻ”….

Những truy vấn của người dùng theo chiều hướng “transactional” sẽ mang đến khả năng chuyển đổi tốt hơn. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh thì rất khốc liệt. Do đó, tìm ra được các từ khóa đuôi dài là rất quan trọng.

5. Gom nhóm từ khóa

Gom nhóm từ khóa (Keyword Grouping) là việc liệt kê và gộp chung các từ khóa có cùng ngữ nghĩa, chung ý định tìm kiếm của người dùng.

Việc nhóm từ khóa này sẽ xuất hiện một thuật ngữ gọi là Parent Keyword (từ khóa cha mẹ). Parent Keyword mô tả một lĩnh vực hoặc chủ đề lớn liên quan đến một ngách hoặc chủ đề cụ thể. Người dùng có thể tìm kiếm một vấn đề dựa trên rất nhiều từ khóa khác nhau. Nhưng chung quy thì ý định đều là một.

Rõ ràng, để chọn Parent Keyword phù hợp, bạn phải đi từ lĩnh vực, sản phẩm, người dùng của mình. Gom từ khóa đơn giản lắm, chỉ cần search từ khóa trên công cụ tìm kiếm, nếu SERP cho ra 5 kết quả trả về mà trùng với parent keyword thì đó chính là keyword SEO (key con).

Ví dụ mình có 1 topic là “mèo cảnh”. Trong danh sách từ khóa, mình còn đang phân vân giữa 2 keyword là “giống mèo tây” và “giống mèo cảnh đẹp”.

Ví dụ minh họa nhóm từ khóa
Ví dụ minh họa nhóm từ khóa

Bằng cách bật 2 tab browsers ẩn danh. Mỗi tab mình tìm một key. Kết quả trả về ở 2 tab đều là các bài viết về các giống mèo cảnh đẹp và phổ biến. Từ đây mình có thể gom các key này vào một topic chung là “mèo cảnh”. Bạn thấy đấy! Rất đơn giản đúng không nào?

Đó là cách kiểm tra thủ công. Trong trường hợp có quá nhiều key cần kiểm tra, bạn có thể sử dụng các công cụ SEO để hỗ trợ. Hiện nay, công cụ mà minh biết có tính năng này là Ahrefs. Chức năng gom nhóm Parent Topic của Ahrefs khá tiện lợi cho người dùng. Bạn chỉ cần nhập Head Keyword vào thanh bar và ấn tìm kiếm. Thuật toán của tool sẽ tự động tìm và sắp xếp các key có cùng intent vào chung một topic.

Ở đây mình sẽ thử nghiệm trên 1 key là “dịch vụ seo”.

Minh họa Parent Topic trên công cụ Ahrefs
Minh họa Parent Topic trên công cụ Ahrefs

Như hình bên trên, công cụ Ahrefs đã giúp cho bạn gom nhóm từ khóa vào 1 chủ đề cụ thể, rất tiện phải không? Tuy nhiên, công cụ vẫn chỉ là công cụ, bạn cần phải kiểm tra lại bằng “cơm”. Ý mình là bạn cần dựa vào kiến thức và search intent thị trường để đối chiếu lại kết quả xem đúng chưa.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về gom nhóm từ khóa. Mình cũng đã có một video nói rất kỹ về phần này ở phút thứ 35 Video Nghiên Cứu Từ Khoá & Nhóm Từ Khóa Hiệu Quả 2023.

Đó là 2 cách cơ bản để bạn gom nhóm từ khóa dành cho những người đã có bộ chủ đề từ khóa tốt. Thế nhưng, trong quá trình SEO, bạn ắt hẳn sẽ gặp những tình huống không biết triển khai thêm topic gì, từ khóa nào? Nội dung dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này của bạn.

6. Mở rộng ý tưởng bộ từ khoá

  • Sử dụng Google và Youtube Suggestion Box

Hãy search những topic bạn tìm được trên Google Search và YouTube search. Khi bạn bắt đầu nhập, cả 2 nền tảng này sẽ tự động đề xuất các từ khóa liên quan dựa trên những gì người dùng thường tìm kiếm. Các từ khóa liên quan này sẽ xuất hiện bên dưới ô tìm kiếm.

Bạn cần duyệt qua các đề xuất từ khóa này và take note lại những từ khóa mà bạn cho là liên quan bởi vì những từ khóa đó được rất nhiều người dùng tìm kiếm.

Sử dụng từ khóa gợi ý từ Google Suggest và Youtube Suggest
Sử dụng từ khóa gợi ý từ Google Suggest và Youtube Suggest
  • Tìm các từ khóa liên quan

Ngoài Google Suggestion Box, phía dưới trang kết quả tìm kiếm, bạn cũng có thể tìm thấy phần “Search Related to” (tìm kiếm liên quan).

Những từ khóa này thường liên quan chặt chẽ đến nội dung bạn đang nghiên cứu. Do đó, việc khám phá các từ khóa liên quan này có thể giúp bạn mở rộng danh sách từ khóa tiềm năng và tối ưu hóa chiến lược nghiên cứu từ khóa của mình.

Tìm kiếm Relative Keyword dựa vào gợi ý của Google
Tìm kiếm Relative Keyword dựa vào gợi ý của Google

Bên cạnh đó, bạn hãy lướt tới phần đầu trang và chọn vào mục images. Các từ khóa xuất hiện trên box cũng là các từ khóa bạn có thể tham khảo.

Tìm kiếm Relative Keyword dựa vào gợi ý Images của Google
Tìm kiếm Relative Keyword dựa vào gợi ý Images của Google
  • Tìm các từ khóa phổ biến trên các Forum

Tìm từ khóa trên các diễn đàn là một cách hiệu quả để khám phá các từ khóa phổ biến trong lĩnh vực bạn quan tâm. Tham gia các diễn đàn liên quan, theo dõi các thảo luận, ghi chép các từ khóa xuất hiện thường xuyên, giúp bạn nắm bắt cụ thể ngôn ngữ và quan điểm của cộng đồng đối với lĩnh vực đó.

  • Wikipedia Table of Contents

Wikipedia được ví như kho dữ liệu không thể bỏ qua khi nghiên cứu từ khóa, vì đây là nơi nội dung được tạo bởi các chuyên gia trong ngành và được sắp xếp cực kỳ khoa học, đầy đủ.

Để tìm kiếm ý tưởng từ khóa từ Wiki, bạn hãy truy cập vào Wiki và gõ topic bạn đang nghiên cứu. Sau khi xuất hiện kết quả, hãy tìm đến phần Mục lục. Ở đây, các subtopic được đề cập và bạn có thể chọn ra các từ khóa phù hợp.

Tin mình đi! Việc tạo ra bộ từ khóa hiệu quả để triển khai trên trang web mới là một phần tối quan trọng trong chiến lược SEO. Vậy nên, hãy lưu ý một số chi tiết dưới đây!

7. Lưu ý khi lựa chọn bộ từ khoá triển khai

  • Tập trung vào Long Tail Keyword (từ khóa đuôi dài)

Long tail keyword là những từ khóa dài đuôi dài, thường chứa từ 3 từ trở lên. Mặc dù lượng tìm kiếm của chúng thấp hơn so với từ khóa ngắn nhưng chúng thường có tính chất chi tiết và cung cấp cơ hội tốt hơn để thu hút khách hàng có nhu cầu cụ thể.

  • Ưu tiên từ khóa dễ rồi tăng dần độ khó

Bắt đầu với các từ khóa dễ dàng, có độ cạnh tranh thấp để xây dựng một cơ sở. Sau đó, dần dần tăng độ khó khi bạn có sự ổn định và uy tín với các công cụ tìm kiếm. Điều này giúp bạn tiến bộ từ từ và không cảm thấy quá áp lực ở các từ khóa cạnh tranh cao.

  • Ưu tiên các từ khóa chuyển đổi cao

Không phải tất cả từ khóa đều tạo ra cơ hội chuyển đổi. Tìm hiểu và ưu tiên các từ khóa có khả năng chuyển đổi cao, tức là có khả năng biến người dùng thành khách hàng thực sự. Các từ khóa chuyển đổi thường liên quan đến việc mua sắm, đặt hàng, hoặc tham gia các hoạt động đánh giá, so sánh khi mua sắm trực tuyến.

  • Tập trung vào một cụm chủ đề hoặc lĩnh vực nhất định

Thay vì sử dụng rải rác các từ khóa không liên quan để kiếm traffic mà còn không biết liệu nó có lên top hay không, bạn hãy chọn các từ khóa có liên quan đến một chủ đề hoặc lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Điều này giúp tạo tính chuyên gia và có thẩm quyền cho trang web của bạn, cung cấp trải nghiệm liền mạch cho người dùng khi họ duyệt qua các trang và bài viết liên quan.

 

Cách tìm ý tưởng từ khóa cho Website có sẵn

Các trang web hiện tại vốn dĩ đã được nghiên cứu từ khóa. Chỉ trừ khi …Bạn chặn tất cả robot thu thập dữ liệu và lập chỉ mục các trang trên website của mình. Ngoại trừ trường hợp đó thì bạn đều có thể nhận được một số dữ liệu về cách trang web của bạn hiện được phân loại tùy theo mức độ liên quan của ngữ cảnh.

Tuy nhiên đối với một website sẵn có, trước khi kiểm tra website đang có các bài viết chuẩn SEO hay chưa; bạn có thể áp dụng 4 phương pháp phát triển bộ từ khóa sau đây để tìm từ khoá SEO hiệu quả:

#1. Xem danh sách từ khóa của bạn đã xếp hạng

Cốt lõi của cách nghiên cứu từ khóa trong SEO này là tận dụng Google Analytics và Search Console. Nguồn dữ liệu từ “Search Analytics” trong Google Search Console:

Phân tích từ khóa của Google Search Console
Phân tích từ khóa của Google Search Console

Bạn có thể tìm kiếm keyword sát với người dùng hơn ở các URL cụ thể mà bạn đã từng ranking bằng cách thêm “+ mới” (new) → Trang (Page) → Tích chọn ô “URL khớp chính xác” (Exact URL) → điền URL cụ thể → “Áp dụng” (Apply).

Search Console thể hiện vị trí trung bình cho mỗi từ khóa được xếp hạng và tầm ảnh hưởng của những cú click mang lại. Tuy nhiên, nó không cho thấy lượng tìm kiếm hằng tháng và bạn bị giới hạn trong 1000 keywords.

#2. Tham khảo danh sách xếp hạng keyword của đối thủ

Công cụ SEMrush có một tính năng tuyệt vời là Domain Overview. Tính năng này có thể giúp bạn trong việc tham khảo xếp hạng các từ khóa của website đối thủ. Nó cho phép bạn nhập bất kỳ URL nào và tự động cho ra danh sách xếp hạng các keyword. Điều này thật hữu ích đối với nghiên cứu từ khóa cho website có sẵn.

Cơ hội ở đây đó là đối thủ của bạn đã giúp bạn thực hiện công đoạn nghiên cứu từ khóa tẻ nhạt này rồi. Vì thế bạn chỉ cần nghiên cứu những từ khóa đã được xếp hạng của họ rồi chọn những từ khóa tốt nhất.

Nếu bạn vẫn chưa biết đối thủ của mình là ai, thì gõ từ khóa hạt giống của mình vào Google, xem ai xếp hạng ở đầu trang và cùng theme web với bạn hay không. Còn tôi thì đã xác định được website là tindongvat là đối thủ của mình.

Chi tiết các bước:

  • Bước 1: Chọn tính năng “Domain Overview” ở thanh menu dọc.
  • Bước 2: Điền URL đối thủ vào thanh bar và chọn khu vực Việt Nam → Ấn Search.
  • Bước 3: Kéo xuống dưới tới phần Organic Research. Trong phần Top Organic Keywords, chọn View details.
  • Bước 4: Tại đây, một list danh sách từ khóa xuất hiện. Bạn hãy lọc từ khóa bằng cách nhấn vào phần position 2 lần để sắp xếp lại các key đang trên top của đối thủ.
  • Bước 5: Loại các từ khóa không liên quan để phù hợp hơn với theme website của mình bằng cách sử dụng thêm bộ lọc nâng cao (Advanced Filters).

Kết quả phân tích tindongvat.com của SEMrush
Kết quả phân tích tindongvat.com của SEMrush

Lọc Keyword dựa trên tính năng của bộ lọc nâng cao
Lọc Keyword dựa trên tính năng của bộ lọc nâng cao

#3. Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa SEO

Nghiên cứu đối thủ hiệu quả thường cho ra một danh sách hàng tá ý tưởng keyword liên quan. Nhưng nếu bạn là một trong những Leader SEO thì chiến lược đó không hiệu quả. Bạn phải tìm ra những keyword duy nhất mà chưa có đối thủ nào có nhắm vào.

Vì vậy, để nghiên cứu từ khoá hiệu quả hơn thì cách tốt nhất là sử dụng một công cụ nghiên cứu từ khóa. May mắn là trên thị trường không thiếu các công cụ nghiên cứu từ khóa như vậy. Ví dụ những công cụ được sử dụng phổ biến nhất:

  • Ahrefs
  • SEMrush
  • Keywordtool.io

… và nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa khác.

Nghiên cứu từ khoá hiệu quả hơn bằng cách sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khoá
Nghiên cứu từ khoá hiệu quả hơn bằng cách sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khoá

Cho dù bạn chọn công cụ nghiên cứu từ khóa nào thì nó luôn cho bạn những ý tưởng về từ khóa tốt. Chỉ cần điền keyword hạt giống vào và đợi danh sách keyword rồi lọc cho đến khi bạn nhận được các keyword “độc” cho riêng mình.

Đa số các công cụ nghiên cứu từ khóa cho ra các đề xuất từ khóa từ các nguồn sau:

  • Đưa ra ý tưởng keyword trực tiếp từ Google Keyword Planner
  • Đề xuất tự động từ Google (Google auto‐suggest)
  • Đưa ra “tìm kiếm tương tự” trên Google.

Bạn có thể,

  • Tận dụng công cụ miễn phí Ubersuggest

Những phương pháp này rất hiệu quả nhưng hiếm khi cho ra hơn 200 đề xuất. Ví dụ UberSuggest chỉ cho ra 316 ý tưởng keyword về Content Marketing.

UberSuggest chỉ cho ra 316 ý tưởng keyword về Content Marketing
UberSuggest chỉ cho ra 316 ý tưởng keyword về Content Marketing

Điểm cộng của UberSuggest là nó có cả lưu lượng tìm kiếm hằng tháng. Ubersuggest cung cấp một phiên bản cơ bản miễn phí với nhiều tính năng hữu ích. Cho phép bạn tìm kiếm và phân tích từ khóa để hiểu về lượng tìm kiếm, cạnh tranh, và xu hướng.

Mặc dù Ubersuggest đưa ra các ý tưởng và đề xuất nội dung nhưng nó có thể thiếu chiều sâu và tính cụ thể như các công cụ tính phí khác cung cấp.

  • Hoặc là trả phí cho các công cụ chuyên nghiệp hơn

Các công cụ nghiên cứu từ khóa tối ưu hơn (Ahrefs, SEMRush, Keywordtool.io) tạo ra một database về keyword của chính nó và sau đó sẽ đề xuất cho bạn nhiều ý tưởng keyword hơn.

Ví dụ, Keywords Explorer của Ahrefs đề xuất 5,570 ý tưởng keyword về content marketing. Bạn có thể dễ dàng lạc trong list từ khóa khổng lồ đó, vì vậy chúng ta có thể dùng chế độ lọc ở các mục:

  • Keyword Difficulty – Độ khó của keyword
  • Search volume – Lượng tìm kiếm
  • Clicks – Cú nhấp chuột
  • Clicks per search – Cú nhấp chuột trên mỗi lần tìm kiếm
  • Cost per click – Chi phí trên mỗi cú nhấp chuột
  • Number of words in a keyword – Số lượng từ trong một keyword

Nếu như bạn muốn tìm hiểu thêm cách tạo ra ý tưởng cho keyword thông qua Keyword Explorer của Ahref. Bạn có thể xem thêm về công cụ nghiên cứu từ khóa – Keyword Explorer của Ahrefs để có thể đưa ra ý tưởng cho keyword cho dự án.

#4. Nghiên cứu thị trường ngách hiệu quả

Những chiến lược từ khóa được đề cập trước đó vô cùng hiệu quả để đề xuất nhiều ý tưởng từ khoá. Nhưng đồng thời các chiến lược đó cũng sẽ giới hạn bạn trong một cái “hộp kín”.

Nghiên cứu thị trường ngách hiệu quả sẽ là nền tảng vững chắc cho nghiên cứu từ khoá. Đôi khi, nghiên cứu thị trường ngách của mình tốt, bạn có thể tìm ra nhiều từ khóa tốt mà chưa có ai trên thị trường ngách của bạn nhắm đến.

Dưới đây là cách suy nghĩ “out-of-box” – thoát khỏi hộp kín này:

  • Đặt mình vào vị trí của khách hàng tiềm năng: Họ là ai, điều gì ảnh hưởng đến họ.
  • Trò chuyện với khách hàng có sẵn của bạn, để hiểu họ rõ hơn, nghiên cứu ngôn ngữ họ sử dụng
  • Là thành viên năng nổ trong mạng lưới xã hội và cộng đồng trong thị trường ngách.

Tìm kiếm các từ khóa “out of box”
Tìm kiếm các từ khóa “out of box”

Ví dụ, nếu bạn cung cấp dịch vụ thiết kế website chuẩn seo, dưới đây là một số các từ khóa “out of box” mà bạn nên thử nhắm đến:

  • Làm cách nào để Google xác định website có chất lượng hay không?
  • Tại sao website không xuất hiện trên google?
  • Thu mua website cũ
  • Cách giải quyết khi website bị deindex

Chúng ta tìm kiếm những thứ dường như không cần thiết cho dịch vụ thiết kế website. Nhưng các từ khóa này chắc chắn dễ để khách hàng biết đến và mua dịch vụ.

Xem thêm:

Hướng dẫn Học và Làm quy trình SEO 2022 lên top nhanh và bền vững.

Google Trends: SEO website hiệu quả bằng google xu hướng

Hướng dẫn thực thi từng bước với khóa học SEO online Entity Mastermind của chúng tôi. Tìm hiểu ngay!

Các công cụ nghiên cứu từ khóa SEO

Trước khi bắt tay triển khai một chiến dịch marketing với bất kỳ công cụ tìm kiếm nào đó, hẳn là bạn phải làm qua giai đoạn tìm kiếm từ khóa và chia danh sách từ khoá phù hợp với mục tiêu của SEO và PPC.

Để thực hiện tốt quy trình kể trên, bạn cần đến sự hỗ trợ từ các công cụ nghiên cứu từ khóa hiệu quả. Dưới đây là danh sách 7 công cụ phổ biến hỗ trợ bạn trong việc nghiên cứu từ khoá SEO:

Keyword Tool.io

Công cụ nghiên cứu từ khóa Keywordtool.io
Công cụ nghiên cứu từ khóa Keywordtool.io

Keywordtool.io là một công cụ sử dụng tính năng tự động của Google Autocomplete để đề xuất các từ khóa đuôi dài. Điều này giúp người dùng nhanh chóng tìm thấy các từ khóa tiềm năng và xây dựng chiến lược nội dung hiệu quả cho trang web của họ.

Keywordtool.io giúp người làm SEO tìm và lựa chọn từ khoá dễ dàng, kiểm tra lượt tìm kiếm hàng tháng, phân tích đối thủ và lọc từ khóa theo nhiều tiêu chí khác nhau. Ngoài ra, nó cũng giúp bạn xây dựng chiến lược tiếp thị trực quan và hiệu quả, tận dụng các từ khoá có tiềm năng cao để đạt được sự nổi bật.

Tuy nhiên, công cụ này có tính năng phân tích cạnh tranh hơi yếu. Dữ liệu chi phí mỗi lần nhấp chuột (CPC) không có trong gói cơ bản (Pro Basic).

Hiện nay, Keywordtool.io bản trả phí có 3 gói dịch vụ Pro Basic, Pro Plus, Pro Business với mức giá lần lượt cho hàng tháng là $69, $79 và $159.

Semrush

Công cụ SEMrush chuyên nghiên cứu từ khóa
Công cụ SEMrush chuyên nghiên cứu từ khóa

SEMrush là một công cụ nghiên cứu từ khóa, phân tích website và theo dõi các chỉ số quan trọng về hiệu suất trang web. Với khả năng kết hợp nhiều tính năng quan trọng, SEMrush cung cấp những thông tin cực kỳ hữu ích cho các chuyên gia SEO và nhà quảng cáo trực tuyến.

Công cụ có các tính năng nghiên cứu từ khóa, phân tích đối thủ cạnh tranh, theo dõi thứ hạng, kiểm tra website, phân tích chiến lược quảng cáo, nghiên cứu xu hướng của khách hàng. Nhờ vào các tính năng đa dạng và dữ liệu đáng tin cậy, SEMrush là một công cụ quan trọng giúp bạn tối ưu hóa trang web, nghiên cứu từ khóa và cạnh tranh hiệu quả trong thế giới trực tuyến.

Một số ít người cho rằng giao diện người dùng của SEMrush khó hiểu và không thân thiện với người dùng, dẫn đến khó khăn trong việc điều hướng và hiểu các bộ công cụ. Nhưng cá nhân mình không cảm thấy khó khăn gì khi dùng.

Công cụ nghiên cứu từ khóa phổ biến này hiện có 3 gói dịch vụ chính đó là Pro, Guru và Business với phí hàng tháng là $129, $249 và $499.

Ahrefs

Ahrefs – Công cụ nghiên cứu từ khoá SEO mà SEOer nào cũng cần biết
Ahrefs – Công cụ nghiên cứu từ khoá SEO mà SEOer nào cũng cần biết

Ahrefs là một công cụ đa năng mạnh mẽ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực SEO. Ngoài phân tích từ khóa hiệu quả với tính năng nổi bật gom nhóm các từ khóa cùng topic, nó có nhiều tính năng quan trọng khác bao gồm: phân tích liên kết, phân tích đối thủ cạnh tranh, theo dõi thứ hạng, khám bệnh website cải thiện trải nghiệm người dùng và thứ hạng trang web trên Google…

Đây là công cụ SEO mà bất cứ SEOer nào cũng biết. Một công cụ toàn năng giúp nghiên cứu từ khóa để triển khai content lẫn SEO lên top hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn sử dụng miễn phí ở một số tính năng như “backlink checker” hoặc tốn phí để trải nghiệm trọn vẹn hiệu quả mà Ahrefs đem lại.

Chính vì tính năng khủng, chi phí để sử dụng Ahref hàng tháng không hề rẻ, nhất là đối với doanh nghiệp. Nền tảng này cung cấp 4 gói bao gồm: Lite ($99), Standard ($199), Advanced ($399), Enterprise ($999).

KW Finder

Công cụ nghiên cứu từ khóa KW Finder
Công cụ nghiên cứu từ khóa KW Finder

KWFinder là một công cụ nghiên cứu từ khóa chất lượng trong Mangools Suite, cung cấp nhiều tính năng hữu ích.

Bạn có thể tìm các từ khóa đuôi dài với độ khó liên quan đến SEO, theo dõi hiển thị thẩm quyền tên miền, thăm dò lưu lượng trích dẫn và nhiều chỉ số SEO quan trọng khác. Công cụ này có giao diện người dùng thân thiện và tích hợp tiện ích mở rộng miễn phí cho Chrome và Firefox.

Chi phí cho mỗi tháng sử dụng KWFinder phụ thuộc vào gói bạn mua. Bao gồm: Mangools Entry ($29), Mangools Basic ($49), Mangools Premium ($69), Mangools Agency ($129).

Google Keyword Planner

Công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google
Công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google

Được cải tiến từ Google Keyword Tool and Traffic Estimator, Google Keyword Planner là một công cụ miễn phí. Nó giúp bạn lên chiến lược từ khóa phù hợp với mục tiêu tìm kiếm. Google Keyword Planner cho phép bạn kiểm tra thứ hạng từ khóa theo thời gian, gợi ý từ khóa, tìm kiếm xu hướng từ khóa,…

Thông qua Google Keyword Planner, doanh nghiệp có thể tự đánh giá được khối lượng tìm kiếm từ khóa, chi phí mỗi lần nhấp chuột, mức độ cạnh tranh giữa các bên và hơn hết là ước tính chi phí PPC (Pay Per Click) hàng năm trong các thị trường ngách của doanh nghiệp.

Ngoài thứ hạng từ khóa hiện tại, Google Keyword Planner sẽ xuất ra báo cáo tình hình thứ hạng của những từ khóa theo thời gian bằng cách cung cấp dữ liệu về tần suất được tìm kiếm của những keyword này để check thứ hạng từ khóa.

Google Trends

Google Trends phân tích xu hướng từ khóa hiệu quả
Google Trends phân tích xu hướng từ khóa hiệu quả

Google Trends (Google xu hướng) là một công cụ tìm kiếm trực tuyến miễn phí cho phép bạn theo dõi sự phổ biến của các từ khóa, chủ đề và cụm từ cụ thể đã được tìm kiếm trong khoảng thời gian xác định.

Google Trends sẽ giúp bạn nắm bắt được xu hướng mới nhất đang diễn ra trên toàn thế giới, xác định khu vực được ưa chuộng nhất, phân tích và xác định được đối tượng mục tiêu, khám phá và thu thập insight ẩn, phân tích đối thủ cạnh tranh bằng Google Trends. Từ đó, bạn có thể đưa ra các lựa chọn từ khóa SEO hiệu quả.

Google Search Box

Google Search Box là những gợi ý sát nhất từ phía người dùng
Google Search Box là những gợi ý sát nhất từ phía người dùng

Google Search Box là một phần quan trọng của trang web tìm kiếm Google. Nó không chỉ giúp người dùng tìm kiếm nhanh chóng mà còn cung cấp gợi ý liên quan đến từ khóa dựa trên sự phổ biến và xu hướng của người dùng khi tìm kiếm từ khóa tiếp theo trên một phiên.

Khi người dùng bắt đầu nhập từ khóa vào ô tìm kiếm của Google, công nghệ Google Autocomplete Suggestions sẽ tự động hoàn thiện và gợi ý các từ hoặc cụm từ mà người dùng có thể quan tâm. Điều này giúp người dùng tiết kiệm thời gian và cải thiện trải nghiệm tìm kiếm của họ. Đối với những người thực hiện nghiên cứu từ khóa, Google Search Box cũng là một nguồn thông tin hữu ích để hiểu thêm về những từ khóa mà người dùng thường tìm kiếm trong ngành hoặc lĩnh vực cụ thể.

 

Từ khóa SEO và Từ khóa Google Ads (Adword) khác nhau ở điểm nào?

Sự khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa từ khóa SEO và từ khóa Google Ads là SEO tập trung vào việc nhận lưu lượng truy cập từ tìm kiếm không phải trả tiền, trong khi GG Adwords tập trung vào nhận lưu lượng truy cập từ tìm kiếm có trả tiền, mạng xã hội và hiển thị.

Một số điểm chi tiết hơn mà bạn có thể xem ở bảng so sánh dưới đây:

Yếu tốTừ khoá SEOTừ khoá Google Ads (AdWords)
Mục tiêuTăng lưu lượng truy cập không phải trả tiền vào trang webHiển thị quảng cáo khi người dùng tìm kiếm từ khóa cụ thể và trả tiền cho mỗi lần nhấp vào những quảng cáo đó
Chi phíMiễn phíTrả tiền cho mỗi lần nhấp vào quảng cáo (CPC – Cost Per Click), lượt hiển thị CPM – Cost Per Mile), hoặc CPA (Cost per Action)
Thứ hạng trang webCố gắng cải thiện thứ hạng tự nhiên trong kết quả tìm kiếmKhông ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng tự nhiên
Vị trí hiển thịHiển thị trong kết quả tự nhiên, thường phía dưới các quảng cáo và kết quả địa phươngHiển thị ở phía trên cùng của kết quả tìm kiếm với biểu tượng “Quảng cáo”
Thời gian kết quảCần thời gian để thấy kết quả cải thiện trong thứ hạng tự nhiênHiển thị ngay lập tức khi chiến dịch quảng cáo được kích hoạt

Tóm lại, từ khóa SEO được sử dụng để tối ưu hóa trang web nhằm mang lại trải nghiệm người dùng và khả năng hiển thị tìm kiếm không phải trả tiền tốt hơn, trong khi từ khóa Google Ads được sử dụng để tạo các chiến dịch quảng cáo trả phí nhằm mục đích thúc đẩy lưu lượng truy cập và chuyển đổi được nhắm mục tiêu ngay lập tức.

Sự khác nhau giữa việc nghiên cứu từ khóa SEO và từ khóa Google Ads?

Sự khác biệt chính giữa “nghiên cứu từ khóa SEO” và “nghiên cứu từ khóa Google Ads” nằm ở mục tiêu và cách sử dụng thông tin từ khóa. Trong cả hai trường hợp, việc nghiên cứu từ khóa đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tiếp thị trực tuyến, nhưng mục đích và cách tiếp cận của chúng khác nhau để đáp ứng mục tiêu. Cụ thể:

  • Nghiên cứu từ khóa SEO

Mục đích chính: Nghiên cứu từ khóa SEO nhằm tối ưu hóa trang web để xuất hiện cao hơn trong kết quả tự nhiên của công cụ tìm kiếm.

Phương pháp chính: Nghiên cứu từ khóa SEO bao gồm việc tìm kiếm, lựa chọn và sắp xếp các từ khóa mà người dùng sử dụng để tìm kiếm thông tin hoặc sản phẩm liên quan đến lĩnh vực của bạn. Nó liên quan chặt chẽ đến việc cải thiện thứ hạng tự nhiên và tối ưu hóa nội dung trang web để đáp ứng nhu cầu của người dùng.

  • Nghiên cứu từ khóa Google Ads

Mục đích chính: Nghiên cứu từ khóa Google Ads tập trung vào việc xác định các từ khóa phù hợp cho chiến dịch quảng cáo trả tiền dựa trên các hoạt động đấu thầu, với mục tiêu hiển thị quảng cáo khi người dùng tìm kiếm các từ khóa cụ thể và trả tiền cho mỗi lần nhấp vào quảng cáo.

Phương pháp chính: Trong nghiên cứu từ khóa Google Ads, bạn tìm kiếm các từ khóa có thể mang lại lợi nhuận cao cho chiến dịch quảng cáo của mình. Bao gồm việc xác định giá trị của mỗi từ khóa và cân nhắc việc chạy các quảng cáo trả tiền trên nền tảng Google Ads để tối ưu hóa chi phí và hiệu suất tiếp thị.

Trên đây là toàn bộ kiến thức và kinh nghiệm của mình đã học được khi nghiên cứu từ khóa. Bài viết có thể khá dài, nhưng mình tin rằng nó thực sự quan trọng, đặc biệt là đối với những ai đang bắt đầu SEO website mới và đang gặp tình trạng “bí” content. Hi vọng rằng, những lời chia sẻ của mình sẽ hữu ích và giúp bạn xây dựng phương pháp Research Keyword tốt nhất.

Chúc bạn đạt được nhiều thành công trong chiến lược SEO!

Bài viết cùng chủ đề:

GTV SEO, do Vincent Đỗ sáng lập, là công ty SEO hàng đầu cung cấp các giải pháp SEO, Inbound Marketing toàn diện, giúp bạn nâng tầm thương hiệu và đạt được mục tiêu kinh doanh.
Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về SEO, GTV SEO cam kết mang đến cho bạn những kiến thức chuyên sâu SEO và Inbound Marketing hiệu quả nhất qua các chủ đề: Strategies, Content, Technical, Entity, Conversion,…
GTV SEO luôn cập nhật những xu hướng SEO mới nhất và áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất để mang đến cho bạn những những kiến thức hữu ích nhất.

GTV SEO Team
Khám phá nhiều chủ đề khác