Quy trình SEO Website tổng thể: 10 bước tiêu chuẩn [2024]

Quy trình SEO là tập hợp các bước mà trong đó các hạng mục SEO được triển khai theo một quy chuẩn, theo thứ tự lần lượt nhằm mang lại hiệu quả cho chiến dịch SEO.

Việc áp dụng quy trình SEO chuẩn giúp website đạt thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, bạn cũng quản lý và kiểm soát tiến độ, chất lượng của từng hạng mục triển khai tốt hơn nhờ vào việc nắm rõ thứ tự và tiêu chuẩn công việc cần được đáp ứng.

Quy trình SEO mà mình chia sẻ với bạn qua bài viết đang được áp dụng trực tiếp ở các dự án tại GTV và đã được kiểm chứng qua những con số thực tế:

  • 450+ dự án lớn & nhỏ khác nhau với đa dạng thị trường.
  • 3000+ học viên từ khóa học seo bên phía GTV đào tạo đã ứng dụng và thành công.
  • Mang lại hiệu quả không chỉ cho những website doanh nghiệp mà còn dự án kiếm tiền online như Affiliate, Google Adsense,…
  • 100% có thể học và ứng dụng được cho những người từ chưa có kinh nghiệm đến tự quản lý được dự án SEO.

5 giai đoạn trong quy trình SEO trong bài viết lần lượt sẽ là: Discovery (khám phá), Improving (cải thiện), Create & Optimization (tạo dựng và tối ưu), Promotion (quảng bá thúc đẩy) và Evaluate (đánh giá). Trong 5 giai đoạn này, tôi sẽ mô phỏng quy trình SEO tổng thể thông qua 10 bước và cách thực hiện chúng một cách hiệu quả nhất.

Không để bạn chờ lâu nữa! Cùng bắt đầu ngay thôi nào!
quy trinh seo

Đầu tiên, quy trình SEO tại GTV sẽ bắt đầu với giai đoạn Discovery – khám phá thị trường. Discovery là giai đoạn khám phá thị trường về ngành và ngách tiềm năng, nghiên cứu, gom nhóm từ khóa và phân tích đối thủ cạnh tranh kênh SEO. Giai đoạn Discovery giúp bạn nắm được yếu tố thành công then chốt của kênh SEO mà thị trường đang triển khai và khai phá các cơ hội tiềm năng đối thủ có thể đang bỏ lỡ. Từ đây, bạn sẽ thuận lợi lên chiến lược SEO tối ưu nhất cho website.

Trong giai đoạn Discovery, 4 công việc quan trọng bạn sẽ cần thực hiện lần lượt bao gồm:

  • Thu thập dữ liệu thị trường;
  • Nghiên cứu từ khóa;
  • Phân loại/ nhóm từ khóa;
  • Nghiên cứu đối thủ.

Công việc đầu tiên và quan trọng nhất của giai đoạn Discovery chính là thu thập dữ liệu SEO từ thị trường ngành hàng/dịch vụ bạn đang hướng đến.

Bước 1: Thu thập dữ liệu thị trường

Thu thập dữ liệu thị trường là giai đoạn bạn cần thu thập tất cả thông tin về website và doanh nghiệp. Đây là những thông tin giúp chiến lược SEO của bạn hướng tới đúng đối tượng khách hàng tiềm năng, đóng góp thiết thực cho doanh nghiệp.

Trong bước này, 2 thông tin quan trọng bạn cần thu thập là:

  • Nghiên cứu & xây dựng chân dung khách hàng (Customer Persona)
  • Hành trình khách hàng (Customer Journey)

Để xác định Customer Persona và Buyer Search Journey, doanh nghiệp cần triển khai nghiên cứu thị trường và quan sát từ khách hàng thực tế. Cụ thể:

Nghiên cứu & xây dựng chân dung Khách hàng (Customer Persona)

Nghiên cứu & xây dựng Customer Persona là một quá trình tìm hiểu và mô tả chi tiết về khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Trước khi bắt đầu quy trình SEO, tôi sẽ tìm hiểu trước về Customer Persona ở các khía cạnh liên quan SEO như: hành vi khi sử dụng website, thói quen khi tìm thông tin trên Internet, dạng nội dung được ưa chuộng (chữ, hình ảnh, video,…).

3 lợi ích khi Nghiên cứu & xây dựng chân dung Khách hàng bao gồm:

  • Hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn, thói quen và hành vi của khách hàng.
  • Xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng và phân loại họ thành các nhóm khác nhau.
  • Tạo ra các nội dung trên website phù hợp và hấp dẫn với từng nhóm khách hàng.

Để có một bản vẽ hoàn thiện về Customer Persona cho kế hoạch SEO cần trải qua những công việc sau:

  • Dữ liệu khách hàng (lịch sử mua hàng, khảo sát, phỏng vấn, phân tích dữ liệu…)
  • Phác họa chân dung khách hàng (tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, sở thích, vấn đề, mục tiêu…)
  • Đào sâu và nắm bắt những sự lo lắng hoặc vấn đề khách hàng gặp phải, những giá trị và niềm tin của họ.

Để xây dựng một bản thiết kế Customer Persona hoàn chỉnh cho chiến lược SEO yêu cầu “đào sâu” vào khai thác hành vi khách hàng online. Hãy tham khảo ví dụ về cách tôi xây dựng Customer Persona trong ngành “dịch vụ tour du lịch Sapa” như sau:

Khách hàng là nam giới đã lập gia đình trong độ tuổi 38 – 65, hiện đang sống và làm việc tại TPHCM. Khách hàng này có nhu cầu tìm hoạt động thư giãn và gắn kết cho gia đình nhưng chưa biết nên đi đâu, ăn gì và tham quan điểm nào mà cả gia đình đều cảm thấy vui vẻ trong ngân sách. Khách hàng đang cân nhắc tự tổ chức đi du lịch nhưng không có thời gian chuẩn bị và không chắc chắn về địa điểm đến vì chưa đi lần nào.

Do đó, những chủ đề khách tệp này tra cứu trên Google sẽ về kinh nghiệm du lịch Sapa, địa điểm đi chơi và ăn uống, tour du lịch với chi phí hợp lý. Khách có thói quen tìm hiểu thông qua bạn bè và các travel vlogger/blogger nổi tiếng,…

Nghiên cứu & xây dựng Customer Persona
Nghiên cứu & xây dựng Customer Persona

Xây dựng hành trình khách hàng (Customer Journey)

Customer Journey là hành trình khách hàng khi quyết định mua sản phẩm, dịch vụ nào đó. Hành trình này sẽ trải qua 4 bước như: nhận thức, cân nhắc, đánh giá và ra quyết định.

Vậy vì sao GTV lại phải xây dựng Customer Journey trước khi bắt tay vào thực hiện các kỹ thuật SEO?

Lý do là GTV cần nắm rõ những chủ đề, dạng thông tin mà khách hàng tiềm năng của dự án đang quan tâm tại từng giai đoạn mua hàng. Từ đó, đưa ra chiến lược triển khai SEO cung cấp đúng nhu cầu của khách hàng và từng bước điều hướng họ đến khâu mua hàng, tạo ra chuyển đổi.

Thường được thể hiện qua mô hình Marketing Funnel ( Phễu Marketing). Mô hình này chia khách hàng ra làm 5 phễu để mô tả về hành trình mua hàng của họ như hình phía dưới.

Xây dựng hành trình khách hàng (CustomeXây dựng hành trình khách hàng (Customer Journey)r Journey)
Xây dựng hành trình khách hàng (Customer Journey)

Để xây dựng hoàn thiện Customer Journey, bạn cần dựa nhiều vào thông tin đã thu thập được ở bước xây dựng chân dung khách hàng. Sau đó, sắp xếp các chủ đề, từ khóa tương ứng theo nhu cầu tìm kiếm khách hàng tương ứng với từng giai đoạn của mô hình AIDA.

Dưới đây là ví dụ về việc xây dựng Customer Journey cho “du lịch tour du lịch sapa”  theo từng giai đoạn trong mô hình AIDA.

vi du ve viec xay dung Customer Journey

Sau khi đã hoàn thiện xong các công việc trong Bước 1 – Thu thập dữ liệu thị trường, bước tiếp theo bạn cần bắt đầu Nghiên cứu từ khóa dựa trên các thông tin, chủ đề quan tâm của khách hàng ở từng giai đoạn đã xác định ở trên.

>>  Nếu bạn muốn tham khảo chi tiết hơn về Customer journey, bạn có thể tìm hiểu thêm qua bài viết: Customer journey là gì? Bí mật để có lượng khách hàng trung thành

Bước 2: Nghiên cứu từ khoá

Nghiên cứu từ khóa là quá trình tìm ra những từ khóa mà khách hàng mục tiêu của bạn thường hay sử dụng để tìm kiếm thông tin trên Google. Từ danh sách từ khóa mục tiêu, bạn sẽ thực hiện các kỹ thuật SEO để đưa kết quả website mình được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm.

Trong quy trình SEO, bước Nghiên cứu từ khóa đúng, phù hợp là vô cùng quan trọng. Vì từ khóa quyết định MỌI THỨ trong quy trình SEO. Với bộ từ khóa mục tiêu phù hợp giúp cho chiến lược SEO bạn có thể tiếp cận, cung cấp nội dung, sử dụng đúng ngôn ngữ của khách hàng để “làm bạn” và đồng hành qua nhiều giai đoạn đến khi “gặt hái” ra đơn hàng.

Để nghiên cứu từ khóa hiệu quả, bạn có thể tìm hiểu về 4 phương pháp nghiên cứu từ khóa sau đây mà bên phía mình đang áp dụng thực hiện cho các dự án. Bao gồm:

  • Modifier Keywords
  • Topic Cluster
  • Query Path
  • Expanded List Post

Trên website GTV mình cũng đã có bài viết chia sẻ chi tiết về 4 phương pháp trên. Bạn có thể xem tại bài viết: Keyword Research: Cách nghiên cứu từ khóa SEO hiệu quả [2023]

Ngoài ra, video dưới đây mình cũng có chia sẻ toàn bộ kiến thức về Nghiên Cứu Từ Khoá & Nhóm Từ Khóa Hiệu Quả 2023:

Và còn nhiều kỹ thuật nghiên cứu từ khóa chuẩn dành cho bạn nếu bạn tham gia khóa học SEO BluePrint tại GTV. Bạn sẽ được hướng dẫn không chỉ cách nghiên cứu từ khóa mà còn nắm được toàn bộ kiến thức SEO từ cơ bản đến nâng cao, giúp bạn mở rộng tư duy SEO lên tầm chiến lược, triển khai SEO hiệu quả.

Sau khi hoàn thành nghiên cứu từ khóa, đừng vội bắt tay ngay vào viết bài mà hãy nhóm và phân loại từ khóa.

Bước 3: Nhóm và phân loại từ khoá

Nhóm và phân loại từ khóa là quá trình gom nhóm những từ khóa tuy khác về từ ngữ nhưng có cùng nhu cầu thông tin từ người dùng thành các cụm chủ đề nhất định.

Khi bạn hoàn thành bước nghiên cứu từ khóa, lúc này danh sách từ khóa tiềm năng sẽ có hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn từ khóa liên quan đến một chủ đề. Tuy nhiên, không phải tất cả các từ khóa đều có chung ý nghĩa hoặc liên quan đến nhau. Vì vậy, việc gom nhóm từ khóa giúp chúng ta tìm ra các nhóm từ khóa liên quan đến nhau.

Việc gom nhóm từ khóa chuẩn, giúp bạn xác định được bài viết nào cần được triển khai và số lượng tổng bài viết cho mỗi chủ đề. Website sẽ tránh lỗi Duplicate Content (nội dung trùng lặp) hay Keyword Cannibalization (Ăn thịt từ khóa) do triển khai nhiều bài viết tương tự nhau. Về tổng thể, đây là bước không thể thiếu giúp tổng thể chiến dịch SEO hiệu quả và hạn chế lãng phí chi phí triển khai.

Nhóm và phân loại từ khóa gồm 3 bước chính là:

  • Xác định chủ đề;
  • Xác định dạng nội dung;
  • Xác định hành trình khách hàng;

Bạn có thể xem chi tiết về hướng dẫn Nhóm từ khóa SEO mình có để cập trong video ở Bước 2

Dưới đây là hình ảnh mô phỏng danh sách từ khóa trong chủ đề “du lịch Sapa” sau khi đã hoàn thành việc nhóm và phân loại.

hinh anh mo phong danh sach tu khoa sau khi nhom va phan loai

Sau khi nhóm và phân loại từ khóa, bước cuối cùng trong giai đoạn Discovery là phân tích đối thủ cạnh tranh.

Bước 4: Phân tích đối thủ

Phân tích đối thủ cạnh tranh trong SEO là quá trình tìm hiểu, phân tích, đánh giá các đối thủ đang triển khai SEO trong tệp sản phẩm/dịch vụ của bạn đang kinh doanh. Các hạng mục cần đánh giá đối thủ ở đây bao gồm: cấu trúc website, giao diện website, Content, Entity; Technical; Backlink,…

Lưu ý rằng, đối thủ cạnh tranh được nói đến ở đây là các đối tượng, doanh nghiệp cùng ngành (thậm chí cùng ngách). Đây là những đối thủ có website đang làm tốt nhất (ranking cao Top 1 – Top 3 keyword chính ngành) và có mô hình kinh doanh tương tự bạn. Các đối thủ này có thể sẽ rất khác so với đối thủ cạnh tranh tổng quan mà bạn đã xác định từ trước.

Phân tích đối thủ giúp doanh nghiệp phát hiện ra những yếu tố SEO thành công then chốt của thị trường triển khai. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm ra được những điểm website cần có để vượt trội hơn so với đối thủ hiện tại.

Thông tin đúc kết được sau khi phân tích đối thủ sẽ mở ra những chiến lược triển khai SEO rất khác nhau, hãy tham khảo một số ví dụ dưới đây.

Ví dụ ở thị trường “tour du lịch Sapa” (website dịch vụ) một số yếu tố then chốt được liệt kê như sau:

  • UX/UI: giao diện tổng thể website cần chỉnh chu.
  • Visual Intent: hình ảnh phải đẹp, bắt mắt và cần có video review địa điểm du lịch.
  • Content: trang dịch vụ cần có đủ lịch trình và thông tin chi tiết.

Một ví dụ khác ở thị trường “mỹ phẩm dưỡng sáng da” (website E-commerce) yếu tố then chốt khác đi phần nhiều:

  • Entity: Giấy tờ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ.
  • Visual Intent: hình ảnh cần rõ kết cấu mỹ phẩm, cần có ảnh before/after trên da người dùng khi sử dụng mỹ phẩm.
  • Danh mục sản phẩm: Đa dạng sản phẩm để lướt xem và chọn.
  • Thanh toán: Bước checkout giỏ hàng được tinh giản.

Improving

Đến với giai đoạn 2 – Improving, những thông tin đã được phân tích chi tiết ở giai đoạn Discovery sẽ được ứng dụng để cải thiện website của bạn.

Improving là giai đoạn kiểm tra, đánh giá và cải thiện những yếu tố SEO hiện sẵn có (bao gồm cả onsite và offsite).

Trong quá trình này, nền tảng website sẽ được hoàn thiện từ cấu trúc đến giao diện UX/UI. Đây là giai đoạn cải thiện để nâng cấp chất lượng những gì mình đang có lên mức tốt nhất thông qua việc trả lời các câu hỏi “Điều gì đang kìm hãm website phát triển? Liệu website có gặp lỗi gì không?”.

Improving giúp bạn đảm bảo chất lượng những yếu tố SEO sẵn có và xây dựng nền tảng web sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo – Creating & Optimizing.

Improving sẽ bao gồm 3 công việc chính bao gồm:

  • Audit website tổng thể
  • Xây dựng cấu trúc Website
  • Xây dựng giao diện UX/UI

Lưu ý: Các bước Audit website tổng thể sẽ áp dụng đối với website cũ, đã xây dựng và có triển khai nội dung một thời gian. Nếu bạn đang SEO website mới có thể bỏ qua bước Audit này và xem các bước xây dựng và tối ưu nội dung tiếp theo bên dưới.

Trước khi làm công việc xây dựng nền tảng, bước Audit website tổng thể là vô cùng quan trọng để bạn có đủ dữ kiện để điều chỉnh và tối website của mình tốt hơn.

Chúng ta hãy bắt đầu ngay vào bước Audit SEO & Điều chỉnh

Bước 5: Audit tổng thể website & Điều chỉnh 

Audit SEO tổng thể

Audit SEO tổng thể là quá trình kiểm tra các khía cạnh SEO của website để phát hiện lỗi onsite hoặc offsite. Ứng dụng tương tự khi phân tích đối thủ, bạn sẽ cần audit (mình hay gọi vui là “khám tổng quát”) website của mình thật kỹ lưỡng.

Nhờ vào việc Audit, bạn xác định được những điểm website mình đang làm tốt hoặc chưa tốt so với thị trường. Từ đó có thể nắm tình hình tổng quan của dự án SEO, xác định mức độ quan trọng của các vấn đề và lên kế hoạch điều chỉnh phù hợp với nguồn lực hiện tại.

Bạn nên chú trọng kiểm tra những điểm thuộc yếu tố thành công then chốt của thị trường, sau đó kiểm tra lần lượt các yếu tố còn lại. Hãy hoàn thành việc kiểm tra theo checklist audit. Sau đó, xem lại tổng quan để phân cấp sự quan trọng của các lỗi và tiến hành chỉnh sửa theo mức độ ưu tiên này.

Bạn nên tránh sửa chữa “lặt vặt” từng lỗi nhỏ khi chưa nhìn thấy bức tranh tổng quan lớn hơn. Đây cũng là trình tự bên phía mình khuyên bạn nên làm theo khi tiến hành điều chỉnh để đảm bảo những điều quan trọng nhất luôn được hoàn thành trước.

Một số hạng mục Audit SEO quan trọng bên phía mình thường audit theo thứ tự như sau:

quy trinh audit website 800 x 1100 px 1 1
1. Audit Technical

Technical SEO là quá trình đảm bảo website đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các công cụ tìm kiếm với mục tiêu cải thiện thứ hạng tự nhiên.

Các yếu tố quan trọng của Technical SEO bao gồm crawl, index và cấu trúc website. Đây thường là những lỗi không thể phát hiện ra khi chỉ nhìn trên giao diện người dùng nhưng lại gây ảnh hưởng đến khả năng crawl, index và ranking của Google với website.

Audit Technical giúp bạn phát hiện các vấn đề kỹ thuật của website và điều chỉnh để Google dễ dàng truy cập và thu thập thông tin. Đây là một yếu tố giúp cải thiện độ nhận diện và ranking tổng thể của một website.

Các lỗi Technical SEO thường gặp nhất sẽ bao gồm như:

  • Các lỗi về Canonical (liên quan đến phiên bản www., không có www, HTTPS và HTTP chưa được 301 redirect
  • Các lỗi về Keyword Cannibalization (có 2 hoặc nhiều trang cùng tối ưu trên 1 từ khóa gây ra tình trạng website bị kìm hãm)
  • Tốc độ tải trang quá chậm
Quy trình SEO audit technical
Quy trình SEO audit technical

Bên phía mình đã có bài viết hướng dẫn chi tiết cách Audit Technical. Bao gồm cả template GTV thường hay sử dụng để Audit. Bạn có thể tham khảo nó tại đây: Technical SEO: Hướng dẫn từ A-Z cách tối ưu Technical SEO mới năm 2022

2. Audit content

Audit Content là quá trình phân tích và kiểm tra tổng quan nội dung trên một website để phát hiện những nội dung đã cũ, lỗi thời hoặc kém chất lượng.

Việc audit content giúp thay đổi toàn diện chất lượng content của website, cung cấp giá trị thực cho độc giả. Qua đó giúp cải thiện thứ hạng Google. Từ các case study thực tế của GTV triển khai, nhiều website có mức tăng trưởng Organic Traffic gấp 2-4 lần sau khi hoàn thành Audit Content.

Google đánh giá chất lượng nội dung không chỉ qua từng bài viết, mà còn xem xét chất lượng nội dung trung bình của tất cả trang trên mỗi website. Tính trên tổng số trang, các trang có nội dung kém chất lượng chiếm hơn 50% thì thì website có nguy cơ bị phạt Panda (thuật toán Google giúp loại bỏ website chứa nội dung Spam).

Audit content thường được áp dụng cho các website đã đăng tải bài viết trong 1 thời gian, không dành cho website mới. Khi audit content cần xác định những vấn đề:

  • Website đã có đầy đủ các trang thông tin (giới thiệu, sản phẩm, chính sách bảo mật,…) hay chưa?
  • Nội dung trên các trang có thu hút hay không? Có thỏa mãn được người dùng khi tìm kiếm từ khóa hay không?

Kết hợp cùng với việc nghiên cứu và nhóm từ khóa ở trên, bạn có thể lập Content strategy (chiến lược phát triển nội dung) cho website. Chiến lược này thường gồm 3 phần: thứ tự ưu tiên triển khai, thời gian hoàn thành và chi phí nguồn lực cần thiết.

Trong video bên dưới mình đã hướng dẫn chi tiết cách lọc, phân loại cũng như hướng xử lý chi tiết cho từng loại content cần khắc phục.

Phần 1: Sử dụng công cụ Screaming Frog để lọc và phân loại content

Phần 2: Hướng khắc phục và tối ưu các loại content.

3. Audit Onsite

Audit Onsite là quá trình kiểm tra các yếu tố hiện hữu trên website để đảm bảo không xuất hiện lỗi gây khó khăn cho người dùng khi đọc hiểu nội dung hoặc sử dụng tính năng trên web.

Audit Onsite giúp bạn đảm bảo website phục vụ tốt cho khách ghé thăm trang. Từ đó, tăng trải nghiệm người dùng. Đây cũng thường là bước đầu trong chiến lược tối ưu chuyển đổi trên website.

Các lỗi thường gặp nhất phải kể đến như:

  • Cấu trúc website: có tối ưu khớp với thị trường hay chưa? Có giúp người đọc dễ dàng nắm bắt thông tin trên website hay không?
  • Internal Link: các trang SEO chính có được Internal Link từ những trang khác hay chưa? Menu có nhiều Internal Link hay không?
  • Giao diện: tối ưu theo nhu cầu hành trình khách hàng chưa? Các tính năng có trên web đã hoạt động tốt ở cả bản desktop lẫn mobile hay chưa?
4. Audit Entity

Audit Entity là quá trình rà soát các thông tin về doanh nghiệp, con người, dịch vụ, sản phẩm,… trên website giúp Google dễ dàng đọc, lưu trữ và truy xuất thông tin về các thực thể.

Lợi ích của Audit Entity là xây dựng thương hiệu doanh nghiệp độc nhất, uy tín trong mắt Google. Từ đây, Google hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ và tệp đọc giả/khách hàng mục tiêu và phân phối nội dung của bạn đến đúng đối tượng. Ngoài ra, khi entity của bạn được xác thực là uy tín, ranking của chủ đề liên quan cũng sẽ được cải thiện tổng quan.

Để Audit Entity hiệu quả bạn cần thực hiện kiểm tra:

  • Thông tin onsite: Các thông tin đăng ký trên social và website (gồm tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại) đã đồng nhất hay chưa?
  • Kết hợp phần Audit Content: các nội dung lựa chọn triển khai có phù hợp với định hướng kinh doanh và tệp đọc giả mục tiêu hay không?
  • Thông tin từ offsite: Các tài khoản mạng xã hội và website của doanh nghiệp lẫn chủ doanh nghiệp đã được liên kết với nhau hay chưa?
  • Nhận diện tên thương hiệu: Khi search trên Google tên thương hiệu có lượng search hay không? Có dấu hiệu bất thường như bị giả mạo thương hiệu?
  • Backlink: Nhận được backlink có đến từ những domain cùng chủ đề với content chất lượng?

Nếu như bạn chưa biết Entity là gì, đây sẽ là hướng dẫn dành cho bạn: Entity là gì? Entity Building xu hướng SEO mới nhất trong 2023.

5. Audit Offpage

Audit Offpage là quá trình xác định và giải quyết các vấn đề về profile backlink của website. Mục tiêu của công việc là đảm bảo kiểm soát chất lượng, số lượng backlink cũng như độ biến động về backlink trong mỗi giai đoạn web hoạt động.

Cần biết rằng, backlink là một yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng của Google, chỉ sau content. Nhờ vào việc kiểm tra định kỳ các yếu tố offpage, cải thiện được nguồn thông tin trên Internet đang nhắc đến và liên hệ đến thương hiệu và website của mình.

Điều này ảnh hưởng đến độ uy tín của thương hiệu trong mắt người dùng và Google. Ngoài ra, bạn có thể xử lý kịp thời trong trường hợp bị đối thủ “yêu thương” tặng cho bạn những backlink kém chất lượng.

Những điểm cần lưu ý khi Audit Offpage:

  • Website/bài viết có backlink liên quan đến lĩnh vực không?
  • Có backlink từ các trang web uy tín được Google tin tưởng không?
  • Backlink có đa dạng từ nhiều site khác nhau hay chỉ từ một vài trang?
  • Website trỏ link có được traffic tốt không? Có bị công cụ tìm kiếm Google phạt (trước đó) không?

Ngoài ra, vấn đề tối ưu quá liều Anchor Text và Footprint thường khiến Google nghi ngờ bạn đang cố tình “thao túng”. Một trong những cách xử lý sau khi audit là sử dụng tính năng Disavow Backlink mà Google cung cấp một cách hiệu quả nhất.

Lưu ý: Đối với Audit Offpage bạn nên thực hiện sau cùng và kết hợp với Bước 10.

6. Đề xuất hướng khắc phục

Lập kế hoạch và đề xuất hướng khắc phục cho các lỗi vừa tìm được ở trên kèm theo checklist tiêu chuẩn để xử lý. Tóm lại, audit website đóng vai trò cực quan trọng, và còn quan trọng hơn nữa khi bạn SEO cho website E-Commerce.

Để giúp bạn nắm tổng quan toàn bộ các yếu tố cần tối ưu chuẩn trong SEO E-Commerce, tôi đã dành thời gian biên soạn bộ tài liệu “5 Ngày Thuần Thục SEO E-Commerce căn bản”. Hoàn toàn miễn phí, bạn chỉ mất 30 giây điền Form!📩

free bo tai lieu seo ecommerce 5

Xây dựng cấu trúc website là bước thiết lập hệ thống thể hiện nội dung của website. Một cấu trúc website được tinh chỉnh tối ưu nhất là khi nó phục vụ được cho nhu cầu của khách hàng và Google Bot.

Lợi ích của việc tối ưu cấu trúc website là người dùng và Bot Google đều dễ khám phá; hiểu rõ chủ đề, sản phẩm, nội dung chính trên website và mối liên hệ của các page. Từ đó, thúc đẩy quá trình ranking tốt hơn.

Thông thường, GTV sẽ ứng dụng mô hình cấu trúc website theo Silo. Dạng cấu trúc Silo sẽ chuyên sâu chia nội dung website thành các thư mục (category) riêng biệt. Những nhóm trong cấu trúc này được phân chia thứ bậc dựa trên Topic và Subtopic một cách ngăn nắp để lưu trữ những thông tin/nội dung mà mình đăng tải trên website. Trong đó nội dung nào liên quan sẽ được xếp chung nhóm với nhau.

Cấu trúc website được tối ưu hoàn thiện sẽ gồm các mục lớn sau:

  • Cấu trúc Breadcrumb
  • Cấu trúc URL
  • Cấu trúc phân tầng Silo ảo cho Danh mục sản phẩm và sản phẩm
  • Cấu trúc Navigation Bar

Ngoài ra, cách bố cục giao diện web cũng thể hiện được một phần cấu trúc website của bạn.

Bạn hãy tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về Xây dựng cấu trúc website: Cấu trúc Website: Định nghĩa, Phân loại và Cách tối ưu chuẩn SEO

Cấu trúc Website
Cấu trúc Website

Tối ưu các yếu tố UX/UI

Ở góc độ SEO, UX nói đến cảm xúc và thái độ của một người khi trải nghiệm website. UI (User Interface) – giao diện người dùng là các yếu tố về đường nét, màu sắc, bố cục của giao diện website.

UI và UX là 2 yếu tố cần thiết đóng vai trò không thể thiếu đối với thành công của nhau. Một website với điều hướng người dùng bất tiện, khó hiểu (UX kém) có thể ảnh hưởng đến cả trải nghiệm của người dùng dù thiết kế của cả trang website có đẹp đến máy. Đồng thời, cho dù website của bạn thân thiện với người dùng đến mức nào (UX tuyệt vời), mà thiết kế giao diện website kém hấp dẫn (UI kém) có thể khiến người dùng nhàm chán và tỉ lệ Returning Visitor (Người dùng quay lại) giảm nhiều.

Vì UX và UI bổ sung cho nhau nên việc tối ưu hóa cả hai yếu tố này là vô cùng quan trọng. Làm cho cả hai đều đúng là điều cần thiết để trang web của bạn chuyển đổi hiệu quả và thăng hạng trong SERP.

2 yếu tố quan trọng này cần tối ưu song song nhằm đảm bảo tạo sự dễ chịu và hứng thú cho khách thăm trang và doanh nghiệp đạt được mục tiêu dẫn dắt hành vi người dùng.

UX thường tập trung vào:

  • Luồng truy cập của người dùng
  • Hành trình của họ trên website
  • Cấu trúc website

Để đạt được mục đích trên, một số yếu tố onsite cần được kiểm tra và cải thiện là:

  • Tốc độ tải trang
  • Khoảng trắng (khoảng nghỉ mắt) giữa các phần nội dung
  • Sử dụng màu sắc và hình khối giúp nổi bật các yếu tố cần thu hút người nhìn

Tùy vào tình hình sau khi audit onsite, bạn có thể quyết định điều chỉnh một số yếu tố để cải thiện web hoặc thiết kế lại mới hoàn toàn các trang quan trọng trên website. Lúc này, hãy tham vấn đơn vị thiết kế web uy tín để có thông tin về chi phí và thời gian hoàn thiện các điều chỉnh để có kế hoạch dự trù hợp lý mà không gián đoạn kế hoạch marketing của bạn.

Tối ưu các yếu tố UX/UI
Tối ưu các yếu tố UX/UI

Create & Optimization

Giai đoạn Create and Optimization là khi bạn tạo dựng và phát triển những nội dung mới cho website. Giai đoạn này bạn sẽ tiến hành triển khai và đăng tải content mới, onpage và tối ưu bổ sung Web Entity.

Bước đầu tiên trong giai đoạn này là tạo dựng Content đảm bảo chất lượng và số lượng.

Bước 6: Tạo dựng & tối ưu Content

Ở bước này, bạn sẽ bắt đầu lên Content strategy (chiến lược phát triển nội dung) cho website. Tạo dựng & tối ưu Content là quá trình lập kế hoạch nội dung phù hợp với mục tiêu SEO và tiến hành triển khai theo kế hoạch đó.

Bước này giúp website đảm bảo có đủ các nội dung cần thiết để cạnh tranh ở mỗi thị trường nhất định. Ngoài ra, chiến lược phát triển nội dung hợp lý cũng giúp doanh nghiệp cân đối về chi phí và nguồn lực triển khai nhưng vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra.

Phương pháp lập Content Strategy

Có 2 phương pháp thường dùng khi lập chiến lược nội dung cho website:

  • Topic Cluster: Topic cluster (cụm chủ đề) là một nhóm các bài viết hoặc các trang được liên kết với nhau và tập trung vào một CHỦ ĐỀ nhất định, không phải tối ưu theo từng TỪ KHÓA.
  • Customer Journey: Nghiên cứu chủ đề theo Customer Journey là phương pháp tìm kiếm những chủ đề khách hàng quan tâm thông qua nhu cầu thực tế ở từng giai đoạn trên hành trình mua hàng của họ.

Chiến lược này thường gồm 4 phần: bài viết, thứ tự ưu tiên triển khai, thời gian hoàn thành, và chi phí nguồn lực cần thiết.

Sau khi đã có chiến lược tổng quan cho các từ khóa đã nghiên cứu và nhóm lại theo bước 2 và bước 3 ở trên, hãy phân nhỏ xuống thành kế hoạch content cho tháng và cho tuần và bắt tay triển khai bài viết chuẩn SEO cho website.

Bạn có thể tham khảo: Bài viết chuẩn SEO là gì? Hướng dẫn cách viết bài chuẩn SEO (2023)

Bước 7: Tối ưu SEO Onpage

SEO Onpage là công việc tối ưu hóa các yếu tố hiển thị ngay trên website, cụ thể tối ưu các yếu tố như URL, Title, Heading, Meta Description, Content và Internal Link với mục đích nâng cao thứ hạng trang web trên công cụ tìm kiếm.

Onpage là bước giúp bạn đảm bảo chất lượng tất cả các yếu tố xuất hiện trên giao diện của trang nội dung bạn đang thúc đẩy. Từ đó cải thiện trải nghiệm của người ở mỗi trang nội dung trong từng yếu tố nhỏ nhất.

Ở bước tối ưu này, bạn cần phân tích đối thủ đang ranking top của từng bài viết. Từ đó, bổ sung thêm các yếu tố onpage để tốt hơn đối thủ. Sau khi phân tích đối thủ, bạn có thể áp dụng checklist tối ưu Onpage và tối ưu cho bài viết. Một số công cụ thường dùng ở bước này là Rank Math, Yoast SEO hoặc SurferSEO. Đây là những công cụ hữu ích cho những ai mới bắt đầu với SEO Onpage. Tuy nhiên, công cụ cũng chỉ là những bộ máy được lập trình, không thể vượt trội so với kinh nghiệm của con người nên bạn đừng quá phụ thuộc và tin tưởng vào các gợi ý từ chúng.

Lưu ý hãy đảm bảo bài viết được tối ưu tốt nhất trước khi đăng tải bài viết để tránh gây ấn tượng lần đầu không tốt với Google. Đây là một điểm có thể ảnh hưởng đến Initial Ranking (thứ hạng xếp hạng bạn đầu khi đăng tải bài viết mới) của bạn về lâu dài.

Bạn có thể tham khảo bài viết sau đây nhé: SEO Onpage

Bước 8: Tối ưu Entity

Entity nghĩa là một thực thể đơn lẻ, duy nhất, có thể xác định rõ ràng và phân biệt được với những thực thể khác.

Tối ưu Entity (hay Entity Building) là việc hoàn thiện thông tin trên website về thực thể doanh nghiệp, con người (đội ngũ) và các sản phẩm/dịch vụ trong đó.

Entity Building giúp Google hiểu rõ về doanh nghiệp, đội ngũ và những giá trị bạn mang đến cho người dùng. Nhằm xây dựng thực thể cho website, hướng đến việc xác định với Google và các công cụ tìm kiếm rằng doanh nghiệp của bạn là một thực thể uy tín.

Những hạng mục chính cần làm khi tối ưu Entity bao gồm:

  • Tối ưu Entity trên website (Entity Onsite)
  • Tối ưu Entity ngoài website (Entity Offsite)

Entity Onsite

Trang thông tin doanh nghiệp

Thông tin cần đề cập trong trang thông tin doanh nghiệp (thường là trang About us) bao gồm thông tin, năng lực và sứ mệnh của doanh nghiệp. Việc thể hiện rõ ràng và chi tiết đội ngũ trong trang web tăng tính tin cậy, minh bạch và góp phần nâng cao uy tín website với Google.

Thêm vào đó, trang thông tin giới thiệu về đội ngũ cần tạo một trang riêng biệt về đội ngũ, trình bày rõ ràng từng thành viên với vị trí, kinh nghiệm và kỹ năng. Với các website thuộc ngành YMYL (Your Money Your Life) như y tế, giao dục, luật pháp thì trang về thành viên trong đội ngũ cần có bằng cấp, chứng nhận hoặc giải thưởng liên quan.

Trang chính sách cung cấp thông tin quan trọng về quy định và điều khoản khi sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm. Tùy vào lĩnh vực và mô hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà sẽ có những loại trang chính sách khác nhau. Tuy nhiên, mỗi trang chính sách cần được trình bày một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất.

Tạo dựng Schema Entity

Schema là ngôn ngữ được robots của Google sử dụng. Tạo dựng Schema Entity là việc sử dụng Schema để thể hiện thông tin doanh nghiệp đã nêu ở trên.

Khai báo chi tiết và chính xác về doanh nghiệp cho Google giúp tối ưu hóa hiển thị kết quả tìm kiếm. Dưới đây là 4 loại schema cần khai báo tương ứng với từng trang thông tin doanh nghiệp:

  • Schema Organization – Trang chủ và trang About us
  • Schema AboutPage – Trang About us
  • Schema Person – Trang đội ngũ
  • Schema Contact – Trang liên hệ
Schema Contact
Thông tin xuất hiện trên Header và Footer

Header và Footer là 2 vị trí luôn được nhìn thấy dù bạn truy cập vào trang nội dung nào trên website. Thông tin tại vị trí này giúp Google và người dùng dễ dàng xác định và thuận tiện truy cập được những nội dung quan trọng nhất của website. Chính vì vậy, việc đảm bảo thông tin xuất hiện tại vị trí này là vô cùng quan trọng.

Những thông tin xuất hiện tại đây thường bao gồm:

  • Thanh navigation bar (menu) link về: Trang giới thiệu, trang dịch vụ/sản phẩm chính, trang tin tức, trang liên hệ
  • Header thể hiện: Tên thương hiệu, slogan, địa chỉ, số điện thoại, thanh tìm kiếm, giỏ hàng.
  • Footer thể hiện: Tên và logo thương hiệu, thông tin pháp lý (mã số thuế, người đại diện pháp luật, đăng ký bộ công thương,…), chi nhánh/showroom, giờ hoạt động, các trang chính sách.

Ngoài 3 mục được nêu ở trên, tối ưu entity còn bao gồm nhiều hạng mục chi tiết khác giúp đảm bảo tổng thể website là một thể thống nhất về mặt thông tin.

Promotion

Promotion là giai đoạn triển khai các hạng mục làm tăng “sức mạnh” cho website để cạnh tranh ở những thị trường khó. Điều này đồng nghĩa với việc không phải ngành hàng/dịch vụ nào cũng cần đến bước này. Ở các thị trường trung bình – dễ, khi làm chuẩn chỉnh các bước trên, bạn đã nắm khá chắc phần top trong tay.

Trong giai đoạn này, những công việc sẽ liên quan đến offsite và một trong những bước nâng cao trong các hạng mục SEO – Link Building.

Bước 9: Triển khai Link Building

Link Building là quá trình xây dựng backlink chất lượng trỏ về web. Backlink là một liên kết được tạo ra khi một trang web liên kết với một trang web khác, chúng còn được gọi là “Inbound Links” hay “Incoming Links”. Backlink đóng vai trò như 1 phiếu bầu cử cho website của bạn ranking tốt hơn (nghĩa là bạn đã phải làm tốt rồi, thì mới tốt hơn được).

Tương tự các bước ở trên, bạn cần research thị trường xem các đối thủ đang đi theo Link Building như thế nào, từ đó lọc ra được các link nên bổ sung. Có nhiều loại backlink như social, guest post, báo pr, PBN,… và tùy vào tình trạng của web mà nên sử dụng dạng nào. Thêm vào đó, cần đánh giá chất lượng backlink trước khi triển khai chứ không triển khai giống hệt các đối thủ. Một số tiêu chí đánh giá backlink quan trọng:

  • Sự liên quan
  • Sự đa dạng referring domain
  • Domain và URL cho link cần có traffic
  • Tránh footprint

Ngoài ra, bạn cần có lịch định kỳ để kiểm tra tình trạng của các backlink đã triển khai. Một số trường hợp, backlink có thể bị gỡ hoặc URL cho link bị lỗi dẫn đến mất backlink. Một trường hợp khác có thể là khi bạn được đối thủ “yêu mến” và tặng cho một loạt backlink bẩn. Khi này, hãy tìm hiểu đến Backlink Disavow để xử lý chúng.

Nếu bạn vẫn chưa rõ về khái niệm backlink cũng như cách triển khai Link Building chi tiết, hãy tham khảo qua bài viết sau đây nhé Backlink là gì? 11 Tiêu chí chọn backlink chất lượng nhất 2023

#5 Evaluate

Evaluate là thời gian dành cho việc đánh giá và xem xét độ hiệu quả các hạng mục triển khai sau mỗi cột mốc của dự án. Việc đánh giá này được áp dụng cho tất cả các hạng mục, đặc biệt là các công việc bạn đã đầu tư nhiều nguồn lực triển khai.

Thông thường GTV định kỳ đánh giá dự án sau mỗi 3 tháng/lần. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tổ chức công tác đánh giá này thường xuyên hơn, tùy thuộc vào hạng mục SEO đó yêu cầu thời gian bao lâu để có hiệu quả.

Evaluate là giai đoạn quan trọng dù bạn đang “solo” hay làm việc cùng đội nhóm. Giai đoạn này giúp bạn nhìn nhận lại kết quả và phương cách triển khai sau 1 quá trình để đúc kết, rút kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo.

Bước 10: Review – Audit & Lên phương án cải thiện (Định kỳ hàng quý)

Mỗi quý, bên phía mình thường review các dự án đang triển khai để tìm ra điểm đã làm tốt và điểm cần cải thiện. Bạn có thể triển khai theo trình tự như sau:

  1. Tiến hành review: bạn nên bắt đầu từ khoảng cách giữa kết quả hiện tại so với mục tiêu đã đặt ra. Với khoảng cách này, bạn cần xem xét lại trong quãng thời gian tính từ lần review gần nhất, các hạng mục đã triển khai là gì. Sau đó, xét thời gian triển khai, thời điểm Google nhận diện sự điều chỉnh và thời điểm bắt đầu có hiệu quả để tìm ra hạng mục đã mang lại ảnh hưởng tích cực/tiêu cực.
  2. Audit tổng dự án: bạn hãy triển khai audit lại dự án tương tự như ở bước 5 phía trên. Sau đó, tổng hợp được các vấn đề hiện có hoặc có thể phát sinh trong tương lai.
  3. Lên phương án: Từ thông tin về độ ảnh hưởng của từng hạng mục khi quan sát dữ liệu, cũng như vấn đề từ việc audit dự án, bạn xác định độ ưu tiên các công việc cần làm. Cuối cùng lên một bản kế hoạch thể hiện phương án cải thiện tình hình dự án.

Việc đánh giá dự án không chỉ bao gồm các hạng mục SEO mà còn cần kiểm tra về định hướng, công tác phân bổ, điều phối nhân sự triển khai và phối hợp giữa các bên liên quan. Một dự án SEO thành công là sự nỗ lực cả về chuyên môn cũng như kỹ năng quản lý dự án. Vì vậy, nếu bạn đang triển khai dự án cùng đội nhóm, hãy tổ chức review với những người đồng đội của mình ngay nhé.

Mẫu quy trình SEO Website hiệu quả là gì?

Những lưu ý để ứng dụng quy trình SEO hiệu quả?

  • Linh hoạt điều chỉnh quy trình SEO: Với mỗi công ty, tùy thuộc vào tình trạng của dự án/website, mục tiêu hay kinh nghiệm của người quản lý mà cách triển khai quy trình có thể khác nhau.
  • Thấu hiểu điểm mạnh/yếu của đồng đội triển khai dự án: Tùy vào tư duy của mỗi người nên sẽ có những mảng mạnh yếu khác nhau Vậy nên người quản lý dự án phải thấu hiểu để có thể phân bổ sắp xếp công việc phù hợp cho từng đồng đội.
  • Tập trung tối ưu cho người dùng là điều cốt lõi: Bạn phải hiểu mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp là chuyển đổi và khách hàng, không chỉ là mục tiêu Top và Traffic.

Tóm lại, quy trình SEO là quy trình mà trong đó các hạng mục SEO được triển khai theo một quy chuẩn, theo thứ tự lần lượt hoặc đồng thời nhằm mang lại hiệu quả đạt được mục tiêu chiến dịch SEO.

Việc áp dụng được quy trình SEO chuẩn giúp website đạt thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bạn cũng dễ quản lý chất lượng, tiến độ của từng hạng mục triển khai nhờ vào việc nắm rõ thứ tự và tiêu chuẩn công việc cần được đáp ứng.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được tổng quan các hạng mục SEO và trình tự triển khai ra sao. Từ đây, bạn có thể tham khảo để áp dụng vào trang web của mình một cách hiệu quả. Theo dõi website của GTV SEO để cập nhật thêm nhiều quy trình hữu ích nữa nhé!

[kkstarratings]
Vincent Do

Đỗ Anh Việt (Vincent Do), là một chuyên gia SEO với 10 năm kinh nghiệm, chuyên sâu về Topical authority, semantic web và Content Marketing. Không dừng tại SEO Website, Việt còn nghiên cứu về tỉ lệ chuyển đổi trên website, email marketing và Inbound Marketing.

Với đam mê chia sẻ SEO, Việt cũng có kênh youtube 40.000+ subscriber, lẫn group cộng đồng SEO 70.000+ người hiện tại. Việt đang là một trong những KOL trong ngành SEO tại Việt Nam.

Ngoài là CEO tại GTV SEO, Việt còn đam mê về lĩnh vực AI, ứng dụng AI trong marketing mang lại sự tối ưu về thời gian và hiệu quả cho doanh nghiệp nói chung.

Bài viết cùng chủ đề