Entity (thực thể) – đây là một thuật ngữ rất hay được đề cập trong SEO. Entity là một giải pháp giúp bộ máy thuật toán Google có thể đọc, hiểu và giải thích các mối quan hệ xoay quanh thực thể này.
Chính vì thế, Entity Building luôn được xem là một trong những hạng mục công việc quan trọng giúp cải thiện thứ hạng của website bạn trang kết quả tìm kiếm. Google luôn thu thập hàng tỷ dữ liệu về các thực thể trong thế giới thực (miền dữ liệu) và tạo ra mô phỏng bằng sơ đồ tri thức (gọi là Google Knowledge Graph).
Từ một truy vấn của người dùng, Google sẽ xác định thực thể được đề cập và truy xuất thông tin từ miền dữ liệu liên quan đến thực thể đó để hiển thị ra trang kết quả tìm kiếm. Nếu người dùng tìm kiếm tên thương hiệu, doanh nghiệp của bạn, Google sẽ truy xuất ra những thông tin trên kết quả tìm kiếm là website, các kênh mạng xã hội, các trang đăng ký thông tin doanh nghiệp, Google My Business hay Google Maps. Điều này cũng được coi là một phần kết quả của việc bạn triển khai Web Entity (được hiểu là các Entity trên website).
Hiểu rõ được sự quan trọng của Entity và Entity Building, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết về Entity và checklist công việc triển khai Entity Building hiệu quả giúp website bạn phát triển một cách bền vững.
1. Entity là gì?
Entity nghĩa là một thực thể đơn lẻ, duy nhất, có thể xác định rõ ràng và phân biệt được với những thực thể khác. Điều này đã được Google đề cập chính thức với nguyên văn như sau:
“An Entity is a thing or concept that is singular, unique, well-defined, and distinguishable.”
Tài liệu: https://patents.google.com/patent/US20160371385A1/en
Thực thể ở đây được hiểu như: một cá nhân, một tổ chức, một địa danh hoặc một sự vật, sự việc. Bên cạnh đó, thực thể không nhất thiết phải ở dạng vật chất hữu hình, nó cũng có thể là vô hình như một ý tưởng, một giả định hay một phương pháp tư duy.
Entity không chỉ là một từ hay cụm từ. Entity khác với keyword. Keyword ở đây là một tập hợp các chữ cái cụ thể cho một ngôn ngữ. Còn Entity là khía cạnh ngữ nghĩa (chủ thể) được biểu hiện qua từ ngữ, nó tách biệt và không phụ thuộc vào sự khác nhau về ngôn ngữ giữa các nước.
Ví dụ:
“Quả táo” – Là một từ chỉ quả táo – một loại trái cây trong tiếng Việt
“Apple” – Là một từ ngữ chỉ quả táo trong tiếng Anh
Dù khác nhau về ngôn ngữ, nhưng 2 từ này đều ám chỉ đến một Entity là quả táo. Điều này bạn có thể dễ hiểu như: Entity không đơn thuần là từ ngữ mà nó là thứ mà từ khóa đó đề cập. Tuy nhiên, có một thực thể mà từ khoá “Apple” này cũng hướng đến đó chính là Tập đoàn Apple. Để dễ hình dung, bạn cứ thử nhập từ khoá “Apple” này lên thanh công cụ tìm kiếm và xem kết quả trả về thử xem.
1.1 Vai trò Entity trong Search là gì?
Entity là một phương pháp giúp Search Engine của Google hiểu được ý định của người dùng, đây là một nguồn bổ sung giúp xác định câu trả lời cho một truy vấn tìm kiếm. Tối ưu Entity giúp Google nhận ra các thực thể được đề cập trong nội dung trên website.
Dưới đây là 3 vai trò của Entity đối với Search Engine:
- Entity là đơn vị cơ bản để phân loại và sắp xếp thông tin: Google có thể phân loại, tổ chức và xếp hạng thông tin trên Internet. Với việc xác định và phân loại các thực thể, công cụ tìm kiếm có thể tạo ra một hiểu biết sâu sắc và chi tiết về nội dung, cho phép chúng xếp hạng và hiển thị kết quả tìm kiếm một cách chính xác và có cơ sở từ các yếu tố xếp hạng rõ ràng.
- Entity giúp Google cải thiện hiểu biết về ngữ cảnh: Tối ưu Entity không chỉ giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung cụ thể mà còn cung cấp thông tin về ngữ cảnh và mối quan hệ giữa các đối tượng khác nhau. Khi một thực thể được xác định và hiểu biết trong một ngữ cảnh cụ thể, Google có thể cung cấp kết quả tìm kiếm chính xác hơn, dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về ý nghĩa và mối quan hệ ngữ nghĩa.
- Google hiểu về thực thể và tạo liên kết, các mối quan hệ xung quanh thực thể thông qua linkless: Google không chỉ dựa vào liên kết để xác định mối quan hệ giữa các thực thể, mà còn sử dụng các linkless mention (có thể hiểu là đề cập không liên kết), đó là những lần đề cập đến một thực thể mà không cần link. Điều này giúp Google tạo ra một bức tranh toàn diện về mối quan hệ và liên kết giữa các thực thể, ngay cả khi không có liên kết trực tiếp làm cho kết quả tìm kiếm trở nên chính xác và đáng tin cậy hơn.
1.2 Tại sao Entity quan trọng trong SEO?
Entity thực sự quan trọng trong SEO đối với website của bạn, cụ thể:
- Về mặt thương hiệu: Tối ưu Entity giúp website của bạn được định danh nhằm xây dựng thực thể cho website; xác thực cho Google biết doanh nghiệp mình là 1 thực thể uy tín. Từ đó Google sẽ đánh giá trang web của bạn uy tín và tăng điểm trustrank cho trang web của bạn và giúp bạn quảng bá website đến nhiều người có cùng quan tâm đến lĩnh vực mà bạn đã khai báo Entity.
- Về mặt con người: Entity giúp làm rõ một website là của ai? Ai là người viết bài? Họ có phải là người có chuyên môn sâu trong lĩnh vực này hay không? Qua đó tạo được điểm nhấn với các website khác trong cùng lĩnh vực và giúp người dùng tin tưởng vào doanh nghiệp của bạn hơn.
- Về mặt ngữ nghĩa: Entity và topic xoay quanh nó cho phép Google hiểu website của bạn không chỉ dựa trên từ khóa, mà còn dựa trên ngữ nghĩa và ý nghĩa của nội dung. Google sử dụng thông tin ngữ nghĩa này để xác định mối quan hệ và liên kết giữa các thông tin, giúp cải thiện khả năng hiển thị và xếp hạng website của bạn trong kết quả tìm kiếm. Khi Google có khả năng hiểu website của bạn một cách chính xác và sâu sắc hơn, trang web của bạn có cơ hội cao hơn để xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm liên quan và đạt được vị trí cao hơn.
1.3 Entity Building là gì?
Entity building là việc xây dựng mức độ nhận biết về một hay nhiều thực thể có liên quan đối với người dùng và Google trên môi trường internet. Điều này giúp cho Google hiểu được một cách dễ dàng về thực thể chính và những thực thể liên quan mà bạn đang muốn nhắc đến trong bài viết và trong toàn bộ website của bạn.
Entity Building luôn được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm. Phương pháp Entity Building tập trung chính vào việc tối ưu Entity thay vì nhồi nhét từ khóa như trường phái SEO đã lỗi thời.
Google luôn hướng đến việc cải thiện trang kết quả tìm kiếm. Bot Google là do con người tạo ra, nên nó luôn được cải tiến để có thể phân tích và kết nối dữ liệu giống với con người hết sức có thể. Cụ thể, bot Google luôn được cải tiến để: xem xét nhiều yếu tố như ngữ cảnh, ý định của người dùng và mối quan hệ giữa các từ khóa (các chủ thể đề cập trong từng câu chữ). Điều này tạo nên một phương pháp SEO hiện đại hơn với tên gọi Entity Building
Để xây dựng hệ thống Entity Building, bạn cần chú ý đến 8 yếu tố quan trọng sau:
- Business Entity: thực thể là doanh nghiệp kinh doanh của bạn
- Personal Entity: thực thể là đội nhóm, những người có liên quan trong doanh nghiệp được đề cập trên website, ví dụ như nhà sáng lập, CEO, đội ngũ nhân sự, tác giả bài viết.
- Central Entity & Attribute: thực thể chính của tuyến nội dung và những thuộc tính đi kèm của nó.
- Entity Network: mạng lưới mối quan hệ của các thực thể bạn triển khai
- Semantic content: được hiểu là các nội dung bổ nghĩa cho nhau
- Links Entity: việc kết nối các thực thể với nhau thông qua liên kết
- Schema Markup: xây dựng dữ liệu có cấu trúc
- Broadcast social network: lan tỏa nội dung trên các trang mạng xã hội
Chi tiết về các yếu tố này sẽ được đề cập rõ ràng hơn trong phần Các bước triển khai và tối ưu Entity Building bên dưới. Dưới đây là 3 minh chứng rõ ràng về kết quả của việc thực hiện tối ưu Entity Building mà đội ngũ GTV đã áp dụng thành công:
Case Study Website GTV SEO
Cuối tháng 1/2018 website GTV SEO không may nhận hình phạt tác vụ thủ công toàn phần từ Google. Hậu quả kéo theo là toàn bộ traffic giảm sút đến tận đáy khiến anh em kĩ thuật ngày đêm lo lắng, “ăn ngủ” cùng Google.
Cũng trong thời gian đó GTV SEO áp dụng các kĩ thuật Entity Building với hy vọng gỡ bỏ hình phạt nhanh chóng, hiệu quả hơn. Quả đúng như mong đợi: Trong vòng 1 tháng, website đã có sự trở lại vượt bật traffic tăng vọt đáng kể, thậm chí còn cao hơn thời điểm trước khi bị phạt.
Case Study Website thị trường máy tính (laptop)
GTV nhận SEO website này vào khoảng thời gian tháng 3/2017, sau đó không lâu cũng đã tiến hành nghiệm thu thành quả. Khi đó, chúng tôi áp dụng kĩ thuật Entity Building vào dự án này và kết quả là traffic vẫn tiếp tục tăng trưởng đều đặn đến tận cuối 2021.
Hiện tại, lượng traffic đã tăng gấp 3 lần so với cam kết KPI ban đầu, thứ hạng các từ khoá chính trụ vững top 1 Google, đồng thời hàng loạt các từ khóa phụ cũng lên top cùng lúc.
Case Study Website lĩnh vực cầm đồ
Dự án website này được GTV bắt đầu triển khai vào giai đoạn đầu năm 2022. Sau khoảng 6 tháng triển khai và có áp dụng Entity Building thì kết quả organic search tăng 400% từ 12000 lên 45000 traffic/tháng. Hiện tại dự án đã nghiệm thu kết quả từ cuối năm 2022
2. Google xếp hạng Entity dựa trên các yếu tố gì?
Năm 2015 Google đã công bố xếp hạng kết quả tìm kiếm dựa trên số liệu Entity, đây là bằng sáng chế đầu tiên về Entity. Trong phần này mình sẽ chỉ đề cập đến những điều quan trọng và liên quan tới kết quả xếp hạng.
Relatedness (Sự liên quan): Google có thể hiểu về một thực thể thông qua mạng lưới những thực thể có liên quan đến thực thể đó và còn có thể hiểu thông qua những thuộc tính của thực thể (Attribute).
Ví dụ: “Obama” và “Hoa Kỳ” sẽ có sự liên quan với nhau thông qua sự việc ông từng làm Tổng thống của Hoa Kỳ.
Contribution (Sự đóng góp): Yếu tố đóng góp được xác định bởi các tín hiệu từ hoạt động của thực thể đó trên môi trường internet – Cơ bản đây có thể là thước đo một thực thể.
Ví dụ: Vincent Do là một người hoạt động khá tích cực thông qua việc chia sẻ kiến thức về SEO thông qua các kênh như:
- Website doanh nghiệp: GTVSEO
- Kênh Youtube chính thức: Vincent Do
- Trang facebook cá nhân
- Hoạt động đăng bài và tương tác trong group Cộng đồng SEO
Famous (Mức độ nổi tiếng): Google dựa vào các yếu tố như liên kết, bài đánh giá, lượt đề cập và mức độ liên quan để xác định mức độ đáng chú ý của một Entity. Nếu Entity của bạn càng có giá trị, thì giá trị của các đối thủ mà bạn đang cạnh tranh sẽ càng thấp. Từ đó Google sẽ đánh giá độ nổi tiếng của bạn càng cao.
Ví dụ: Hiểu đơn giản nếu bạn đang có 1 website về lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp, mà bạn được website của Vinmec đề cập hoặc thậm chí link qua website bạn bằng 1 bài viết ở ngữ cảnh tích cực (gần giống với việc PR) và cộng với việc bài viết đó được share phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội. Những điều trên cộng hưởng tại giúp website bạn càng có giá trị hơn trong mắt của Google.
Prizes (Những giải thưởng): Số liệu chính xác về các giải thưởng liên quan đến thực thể – Một thước đo về các giải thưởng liên quan mà một thực thể đã nhận được.
Sau đó, Google thực hiện quy trình theo thứ tự này:
- Xác định mức độ liên quan của các Entity khác và gán cho một giá trị cụ thể
- Xác định sự chú ý với người dùng của các Entity và cho gán giá trị cho mỗi Entity
- Số liệu đóng góp của các Entity và cho một giá trị cụ thể
- Các giải thưởng bất kỳ được trao cho đơn vị
- Các trọng số dựa trên loại truy vấn
- Sau đó là tạo ra một dữ liệu trên SERP
Ví dụ: Barack Obama đạt được giải thưởng tiêu biểu như: Giải Nobel Hòa bình. Giải thưởng này khá nổi tiếng nên đã góp phần củng cố cho mạng lưới thực thể xoay quanh “Barack Obama” để giúp Google dễ hiểu và nhận diện hơn.
Kết quả sau xác thực Entity Building, Google sẽ cung cấp thông tin trên SERP.
Ví dụ như: Tìm kiếm Obama
Phía GTV đã áp dụng kỹ thuật Entity Building trong nhiều dự án của mình. Sau đó nhận ra nó mang lại hiệu quả vô cùng lớn cho quá trình SEO. Vậy thực sự các bước triển khai Entity Building như thế nào? Cùng mình tìm hiểu ngay trong phần tiếp theo.
3. Phương pháp Entity Building bao gồm những hạng mục công việc gì?
3.1 Tối ưu Entity trên Website (Entity Onsite)
3.1.1 Đội ngũ doanh nghiệp
Đội ngũ là linh hồn của doanh nghiệp, giúp người dùng và Google hiểu rõ về năng lực và sứ mệnh của doanh nghiệp. Việc thể hiện rõ ràng và chi tiết đội ngũ trong trang web tăng tính tin cậy và minh bạch, góp phần nâng cao vị thế của website trong mắt Google.
Ở hạng mục này, website bạn cần tạo một trang riêng biệt về đội ngũ, trình bày rõ ràng từng thành viên với vị trí, kinh nghiệm và kỹ năng. Đảm bảo rằng mỗi thành viên đều có hình ảnh chân dung chất lượng cao và mô tả chi tiết.
Bạn có thể xem qua trang giới thiệu về đội ngũ nhân sự GTV SEO
3.1.2 Trang giới thiệu về doanh nghiệp
Trang giới thiệu là nơi truyền đạt thông điệp và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Google và người dùng cần biết doanh nghiệp đó là ai và làm gì để có thể tin tưởng và lựa chọn dịch vụ hoặc sản phẩm. Trang giới thiệu phải rõ ràng, chứa đầy đủ thông tin như lịch sử, sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
3.1.2.1 4 Section quan trọng
Trang giới thiệu tối thiểu cần có và đảm bảo đầy đủ thông tin cho các section sau:
Section Giới thiệu doanh nghiệp đề cập tổng quan về doanh nghiệp, các thông tin cần có như: giải pháp/sản phẩm doanh nghiệp cung cấp, doanh nghiệp giúp gì cho khách hàng, sơ lược về thành quả đạt được, tầm nhìn doanh nghiệp. Có thể xem qua ví dụ như hình dưới đây.
Section Sản phẩm/dịch vụ chính liệt kê các sản phẩm/dịch vụ chính mà doanh nghiệp cung cấp, đồng thời kèm mô tả tổng quan về từng hạng mục sản phẩm/dịch vụ. Tham khảo như hình bên dưới.
Section đội ngũ nhân sự bao gồm những nhân sự quan trọng như: nhà sáng lập, ban điều hành, CEO. Section này cần có hình ảnh chân dung từng cá nhân, ảnh phải rõ nét và phải là người thật. Phần này có thể kết hợp Internal Link để dẫn đến những trang giới thiệu chi tiết cho từng bộ phận, từng cá nhân. Tham khảo hình bên dưới.
Section giá trị doanh nghiệp có thể là: Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi hoặc triết lý kinh doanh của doanh nghiệp hướng đến. Phần này cần trình bày xúc tích, rõ ràng và được thống nhất chung một format cho các ý để tối ưu trải nghiệm người dùng. Tham khảo section trong ảnh bên dưới.
3.1.2.2 Một số Section bạn có thể cập nhật thêm
Bên cạnh những phần cơ bản của một trang giới thiệu doanh nghiệp cần phải có như trên, tham khảo những phần bạn có thể bổ sung thêm như:
- Hồ sơ năng lực (phù hợp với một số loại hình doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm B2B hoặc kinh doanh dịch vụ)
- Văn hóa doanh nghiệp
- Khách hàng tiêu biểu hay thậm chí là cảm nhận khách hàng
- Những thành tựu đạt được
Bạn có thể tham khảo rõ hơn thông qua liên kết: https://gtvseo.com/gioi-thieu/
3.1.3 Trang chính sách của doanh nghiệp
Trang chính sách cung cấp thông tin quan trọng về quy định và điều khoản khi sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm. Việc cung cấp đầy đủ những chính sách dành cho khách hàng là một việc thể hiện sự uy tín và quan tâm của doanh nghiệp đến khách hàng của mình. Google cũng ưu tiên những trang web có chính sách rõ ràng, giúp tăng cường tính minh bạch và tin cậy từ phía người dùng.
Tùy vào lĩnh vực và mô hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà sẽ có những loại trang chính sách khác nhau. Tuy nhiên, mỗi trang chính sách cần được trình bày một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất.
Ví dụ như Công ty GTV SEO cung cấp dịch vụ SEO cho các doanh nghiệp (B2B) thì có các trang như sau:
- Điều khoản dịch vụ: https://gtvseo.com/dieu-khoan-dich-vu/
- Chính sách bảo mật thông tin khách hàng: https://gtvseo.com/chinh-sach-bao-mat-thong-tin-khach-hang/
Bên cạnh đó, nếu bạn có một website kinh doanh sản phẩm dạng e-commerce (thương mại điện tử) thì một số trang chính sách mà bạn cần có như sau:
- Hướng dẫn mua hàng
- Quy định đổi trả hàng
- Chính sách bảo hành
- Chính sách vận chuyển & giao hàng
- Phương thức thanh toán
3.1.4 Khai báo Schema cho các Entity của doanh nghiệp
Schema là một công cụ mạnh mẽ giúp cung cấp thông tin chi tiết và chính xác về doanh nghiệp cho Google, từ đó tối ưu hóa hiển thị kết quả tìm kiếm. Việc triển khai Schema cần tuân theo các nguyên tắc và chuẩn xác định để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả. Dưới đây là 4 loại schema cần khai báo:
- Schema Person
- Schema LocalBusiness
- Schema Organization
- Schema About Page
Dưới đây là ví dụ minh họa về khai báo schema cho website
3.1.5 Đăng ký DMCA
DMCA (Digital Millennium Copyright Act) là luật bảo vệ bản quyền tác giả. Giúp bảo vệ nội dung và thông tin sở hữu trí tuệ trên website, là một việc quan trọng để tăng tính an toàn và tin cậy. Để đăng ký DMCA, bạn cần thực hiện các bước theo thứ tự như sau:
Bước 1: Truy cập trang web chính thức của DMCA thông qua địa chỉ https://www.dmca.com/, sau đó bấm “Signup” để đăng ký
Bước 2: Chọn lý do đăng ký DMCA
Bước 3: Điền thông tin đăng ký
Bước 4: Dán đoạn code của DMCA vào website
Sau khi bạn thực hiện các bước trên, thì footer website của bạn sẽ hiển thị huy hiệu như hình bên dưới:
3.1.5 Bố cục trình bày Footer
Footer là phần cuối của trang web, nơi chứa các liên kết và thông tin quan trọng như liên hệ, chính sách, và sitemap. Một Footer rõ ràng và chứa đầy đủ thông tin giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin và là yếu tố quan trọng để tối ưu SEO. Một số thông tin tối thiểu cần có ở footer như:
- Logo và tên công ty
- Thông tin đăng ký kinh doanh
- Thông tin liên hệ
- Nền tảng xã hội mà doanh nghiệp hoạt động
- Địa chỉ
- Đăng ký Bộ Công thương
- Huy hiệu DMCA
Ngoài ra, một số phần bạn có thể cân nhắc để vào footer như:
- Google Map (mã nhúng)
- Link đến các trang dịch vụ chủ đạo
- Link đến các trang danh mục quan trọng
- Thông tin chính sách hỗ trợ khách hàng
Bạn có thể tham khảo bố cục footer website của bên phía GTV như sau:
Footer nên có bố cục khoa học, chia thành các khu vực logic, với font rõ ràng và dễ đọc, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc thiết kế web để tạo sự thuận tiện và thân thiện với người dùng.
3.2 Tối ưu Entity ngoài Website (Entity Offsite)
3.2.1 Tạo tài khoản hồ sơ doanh nghiệp trên các Social phổ biến (Social Entity)
Tài khoản social media là cửa sổ mở ra thế giới online, giúp doanh nghiệp tạo mối liên kết và giao tiếp với khách hàng. Google sử dụng thông tin từ các trang social để đánh giá uy tín và tính tương tác của doanh nghiệp.
Để triển khai, bạn cần làm theo các bước sau đây:
Bước 1: Dựa vào 2 chỉ số chính là DA và PA để tìm kiếm và tổng hợp các trang social có tỷ lệ index cao.
Bước 2: Bạn cần thiết lập một bảng thông tin bao gồm các nội dung chính sau đây:
- Full name: Tên thương hiệu (ví dụ tên thương hiệu của chúng tôi là: GTV SEO Academy)
- First name: Tên bắt đầu của thương hiệu (GTV SEO)
- Last name: Tên kết thúc của một thương hiệu (GTV SEO)
- Bio: Mô tả chủ đề của một thương hiệu nhất định (GTV SEO – Top #1 SEO & Inbound Marketing Agency uy tín nhất tại Việt Nam thúc đẩy lượng truy cập và tăng trưởng doanh thu cho hơn 100+ doanh nghiệp. Tại GTV SEO, thành công của bạn là những gì mà chúng tôi hướng đến.)
- Username: Ví dụ như gtvseo
- Phone: sử dụng số điện thoại mà bạn đã khai báo trên Google Maps cho website của mình.
- Address: Cũng đồng bộ hóa với thông tin mà bạn đã khai báo trên Google Maps.
- Giới tính:
- Ngày sinh:
- Website: tên miền của website bạn
- Email: Email doanh nghiệp
- Logo: Logo hình ảnh thương hiệu có kích thước chung là 500×500 (đầy đủ các file ảnh bao gồm jpg, png, pdf vì có mỗi social lại yêu cầu một định dạng ảnh không giống nhau)
- Background: Hình ảnh có kích thước 1200×800, định dạng jpg.
- Tags: Dựa vào tên thương hiệu của bạn hoặc từ khóa chính phục vụ cho website thì bạn liệt kê ra khoảng 5 – 10 thẻ tag
Bước 3: Tiến hành tạo tài khoản và hoàn thiện hồ sơ với thông tin chính xác và chi tiết như trên
Bước 4: Sau khi bạn đã hoàn thành bộ social, bạn có thể sử dụng tool để index hoặc thông qua các dịch vụ hỗ trợ index như Lar.vn hay Sinbyte
Dưới đây là hình ảnh các social mà GTVSEO có triển khai sau khi đã được index:
3.2.2 Sử dụng các nền tảng của Google (Google Entity)
Nền tảng của Google như My Business và Google Stack là công cụ mạnh mẽ để tối ưu hóa hồ sơ doanh nghiệp và tăng vị thế trên kết quả tìm kiếm.
Google My Business
Google My Business giúp doanh nghiệp hiển thị trên Google Maps và kết quả tìm kiếm địa phương. Tối ưu Google My Business hay Google Maps, là cách giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm địa chỉ doanh nghiệp của bạn. Càng có nhiều người tìm kiếm và click vào Google Map của bạn thì thứ hạng từ khoá sẽ tăng cao hơn. Cụ thể như hình dưới đây:
Dưới đây là các bước xây dựng Google My Business mà bạn cần tham khảo để làm theo:
Bước 1: Đăng ký tài khoản Google Doanh nghiệp, bạn truy cập vào trang https://www.google.com/business/
Bước 2: Nhấp chuột vào mục “Quản lý ngay”
Bước 3: Nhập tên doanh nghiệp của bạn, lưu ý tên doanh nghiệp này phải trùng với tên website của bạn.
Tiến hành điền đầy đủ các trường thông tin mà Google yêu cầu bao gồm tên doanh nghiệp, địa chỉ, mã bưu chính, số điện thoại, website…để hoàn tất.
Google Stack
Google Stack là phương pháp kết nối các tài sản của Google lại với nhau để tối ưu hóa việc Google thu thập dữ liệu Entity về doanh nghiệp của bạn. Những thứ quan trọng cần kết nối như: Website, Google My Maps, Google My Business
Bên cạnh đó, một số tài sản mà bạn cũng cần tối ưu như:
- Google site view
- Google Docs
- Google Sheets
3.2.3 Tối ưu hồ sơ doanh nghiệp trên các trang tuyển dụng
Trang tuyển dụng là nơi giới thiệu và tìm kiếm nhân sự, giúp doanh nghiệp tăng uy tín và hiển thị thông tin tới công chúng. Google sử dụng thông tin từ các trang này để đánh giá về tính chuyên nghiệp và uy tín của doanh nghiệp.
Để tối ưu, tương tự như hạng mục tạo tài khoản Social ở trên, bạn cũng cần làm qua các bước về cơ bản sẽ như sau:
Bước 1: Liệt kê danh sách các trang tuyển dụng bạn cần tạo hồ sơ doanh nghiệp và tối ưu
Bước 2: Chuẩn bị thông tin doanh nghiệp (*)
Bước 3: Điền form đăng ký và chờ xác nhận
Bước 4: Duy trì hoạt động thường xuyên để cập nhật thông tin mới nhất
(*) Lưu ý: Nhớ kiểm tra các trang web tuyển dụng cụ thể mà bạn muốn đăng ký để xem hướng dẫn và yêu cầu cụ thể của họ, bởi vì các trang web này có thể yêu cầu các thông tin khác nhau. Đối với một số trang tuyển dụng, bạn có thể cần cung cấp các giấy tờ pháp lý để xác minh danh tính và độ tin cậy của doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, về cơ bản sẽ bao gồm:
- Thông tin doanh nghiệp:
- Tên công ty và logo (nếu có).
- Địa chỉ trụ sở chính của công ty.
- Mô tả ngắn về công ty và lĩnh vực hoạt động chính.
- Số điện thoại liên hệ và địa chỉ email chính thức của công ty.
- Thông tin liên hệ:
- Tên người liên hệ hoặc bộ phận liên hệ.
- Địa chỉ email liên hệ và số điện thoại liên hệ.
- Thông tin tài khoản:
- Địa chỉ email và mật khẩu để đăng nhập vào tài khoản công ty trên trang web tuyển dụng.
- Thông tin thanh toán (nếu có) để đăng ký gói dịch vụ trả phí (ví dụ: việc đăng tin tuyển dụng nổi bật).
- Thông tin về việc làm:
- Vị trí công việc cần tuyển dụng.
- Mô tả công việc, yêu cầu và quyền lợi cho ứng viên.
- Lương và các khoản phúc lợi (nếu muốn công khai).
- Thông tin về trải nghiệm người dùng:
- Hình ảnh hoặc video quảng cáo công ty (nếu có).
- Thông tin về trang web hoặc trang trực thuộc của công ty.
3.2.4 Tối ưu hồ sơ trên trang vàng doanh nghiệp
Trang vàng doanh nghiệp là một nguồn thông tin quan trọng, giúp khách hàng tìm kiếm và liên hệ với doanh nghiệp. Google sử dụng thông tin từ trang vàng để tăng cường kết quả tìm kiếm và đánh giá uy tín của doanh nghiệp.
Để tối ưu, tạo hồ sơ trên trang vàng doanh nghiệp uy tín cần cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ, bao gồm tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại và cả website. Thường xuyên cập nhật thông tin để đảm bảo tính chính xác.
3.2.5 Đăng ký khai báo với bộ công thương
Đăng ký khai báo với Bộ Công Thương giúp doanh nghiệp được công nhận chính thức từ phía chính phủ, tăng tính chính thống và uy tín trong mắt khách hàng và Google.
Các bước để khai báo website với bộ công thương:
Bước 1: Truy cập vào website của Bộ Công Thương qua đường link sau: http://online.gov.vn/ > Click chọn “Đăng ký” > Điền các thông tin theo yêu cầu > Gửi đăng ký.
Bước 2: Bộ công thương sẽ gửi email phản hồi cho bạn trong 3 ngày làm việc.
Bước 3: Khai báo loại hình dịch vụ mà bạn đang làm.
Đăng nhập website Bộ Công Thương > Chọn “Thông báo website”, sau đó điền các thông tin theo yêu cầu.
Bước 4: Bộ công thương sẽ thông báo kết quả đăng ký website qua email cho bạn trong 3 ngày làm việc.
Bước 5: Nhận logo và chèn vào website
3.2.6 Lưu ý khi tối ưu Entity ngoài Website
Khi tối ưu Entity Offsite, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
Thông tin (N.A.P) phải chính xác và đồng nhất: Đảm bảo thông tin N.A.P (Name, Address, Phone number – Tên, Địa chỉ, Số điện thoại) của doanh nghiệp trên trang web và trang social chính xác, đồng nhất giúp tăng tính nhất quán thông tin trên internet. Điều này giúp cải thiện khả năng xếp hạng của doanh nghiệp trên các công cụ tìm kiếm và tạo lòng tin cho khách hàng, đồng thời tránh gây hiểu lầm hoặc sự bất mãn từ phía họ.
Các Social phải được liên kết với nhau: Liên kết các tài khoản social của doanh nghiệp giữa các nền tảng khác nhau giúp tạo một mạng lưới. Điều này giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy thông tin về doanh nghiệp trên nhiều kênh khác nhau và củng cố sự nhận diện thương hiệu. Hơn nữa, liên kết này cũng có thể tạo thuận lợi cho chiến dịch tiếp thị và quảng cáo trực tuyến, giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực.
Sử dụng các Social cùng chủ đề / lĩnh vực và bổ sung triệt để thông tin cho mỗi Social
Chọn các Social liên quan đến lĩnh vực hoặc chủ đề kinh doanh của bạn giúp tối ưu hóa tiếp cận với đối tượng mục tiêu. Bên cạnh đó, cung cấp thông tin chi tiết và hữu ích trên từng nền tảng social là cách để thu hút và giữ chân khách hàng. Mỗi tài khoản social có thể được tận dụng để chia sẻ nội dung độc đáo và cung cấp giá trị đặc biệt đối với cộng đồng của bạn, tạo dựng sự tương tác tích cực và tạo lòng trung thành từ phía khách hàng.
4. Một số lưu ý giúp triển khai Entity Building hiệu quả
Xây dựng Entity song song với xây dựng thương hiệu
Xây dựng Entity song song với xây dựng thương hiệu giúp đảm bảo rằng thông điệp và giá trị mà bạn muốn truyền tải qua thương hiệu của mình cũng được thể hiện trên các nền tảng social.
Điều này tạo sự nhất quán và tin tưởng từ phía khách hàng, khi họ thấy thông tin và trải nghiệm về doanh nghiệp của bạn đồng nhất trên mọi mặt. Từ đây Google sẽ nhận diện website của bạn ngày càng uy tín hơn.
Thường xuyên cập nhật Google My Business
Cập nhật địa chỉ, số điện thoại, giờ làm việc, hình ảnh, bài post và bất kỳ thông tin nào khác trên Google My Business giúp đảm bảo rằng khách hàng có được thông tin chính xác và cập nhật về doanh nghiệp của bạn khi họ tìm kiếm trên internet.
Điều này cải thiện khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm cục bộ và tạo sự tin tưởng cho khách hàng khi họ thấy doanh nghiệp của bạn được quản lý một cách liên tục và chuyên nghiệp.
Kết nối và cộng hưởng các Entity lại với nhau
Kết nối và cộng hưởng các Entity được thể hiện qua việc các thực thể này có đề cập tới nhau trên môi trường internet qua các nền tảng social, website và điều này thể hiện rõ hơn thông qua link. Từ đó, việc bạn cần làm là kết nối các trang mạng xã hội, web 2.0 của những Entity này lại bằng Link Stacking (được hiểu như link chồng chéo qua lại lẫn nhau).
Một website của bạn có rất nhiều Entity như: doanh nghiệp, nhà sáng lập, CEO, tác giả bài viết, đội ngũ nhân sự. Việc kết nối và cộng hưởng các Entity lại với nhau trên môi trường internet giúp cả Google và phía người dùng dễ dàng hiểu rõ hơn về mối liên quan mật thiết của những Entity này. Bên cạnh đó, điều này giúp Google dễ dàng tạo lập Entity Network xoay quanh những Entity này.
5. Lầm tưởng về Entity hiện tại?
Một số lầm tưởng về Entity hiện tại …
Làm Social là làm Entity
Cũng đúng. Nhưng nói đúng hơn đó là làm Website Entity. Và điều này chỉ đúng khi bạn triển khai Social đúng cách. Còn nếu bạn đang làm Social theo cách spam, kê khai thông tin không đồng nhất rồi trỏ link về website của mình, việc làm đó chỉ tạo ra tín hiệu cho website chứ không mang ra giá trị sức mạnh cho Website Entity.
Làm Entity Social số lượng càng nhiều càng tốt
Theo kinh nghiệm của đội ngũ GTV, thì các bạn cần tối thiểu 100 Social là cũng đủ để giúp Google xác định được thực thể. Tuy nhiên, nhiều hơn vẫn tốt nhưng bạn phải triển khai đúng và chăm chút cho mỗi social thật sự chất lượng. Vì nếu chất lượng không đảm bảo thì có nhiều quá đi chăng nữa thì bạn cũng có thể bị coi là spam social chứ không phải triển khai Entity đúng nghĩa.
6. Làm sao để tối ưu Entity cho nội dung bài viết?
Để tối ưu Entity cho nội dung bài viết chúng ta cần:
- Xác định Main Entity (thực thể chính) mà bài viết đề cập
- Cung cấp đầy đủ thông tin về Main Entity của bài viết
- Áp dụng việc đề cập những Entity liên quan xoay quanh Network của Entity đó
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ hiểu hơn Entity là gì và checklist công việc tối ưu Entity Building hiệu quả để tự mình triển khai một cách chuẩn xác trên website.
Chúc bạn thành công trên con đường SEO của mình!
Tài liệu tham khảo:
- “What Are Entities & Why They Matter for SEO” – Search Engine Journal
https://www.searchenginejournal.com/entity-seo/277231/ - “Understanding Entities For SEO – Optimising Content To Rank” – SEO Professor
https://seopressor.com/blog/understanding-entities-for-seo/ - “Content optimization using entities: An actionable guide” – Search Engine Watch
https://www.searchenginewatch.com/2019/12/24/content-optimization-using-entities/
Đọc tiếp:
- 4P là gì trong marketing mix? Case study chi tiết tại McDonald
- Google trends là gì? Cách SEO hiệu quả bằng google trends
- Local SEO là gì? Thống trị thứ hạng từ khóa với Local SEO
- SEO mũ trắng: Lựa chọn cách chơi theo luật để chiến thắng
- Traffic web – 7 phương pháp chuyên sâu đột phá với website Traffic
- SEO và PPC hoạt động cùng lúc sẽ như thế nào?
- 5 Tips quan trọng tối ưu hóa hình ảnh trên Google 2023
- E-A-T là gì? Tầm quan trọng đối với SEO
- DMCA là gì? Hướng dẫn nhanh 5 bước đăng ký DMCA cho Website
- Semantic Search là gì? 7 cách tối ưu nội dung theo Semantic Search