SEM là gì? Vai trò quan trọng của Search Engine Marketing

SEM được biết là tên viết tắt của cụm từ “Search Engine Marketing”, là một trong những thuật ngữ phổ biến trong Marketing. Hiểu đơn giản, SEM chính là một chiến lược tiếp thị kỹ thuật số với mục đích chính là tăng khả năng hiển thị của trang web trong trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (SERP).

Đứng trước kỷ nguyên công nghệ số phát triển “cực đại” như ngày nay, SEM nhanh chóng trở thành một trong những phương thức hiệu quả nhất để doanh nghiệp phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh trực tuyến.

Trong bài viết sau đây, GTV SEO sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về SEM là gì? Ưu nhược điểm của chiến lược này? Tầm quan trọng của SEM với doanh nghiệp? Cũng như giới thiệu một vài công cụ “đắc lực” hỗ trợ bạn vận hành SEM tốt nhất?

SEM là gì? SEM đóng vai trò như thế nào?
SEM là gì? SEM đóng vai trò như thế nào?

1. SEM là gì?

Thuật ngữ SEM – Search Engine Marketing được hiểu là “Tiếp thị qua các công cụ tìm kiếm”. Đây là một quá trình giúp website gia tăng khả năng hiển thị và tăng lượt truy cập trên các công cụ tìm kiếm (SERP) bằng cách trả tiền cho quảng cáo. 

Lúc này, SEM được biết đến là một tổ hợp bao gồm SEO (Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) và PSA (Paid Search Advertising – Quảng cáo tìm kiếm trả tiền).

Từ định nghĩa trên ta thấy rằng mục tiêu của SEM chính là sử dụng các công cụ, kỹ thuật để làm tăng tần suất xuất hiện của website ở các vị trí hàng đầu trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Từ đó có thể thu hút thêm nhiều lượt truy cập chất lượng cho website. 

SEM được gọi là tiếp thị qua các công cụ tìm kiếm
SEM được gọi là tiếp thị qua các công cụ tìm kiếm

Và để hiểu thêm về SEM, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi tầm quan trọng của SEM trong phần tiếp theo!

2. Tầm quan trọng của Search Engine Marketing (SEM)

Trong thời đại mà công nghệ số phát triển như hiện nay, internet được xem là “món mồi ngon béo bở” với nhiều doanh nghiệp. Sự gia tăng mạnh mẽ về số người tiêu dùng nghiên cứu và mua sắm trực tiếp khiến SEM trở thành chiến lược tiếp thị trực tuyến quan trọng giúp nhiều công ty gia tăng phạm vi tiếp cận. 

Dưới đây là những con số thống kê hấp dẫn cho thấy tiềm năng của SEM:

  • Hơn 70% số người dùng sử dụng điện thoại thông minh để mua hàng trực tuyến. (SEMrush)
  • 96% thị phần tìm kiếm trên công cụ di động do Google nắm giữ. (smartinsights)
  • Gần 40% doanh thu quảng cáo trực tuyến tại Mỹ đến từ quảng cáo tìm kiếm. (statista)

Những con số “biết nói” kể trên càng làm nổi bật tầm quan trọng của SEM đối với doanh nghiệp. 

  • Tăng tần suất hiển thị trực tuyến: Các nội dung “được tài trợ” xuất hiện ở đầu và cuối trang kết quả của các công cụ tìm kiếm góp phần tăng cơ hội xuất hiện của doanh nghiệp, giúp tăng nhận thức và hiển thị thương hiệu để thu hút tỷ lệ chuyển đổi cao. 
  • Tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu: Thay vì dựa vào các thông tin ngầm của người dùng, SEM giúp doanh nghiệp khoanh vùng đúng đối tượng tiềm năng bằng cách nhắm mục tiêu vào các từ khóa triển vọng mà khách hàng đang tìm kiếm. Điều này giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận đúng với tệp khách hàng mục tiêu.
  • Chiến dịch có thể quản lý được: Bởi các quảng cáo được tài trợ đều có cấu trúc theo mô hình trả tiền khi có người dùng nhấp vào quảng cáo. Điều này giúp SEM trở nên dễ quản lý và kiểm soát hơn. Khi đó doanh nghiệp cũng dễ dàng để phân bổ chính sách sao cho tối ưu nhất.
  • Kết quả có thể đo lường được: Với SEM, doanh nghiệp có thể đo lường hiệu suất thực hiện của chiến dịch thông qua dữ liệu được cấp bởi Google như số lần nhấp chuột, lượt hiển thị, chi phí,…

Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số và xây dựng thương hiệu. Để hiểu rõ hơn về các chiến lược tiếp thị hiệu quả, bạn có thể tham khảo bài viết “Marketing là gì” để có cái nhìn tổng quan và chi tiết hơn.

gtvseo03
SEM đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp

3. Ưu điểm và nhược điểm của SEM là gì?

SEM có một số ưu điểm và nhược điểm riêng như sau:

3.1 Ưu điểm của SEM

Khi mà kỷ nguyên công nghệ số ngày càng phát triển, SEM thật sự trở thành phương pháp tiếp thị được đánh giá cao bởi các ưu điểm sau:

  • Tăng lượng truy cập: Xây dựng một chiến lược Search Engine Marketing tốt sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng thu hút một lượng lớn lượt truy cập bền vững cho trang web. Đây được xem là lợi thế lớn nhất của SEM. 
  • SERP: Lượng truy cập tăng đồng nghĩa rằng website của doanh nghiệp cũng gia tăng tần suất hiển thị trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Lượt hiển thị càng cao giúp nâng tầm độ tin cậy của trang web.
  • Tăng độ nhận diện thương hiệu: Bằng cách giúp website của doanh nghiệp xuất hiện nhiều trên công cụ tìm kiếm, SEM tạo ra sự hiện diện thương hiệu mạnh mẽ. Từ đó giúp thu hút và giữ chân lượng khách hàng trung thành. 
  • Đo lường được: SEM cung cấp bảng dữ liệu thống kê chi tiết về hiệu suất vận hành của chiến dịch, từ đó cho phép doanh nghiệp theo dõi sát sao để đưa ra chiến lược tối ưu hóa phù hợp nhất. 

3.2 Nhược điểm của SEM

Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi bật, tuy nhiên SEM vẫn còn hạn chế về một số nhược điểm sau:

  • Chi phí cao: Doanh nghiệp cần chi một số tiền lớn để đánh đổi cho việc tăng traffic. Càng thu về nhiều lượt nhấp chuột vào quảng cáo chứng tỏ chi phí bỏ ra càng lớn. 
  • Dễ bị đánh đồng: Hiện nay có rất nhiều loại quảng cáo dưới mọi hình thức khác nhau xuất hiện tràn lan trên Internet khiến SEM Marketing rất dễ bị đánh đồng với các loại quảng cáo khác. 
Ưu điểm và nhược điểm của SEM Marketing
Ưu điểm và nhược điểm của SEM Marketing

4. Các kỹ thuật SEM phổ biến hiện nay

Như đã đề cập từ đầu, SEM là một tổ hợp bao gồm 2 công cụ chính là SEO và cả PSA. Đây đều là 2 công cụ quen thuộc với người làm website. Chi tiết về như sau:

4.1 SEO – Search Engine Optimization

SEO là tên viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Đây là quá trình sử dụng các công cụ, kỹ năng và chiến lược để tối ưu hóa website với mục đích cải thiện thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,…cho các từ khóa.  

Các kỹ thuật phổ biến trong SEO gồm có:

  • Technical SEO
  • On Page SEO
  • Off Page SEO
  • SEO Local
  • SEO on mobile
  • Ecomerce SEO

Thực hiện chiến lược SEO đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được một trang web tốt. Việc đạt thứ hạng cao trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm đồng nghĩa với sự gia tăng về lượt truy cập. Điều này góp phần nâng cao mức độ uy tín của doanh nghiệp trong lĩnh vực của mình, đồng thời tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng.

SEO - Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

4.2 PSA hình thức quảng cáo tìm kiếm có trả tiền

PSA – Paid Search Advertising là hình thức quảng cáo tìm kiếm có trả tiền. Tức là doanh nghiệp cần trả tiền đấu thầu từ khóa muốn quảng cáo của mình nằm ở vị trí cao trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm. 

Ngoài ra, PSA còn được biết đến qua các thuật ngữ phổ biến khác như:

  • PPC – Pay Per Click
  • CPC – Cost Per Click
  • CPM – Cost Per Thousand Click
  • Paid Search Ads

PSA được đánh giá cao bởi sở hữu các ưu điểm sau:

  • Khả năng tiếp cận cao: PSA giúp trang web xuất hiện ở các vị trí hàng đầu trên trang kết quả công cụ tìm kiếm và có thể hiển thị tốt với hàng triệu người dùng quan tâm sản phẩm/dịch vụ mỗi tháng. 
  • Tính linh hoạt cao: PSA cho phép người dùng linh hoạt điều chỉnh và tối ưu chiến dịch quảng cáo của mình bằng cách nhắm mục tiêu theo từ khóa, vị trí, thiết bị và các yếu tố khác. Điều này đảm bảo rằng quảng cáo chỉ hiển thị đúng với đối tượng người dùng quan tâm.
  • Khả năng đo lường tốt: PSA cung cấp các công cụ giúp người dùng đo lường hiệu quả chiến dịch thông qua số lượng nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi, chi phí cho mỗi chuyển đổi,…

Sau khi đã nắm được định nghĩa cũng như ưu điểm của PSA, dưới đây là một vài mẹo giúp bạn tối ưu quảng cáo trả tiền hiệu quả:

  • Lựa chọn từ khóa phù hợp: Hơn bao giờ hết, từ khóa luôn là “mấu chốt” quyết định lớn đến bất kỳ chiến dịch quảng cáo tìm kiếm. Do đó, việc của bạn là cần chọn lọc được bộ từ khóa liên quan mật thiết đến sản phẩm/dịch vụ, đồng thời có lượng tìm kiếm cao. 
  • Nội dung quảng cáo phải thu hút, hấp dẫn: Xây dựng nội dung rõ ràng, súc tích nhưng vẫn đầy đủ thông tin cần thiết cũng là cách giúp quảng cáo trả tiền tiếp cận mạnh mẽ đến người dùng và khiến họ đưa ra hành động.
  • Tối ưu hóa trang đích: Trang đích được biết đến là đích đến cuối cùng của người dùng sau khi thực hiện hành động với quảng cáo. Chính vì thế, trang đích cần được tối ưu tốt để thu hút tỷ lệ chuyển đổi. 
PSA - Hình thức quảng cáo tìm kiếm trả tiền
PSA – Hình thức quảng cáo tìm kiếm trả tiền

5. So sánh SEM và SEO

Thông qua định nghĩa về SEM, ta có thể hiểu rằng SEO chính là một nhánh của SEM. Cả hai đồng hành cùng nhau theo mối quan hệ “cộng sinh”, hướng đến mục đích chính là gia tăng khả năng hiển thị website trên công cụ tìm kiếm.

Dưới đây là phần so sánh chi tiết về SEM và SEO để bạn hiểu hơn về 2 công cụ này:

5.1 Sự giống nhau của SEO và SEM

Khi tìm hiểu về SEO và SEM bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy 4 điểm giống nhau như sau:

  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Mục tiêu cốt lõi của SEO và SEM đều gia tăng tần suất hiển thị website trên các công cụ tìm kiếm. Điều này không chỉ thu hút được lượng lớn truy cập chất lượng, tiếp cận đối tượng tiềm năng mà còn gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
  • Tối ưu hóa nội dung: Nội dung xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm (SERPs) phải hữu ích và phù hợp với người đang tìm kiếm thì website mới thu về kết quả tốt nhất. Cả SEO và SEM đều có khả năng triển khai theo mục đích tìm kiếm để tối ưu hóa nội dung.
  • Các từ khóa được nhắm mục tiêu: Cả SEM và SEO đều có khả năng nhắm mục tiêu từ khóa dựa trên mức độ quan tâm của người tìm kiếm. Vì thế dù trả tiền hoặc không trả tiền thì kết quả trên trang tìm kiếm đều phụ thuộc vào từ khóa được tìm kiếm.
  • Đo lường được: SEM và SEO đều cung cấp cho người dùng bộ công cụ và dữ liệu để có thể đo lường hiệu suất chiến dịch.

5.2 So sánh sự khác nhau giữa SEM và SEO

Mặc dù có các đặc điểm tương đồng với nhau, tuy nhiên giữa SEM và SEO lại có một số khác biệt nhỏ. Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ điều này.

Đặc điểmSEMSEO
Chi phíSEM thường mất một mức phí cao để đánh đổi xuất hiện ở vị trí hàng đầu trên SERP, nhất là các từ khóa cạnh tranh cao.SEO không cần trả tiền để lấy tần suất xuất hiện trên SERP. Theo đó, việc của SEO là tăng cường khả năng hiển thị bằng cách tập trung vào tối ưu hóa website thông qua các yếu tố onpage, offpage.
Thời gianGiúp tăng lưu lượng truy cập và khách hàng tiềm năng ngay sau khi quảng cáo đi vào vận hành.SEO là một chiến lược dài hạn, phải mất vài tháng để thấy kết quả. 
SERPWebsite có thể xuất hiện tại các vị trí quảng cáo ở đầu, cuối hoặc bên cạnh SERP.Website xuất hiện trong sách không cần chi trả tiền. Có thể là ở đầu trang hoặc ở dưới quảng cáo tìm kiếm trả tiền. 
Hiệu quảHiệu quả thấp hơn so với SEO. Bởi nội dung quảng cáo được gắn các nhãn “Được tài trợ”, “Quảng cáo”.SEO mang hiệu quả cao hơn, bởi vẫn có thể tạo ra khoảng 60% lượt nhấp chuột khi bài viết bị đẩy xuống sau quảng cáo.
Kiểm soátKhả năng kiểm soát tốt, bởi SEM cung cấp tổng quan về các dữ liệu giúp doanh nghiệp tối ưu chiến dịch.Kiểm soát khó khăn hơn bởi SEO dựa vào thuật toán của SERP để tăng thứ hạng hiển thị website. 

 

Dưới đây là ví dụ chi tiết so sánh giữa SEM và SEO:

Đối với SEM, từ khóa được tìm kiếm có gắn mác “được tài trợ” và xuất hiện ở cuối trang kết quả công cụ tìm kiếm
Đối với SEM, từ khóa được tìm kiếm có gắn mác “được tài trợ” và xuất hiện ở cuối trang kết quả công cụ tìm kiếm
Ngược lại, với SEO, từ khóa được tìm kiếm xuất hiện ở đầu trang
Ngược lại, với SEO, từ khóa được tìm kiếm xuất hiện ở đầu trang

6.  Các chỉ số SEM phổ biến

11 chỉ số SEM phổ biến mà bạn cần nắm rõ:

  • CPC (Cost per click): CPC là chi phí mà người dùng cần phải chi trả cho mỗi lần nhấp chuột vào quảng cáo. 
  • CTR (Click-through rate): CTR là chỉ số cho ta biết tỷ lệ nhấp chuột. Đây là một chỉ số đo lường tỉ lệ giữa số lần nhấp chuột vào quảng cáo trên số lần hiển thị.
  • CPM (Cost per mille): CPM là chi phí cần phải chi trả cho 1000 lượt quảng cáo hiển thị. 
  • Conversion rate (CR): CR được hiểu là tỷ lệ chuyển đổi, được tính toán dựa trên số người thực hiện hành động (đăng ký, mua hàng, liên hệ) trên cho số lượt nhấp chuột vào quảng cáo. 
  • Tỷ lệ thoát (Bounce rate): Là tỷ lệ phần trăm người dùng truy cập vào website thông qua quảng cáo SEM sau đó rời đi mà không có bất kỳ hành động nào khác.
  • ROI (Return on investment): ROI là chỉ số giúp đo lường hiệu suất hoặc lợi nhuận thu từ chiến dịch SEM trên tổng chi phí đầu tư ban đầu. 
  • Thời gian trên trang (Time on page): Là thời gian mà người dùng truy cập vào một trang nhất định trên website.
  • Số lần hiển thị quảng cáo: Được hiểu là số lần quảng cáo hiển thị trên các công cụ tìm kiếm.
  • Xếp hạng quảng cáo (Ad Rank): Là vị trí của quảng cáo xuất hiện trang tìm kiếm. 
  • Số trang xem (Pages per session): Là chỉ số cho biết số trang trung bình được người dùng xem trong một phiên trên trang web. 
  • Điểm chất lượng (Ad quality Score): Là chỉ số được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của chiến dịch quảng cáo tìm kiếm theo thang điểm từ 1 đến 10. 

Tìm hiểu thêm về CPM là gì? Cách tối ưu hóa chiến dịch CPM

7. Top các công cụ hỗ trợ SEM tốt nhất 2024 

Dưới đây là top 7 công cụ hỗ trợ tốt nhất giúp bạn thực hiện chiến dịch SEM hiệu quả:

1. Ahrefs

Ahrefs được các SEOer đánh giá là một trong những phần mềm SEO mạnh mẽ nhất hiện nay. Ahrefs sở hữu các công cụ giúp bạn dễ dàng thực hiện tối ưu hóa website như xây dựng liên kết backlinks, phân tích đối thủ cạnh tranh, theo dõi thứ hạng trang web và nghiên cứu từ khóa.

Đặc biệt, Ahrefs được xây dựng với một cơ sở dữ liệu “cực kỳ lớn”, chứa lượng thông tin “khổng lồ” được cập nhật liên tục từ 15 – 30 phút. Với Ahrefs, người dùng có thể tìm kiếm bất kỳ từ khóa nào và nhận lại được kết quả tất cả các trang web đang đề cập tới từ khóa đó. 

Ahrefs - Một trong những công cụ hỗ trợ SEM tốt nhất hiện nay
Ahrefs – Một trong những công cụ hỗ trợ SEM tốt nhất hiện nay

2. HubSpot’s Ad Tracking Software

HubSpot’s Ad Tracking Software là công cụ được sử dụng phục vụ nhu cầu theo dõi và đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo. Bằng cách thu thập thông tin và dữ liệu cần thiết, ứng dụng này giúp bạn đo được lượng traffic từ các lượt nhấp chuột, đồng thời tìm hiểu các yếu tố xây dựng nào một chiến dịch quảng cáo hiệu quả.

HubSpot’s Ad Tracking Software cung cấp cho người dùng các tính năng như:

  • Tự động hóa trong tiếp thị, bán hàng
  • Tối ưu hóa website
  • Tích hợp chatbot
  • Tự động hóa Email Marketing, Social Media, CRM,…
  • Công cụ tạo nội dung cho Blog, Landing Page,…
Công cụ HubSpot’s Ad Tracking Software
Công cụ HubSpot’s Ad Tracking Software

3. SEMrush

SEMrush được biết đến là một công cụ đa chức năng, cung cấp hàng loạt công cụ và tính năng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu chiến lược SEO và SEM được tốt nhất. 

Không chỉ cho phép người dùng nghiên cứu từ khóa cạnh tranh, theo dõi xếp hạng từ khóa mà còn phân tích các chiến lược quảng cáo của đối thủ, phân tích lượt truy cập, kiểm tra trang web và hơn thế nữa.

SEMrush - Công cụ “đắc lực” dành cho SEOer
SEMrush – Công cụ “đắc lực” dành cho SEOer

4. Google Trends

Google Trends là công cụ cung cấp cho người dùng về các xu hướng tìm kiếm hiện tại về một từ khóa cụ thể trong cùng một khu vực, khung thời gian cụ thể và trong cùng một ngôn ngữ. 

Điều này giúp bạn nắm rõ những từ khóa nào đang thịnh hành và được quan tâm nhiều nhất để đưa ra quyết định đầu tư vào từ khóa đó. 

Google Analytics cũng là công cụ hữu ích trong SEM, giúp bạn theo dõi và tối ưu hóa hiệu suất trang web và chiến dịch quảng cáo. Xem chi tiết cách sử dụng Google Analytics qua bài viết chi tiết của GTV.

Google Trends - Công cụ hỗ trợ SEM
Google Trends – Công cụ hỗ trợ SEM

5. WordStream

Công cụ WordStream hứa hẹn cung cấp cho người dùng tất tần tật kiến thức chuyên sâu nhất về các loại hình quảng cáo như Google Ads, Facebook Ads. 

Bằng cách theo dõi và báo cáo hiệu quả của chiến dịch, WordStream cung cấp cho người dùng các giải pháp tốt nhất để tối ưu hóa ngân sách và tăng hiệu suất quảng cáo. Không chỉ thế, WordStream còn được biết đến là công cụ phân tích từ khóa toàn diện. 

Giao diện của công cụ WordStream
Giao diện của công cụ WordStream

6. Google Ads Keyword Planner

Cuối cùng, Google Ads Keyword Planner chính là công cụ hữu ích mà người dùng tuyệt đối không thể bỏ qua nếu như muốn tối ưu SEM đạt hiệu quả.

Google Keyword Planner là một công cụ miễn phí trong Google Ads, được phát triển bởi Google, mang đến cho người dùng giải pháp để nghiên cứu từ khóa, đồng thời đánh giá từ khóa nào sẽ mang về hiệu quả tốt nhất cho chiến dịch quảng cáo trên Google Ads. 

Ngoài ra, với Google Ads Keyword Planner, bạn dễ dàng xác định được từ khóa nào sẽ phù hợp với ngân sách quảng cáo của mình nhờ vào khả năng cung cấp giá thầu được đề xuất cho mỗi từ khóa. 

Bạn có thể tham khảo thêm công cụ Google Tag Manager (GTM) – trình quản lý thẻ Tag được cung cấp bởi Google. Nó cho phép bạn triển khai và quản lý các thẻ Tag dùng để đo lường và phân tích hiệu quả hoạt động Marketing trên trang web hoặc ứng dụng di động.

Google Ads Keyword Planner
Google Ads Keyword Planner

7.Keywordtool.io

Keywordtool.io là một trong những công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất hiện nay. Theo đó, công cụ này cung cấp đến người dùng nhiều biến thể của từ và cụm từ liên quan, phù hợp với chiến lược quảng cáo.

Một trong những tính năng nổi bật của Keywordtool.io chính là có thể phân tích từ khóa trên đa dạng các kênh tìm kiếm như Google, Bing, Youtube, Amazon và cả App Store.

Google Ads Keyword Planner
Keywordtool.io

Kết luận

Trong thời buổi Internet phát triển vô cùng mạnh mẽ, thì SEM nói chung và SEO nói riêng được xem là chiến dịch quan trọng, giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu quả trong hoạt động kinh doanh trực tuyến. 

Mục tiêu cốt lõi của cả SEO và SEM đều tập trung vào việc tối ưu hóa trang web, giúp thu hút lượng lớn truy cập bền vững, tăng tiếp cận khách hàng mục tiêu và chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng. 

Hiểu được tầm quan trọng của chiến lược SEM, GTV mang đến cho doanh nghiệp giải pháp phát triển chiến dịch tiếp thị trực tuyến bền vững với dịch vụ SEO tổng thể trọn gói. Nếu như quý khách hàng đang có nhu cầu triển khai chiến lược SEO, đừng ngần ngại kết nối với GTV SEO để chúng tôi có thể tư vấn chi tiết hơn đến bạn!

Một số câu hỏi thường gặp

Câu hỏiTrả lời
Làm SEM có cần giỏi kỹ thuật không?Có. Người làm SEM cần trang bị kiến thức và các kỹ năng kỹ thuật bền vững về SEO, phân tích dữ liệu, landing page, phân tích chỉ số,…
Học gì để làm SEM?SEM là một phân khúc trong Digital Marketing, do đó người làm SEM có thể học các chuyên ngành liên quan như Marketing, Digital Marketing hoặc Thương mại điện tử,…
Làm thế nào để tối ưu hóa chiến dịch SEM cho thị trường Việt NamĐể tối ưu hóa chiến dịch SEM hiệu quả trong thị trường Việt Nam, bạn có thể áp dụng 4 mẹo sau:

  • Tập trung vào các từ khóa lý tưởng có thể giúp bạn tiếp cận được đối tượng tiềm năng.
  • Liệt kê từ khóa phủ định để hạn chế quảng cáo xuất hiện trong các trang tìm kiếm không liên quan.
  • Tạo đối tượng tùy chỉnh để quảng cáo hiển thị đúng tệp người dùng quan tâm.
  • Khai thác RLSA (Remarketing lists for search ads)
Nên tập trung vào SEM hay SEO?Để chiến dịch đạt được hiệu quả tốt nhất, doanh nghiệp nên kết hợp tập trung vào cả SEM và SEO. Trong khi SEM là phương pháp ngắn hạn để thu hút lượng lớn hiển thị và truy cập thì SEO lại là chiến lược dài hạn với các lợi ích bền vững. Việc kết hợp cả hai giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu về ngắn hạn và cả dài hạn.
Chi phí làm SEM có cao không?Có. SEM là một quy trình sử dụng các chiến lược quảng cáo trên công cụ tìm kiếm để tăng lượt hiển thị website. Nếu càng có nhiều lượt nhấp chuột đồng nghĩa chi phí bỏ ra càng cao. Đây được xem là một trong những rào cản lớn của SEM. 

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH TMDV GTV SEO

  • Email: info@gtvseo.com
  • Điện thoại: (+84)90.9466.918 
  • Địa chỉ: Số 91, Đường số 6, Khu dân cư Cityland Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP. HCM
GTV SEO Team

GTV SEO, do Vincent Đỗ sáng lập, là công ty SEO hàng đầu cung cấp các giải pháp SEO, Inbound Marketing toàn diện, giúp bạn nâng tầm thương hiệu và đạt được mục tiêu kinh doanh.
Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về SEO, GTV SEO cam kết mang đến cho bạn những kiến thức chuyên sâu SEO và Inbound Marketing hiệu quả nhất qua các chủ đề: Strategies, Content, Technical, Entity, Conversion,…
GTV SEO luôn cập nhật những xu hướng SEO mới nhất và áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất để mang đến cho bạn những những kiến thức hữu ích nhất.

Bài viết cùng chủ đề