Topic cluster vs. Silo: Cấu trúc website nào tốt hơn?

“Nội dung hay” là câu thần chú giúp bạn tiến xa hơn trong chiến lược SEO lâu dài và bền vững. Để tạo nên nội dung xuất sắc cần rất nhiều yếu tố và một trong số đó là cách sắp xếp nội dung bên trong website.

Bạn xây dựng website như thế nào cũng quan trọng không kém chất lượng content. Cấu trúc hợp lý sẽ không chỉ giúp Google bot định vị website hiệu quả, từ đó tối ưu ngân sách crawl mà còn giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy content thích hợp và đọc được content chất lượng.

Trong bài viết hôm nay, tôi sẽ nói về hai cấu trúc website là Topic Cluster vs. Silo nhằm phân tích xem áp dụng cấu trúc nào dùng để sắp xếp content của website là tốt nhất.  

Nghiên cứu chuyên sâu:

>> Trước khi đi sâu tìm hiểu về Cấu trúc Silo & Topic Cluster, bạn đã hiểu rõ về SEO là gì & Lợi ích của SEO chưa? Tìm hiểu ngay!

Silo: Phương thức hoạt động

Cấu trúc silo là gì? Hai bức hình dưới đây là ví dụ tiêu biểu cho cấu trúc silo mà bạn có thể thấy trong bất kỳ bài viết nào về chủ đề này. 

cấu trúc silo
Ví dụ tiêu biểu cho cấu trúc silo

Cấu trúc Silo sẽ có dạng như sơ đồ sau:

silo structure diagram
Silo là một chủ đề chính trong ngành

Trong đó mỗi silo là một chủ đề chính trong ngành. Cấu trúc này tương tự với cấu trúc cha-con vậy, ô màu vàng là chủ đề cha và các ô xanh là chủ đề con.

Lý do hình thành cấu trúc silo là tách biệt chủ đề của các silo nên bạn phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

Nguyên tắc chèn internal link trong silo

  • Cha sẽ link tới con
  • Con sẽ link tới cha
  • Con sẽ link tới anh chị hay chú bác lúc thích hợp
  • Con không được link tới anh chị họ. Nếu PHẢI link con tới anh chị họ do UX thì phải nofollow link đó bao gồm cả sidebar, main navigation, footer …

Cấu trúc URL 

Một phần khác trong silo là cách tổ chức URL hay nói cách khác là cách bạn sắp xếp nội dung bên trong thư mục như thế nào. Sau đây là cấu trúc URL tiêu biểu của silo: site.com/parent/child (bài viết)

Tôi không khuyến khích bạn đi xuống tầng 3 hay đào sâu silo hơn nữa để tránh dẫn đến cấu trúc URL quá phức tạp và dài dòng.

Nhưng nếu website của bạn quá lớn thì có thể đặt URL: site.com/parent/sub-page/child (bài viết)

Thiết lập cấu trúc silo như thế nào? 

Cách xây dựng silo tốt nhất là làm đúng kỹ thuật ngay từ đầu. Thử tưởng tượng bạn phải xây dựng website từ đống đổ nát trước đó, rồi còn muốn áp dụng silo vào thì sẽ sinh ra rất nhiều 301.

Để thiết lập trang cha, bạn có hai lựa chọn: hoặc dùng category page hoặc regular page.

Đối với category, bạn sẽ bị hạn chế nếu muốn chỉnh sửa. Do đó thay vì dùng category page, tôi sẽ tạo những trang có hàm .php làm thư mục đầu tiên (first folder). Bạn cần:

  1. Tạo category, ví dụ có slug là /cheese
  2. Tạo trang có cùng slug với category đó: /cheese
  3. Thiết lập Yoast seo: như sau
  4. Cài đặt plugin sau để thêm hàm .php tùy chỉnh
  5. Trong plugin “My custom functions”, paste hàm trong dưới đây vào
function wpa_alter_cat_links( $termlink, $term, $taxonomy ){
if( 'category' != $taxonomy ) return $termlink;
return str_replace( '/category', '', $termlink );
}
add_filter( 'term_link', 'wpa_alter_cat_links', 10, 3 );

Những trang vừa tạo sẽ thay thế category và subcategory (miễn là cứ mỗi một category và subcategory có một trang cùng slug và được sắp xếp theo cấu trúc “parent-subpage/subcategory”) và bài viết của bạn sẽ thêm vào những trang này như con.

Lưu ý liên kết không đúng

Tôi đã thấy rất nhiều trường hợp đặt URL như: bestwhateverproductshq.com/best-widget/7000xjr-widget-review/

Để tránh bị Panda phạt, URL đúng nên là: bestwhateverproductshq.com/widgets/7000xjr-review/

Ưu nhược điểm của cấu trúc silo

Ưu điểm của cấu trúc silo:

  • URL ngắn gọn, rõ ràng
  • Thiết lập SEO chuẩn
  • Lý tưởng cho các website lớn
  • Chuẩn UX

Nhược điểm của cấu trúc silo:

  • Cài đặt kỹ thuật phức tạp
  • Phải tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc xây dựng và cách đi link nội bộ
  • Khó thực hiện trên diện rộng (cần rất nhiều người hỗ trợ và quy trình thao tác chuẩn)
  • Khó có thể áp dụng cho các website lớn, lâu đời
  • Đòi hỏi lên kế hoạch nâng cao, tỉ mỉ

Topic cluster: Phương thức hoạt động

Cluster là cách đơn giản hơn, không cần lên kế hoạch phức tạp để sắp xếp content trong website nhưng vẫn đem lại hiệu quả tương tự. Website theo mô hình topic cluster sẽ trông như hình sau:

 Website theo mô hình topic cluster
Mô hình topic cluster là cách đơn giản

Nhìn hình có thể hơi phức tạp nhưng thực chất cluster cũng sắp xếp content theo cấp bậc. Đây là cấu trúc tôi thường dùng đối với affiliate site nhưng không chắc có thể mở rộng ứng dụng sang các loại trang khác.

Tìm hiểu ngay: Case Study: Tăng 3.000 traffic chỉ trong 8 ngày sau khi triển khai Topic Cluster

Trong hình trên, bạn sẽ thấy tầng trên cùng là “best camping tents”, tầng thứ 2 là “best car camping tent” (hai cái này có phải là một không?) và sau đó là những từ khóa khác như “best car camping tent for winter” ở tầng thứ 3.

Ngoài ra chúng ta còn có các trang review sản phẩm, bài viết cung cấp thông tin, so sánh …

Nguyên tắc internal link trong mô hình topic cluster

Như đã nói dùng cluster rất linh động. Đầu tiên bạn cần biết những thuật ngữ sau:

  • Tầng 1: Từ khóa/sản phẩm định nghĩa cụm “dịch vụ SEO”
  • Tầng 2: Cụ thể hơn “dịch vụ SEO tốt nhất”
  • Tầng 3: Cụ thể hơn nữa “dịch vụ SEO tốt nhất tphcm”
  • Giao điểm: Từ khóa so sánh như “white-hat SEO vs. black-hat SEO”
  • Nhận xét: Nhận xét sản phẩm, dịch vụ nào đó như “dịch vụ SEO tại GTV”
  • Thông tin: Bài viết thông tin như “Case study là gì và áp dụng như thế nào trong marketing?”

Và sau đây là một số nguyên tắc cần nhớ:

  • Mọi content đều phải link tới tầng 1 (do đây thường là từ khóa cạnh tranh nhất)
  • Tầng 1 chỉ link tới tầng 2 và bài review sản phẩm cụ thể 
  • Tầng 2 và 3 link tới nhau khi có thể. Và cũng link tới bài review sản phẩm cụ thể của tầng đó nếu có.
  • Giao điểm sẽ link tới bất kỳ tầng 1 hay 2 nào có chứa từ khóa so sánh. Đây có thể là cluster giao nhau.
  • Bài viết thông tin link tới tầng 1 của bài viết và nằm lưng chừng giữa các bài. Bài viết thông tin có thể link tới bài viết thông tin trong cluster khác khi có thể.
  • Bài review dành riêng để link tới bất kỳ tầng 2 hay 3 chứa bài review.

Bằng cách sắp xếp trên:

  • 1 cluster sẽ được tăng sức mạnh trở thành trang cạnh tranh cao nhờ dòng chảy sức mạnh từ các trang khác xoay xung quanh
  • Referral traffic sẽ chảy từ bài viết tin tức đến money post cũng như xây dựng liên kết dễ dàng hơn (nếu bạn là câu trả lời hay nhất giải đáp truy vấn mà người đọc tìm kiếm, bạn sẽ có khả năng được link tới nhiều hơn).

Tương tự với trang review sản phẩm. Tôi luôn bắt đầu từ những trang dễ trước rồi link thẳng đến tầng 1. 

Và một nguyên tắc vàng là: nếu link tới một trang bất kỳ trên website có lợi cho UX thì bạn nên làm ngay đi!

Cấu trúc URL

Với topic cluster, mọi thiết lập hay điều chỉnh cấu trúc web về sau sẽ đơn giản hơn. URL của bạn sẽ trông như sau: gtvseo.com/tu-khoa.

Tuy nhiên sẽ phức tạp hơn nếu bạn có hàng ngàn trang và cấu trúc này cũng không liên kết chặt chẽ như cấu trúc thư mục. Bù lại bạn vẫn có thể phát triển website theo mô hình nhất định mà không phải tính toán quá nhiều.

Ví dụ bạn có một trang chuyên viết content về “thức ăn cho chó” Một ngày kia bạn đã viết hết content liên quan đến chủ đề này nên muốn mở rộng nội dung sang “thức ăn cho chim” để biến trang của bạn thành website uy tín dành cho thú cưng. Với cluster, bạn không cần đắn đo làm lại category mà lúc này category tầng 1 sẽ trở thành “thức ăn cho thú cưng” thay vì “thức ăn cho chó” như lúc đầu.

Ngoài ra bạn cần lưu ý về vấn đề loại bỏ các stop word trong slug. Ví dụ bạn có hai từ khóa với hai mục đích tìm kiếm khác nhau là “when to do” XYZ và “how to” XYZ” thì nếu bỏ stop word ra bạn sẽ có URL giống nhau là: site.com/xyz

Và điều này không tốt chút nào!

Ưu nhược điểm của cấu trúc topic cluster

Ưu điểm của topic cluster

  • Thiết lập đơn giản
  • Dễ dàng mở rộng các phần trong website (dù trong trường hợp phát sinh)
  • Không có thư mục nên slug chứa toàn bộ từ khóa
  • Phù hợp với những website quy mô nhỏ hẹp
  • Interlinking linh hoạt hơn 

Nhược điểm của topic cluster

  • Sự liên quan giữa các chủ đề có thể bị pha loãng nếu bạn đi link không cẩn thận
  • Khó thực hiện với các trang lớn
  • Thành thật tôi không biết ứng dụng mô hình này vào trang ecommerce thế nào
  • Khó mà định nghĩa

Bạn nên dùng cấu trúc website nào?

Vậy giữa topic cluster vs. silo nên chọn cấu trúc nào?

Silo

Dùng silo nếu bạn:

  • Đã có sẵn trước 100 bài content và đã sắp xếp rõ ràng theo category. Về sau, nếu bạn muốn thêm lĩnh vực mới hay mở rộng chủ đề thì đều có sẵn vị trí cho những bài này.
  • Có thời gian thay đổi các cài đặt trong WP, tạo page, subpage, category, sidebar theo cấu trúc silo … để đẩy mạnh SEO.
  • Nắm vững các yếu tố như internal link, Slug là gì, keyword …, kết hợp lại đòi hỏi kỹ năng SEO khá vững đấy. 

Cluster

Dùng cluster nếu bạn:

  • Muốn bắt đầu với một lĩnh vực và không chắc có mở rộng website sang các lĩnh vực khác không
  • Không biết cài đặt silo
  • Đang tập trung vào lĩnh RẤT hẹp, bất kể quy mô website của bạn
  • Đang có ý định tạo microsite có 10-15 trang để tranh hạng
  • Đã có website lớn, hoạt động ổn định và không muốn thay đổi cấu trúc URL để tạo ra quá nhiều redirect.

Hy vọng phần tóm tắt trên sẽ giúp bạn chọn cấu trúc phù hợp cho website của mình. Còn bây giờ nếu có bất kỳ thắc mắc gì, đừng ngần ngại chia sẻ dưới phần bình luận.

Chuẩn kiến thức SEO website ngay hôm nay! Tham khảo các khóa học SEO của GTV SEO để có kiến thức được hệ thống chi tiết & update thường xuyên.

Bài viết liên quan:

  1. SEO Onpage là gì: 22 Tiêu chuẩn Tối ưu Onpage “thần tốc” 2020
  2. Featured Snippet là gì? 5 bước đơn giản tối ưu Featured Snippets
  3. Tối ưu hóa hình ảnh: 5 Tips quan trọng để tối ưu hình ảnh lên top Google
  4. Cấu trúc website: Checklist 15 tiêu chuẩn cấu trúc trang web chuẩn SEO

Đỗ Anh Việt (Vincent Do), là một chuyên gia SEO với 10 năm kinh nghiệm, chuyên sâu về Topical authority, semantic web và Content Marketing. Không dừng tại SEO Website, Việt còn nghiên cứu về tỉ lệ chuyển đổi trên website, email marketing và Inbound Marketing.Với đam mê chia sẻ SEO, Việt cũng có kênh youtube 40.000+ subscriber, lẫn group cộng đồng SEO 70.000+ người hiện tại. Việt đang là một trong những KOL trong ngành SEO tại Việt Nam.Ngoài là CEO tại GTV SEO, Việt còn đam mê về lĩnh vực AI, ứng dụng AI trong marketing mang lại sự tối ưu về thời gian và hiệu quả cho doanh nghiệp nói chung.
Vincent Do
Khám phá nhiều chủ đề khác