Meta Description là gì? 15 Cách viết thẻ Meta Description hay (2023)

Hãy cho tôi biết nếu bạn đang gặp vấn đề này:

Website không có lượt truy cập nhiều mặc dù đang đứng top trên trang kết quả tìm kiếm?

Dù cho bạn đã cố gắng kết hợp rất nhiều kĩ thuật để tối ưu website, xong dường như mọi nỗ lực vẫn không mang lại kết quả như mong đợi.

Tuy nhiên, sẽ ra sao nếu tôi nói rằng: Traffic vào website có thể tăng lên ngay lập tức chỉ với thẻ Meta Description? Một trong những yếu tố được xem xét của SEO Onpage.

Vậy thì thẻ Meta Description là gì? Lợi ích của nó là gì và làm cách nào để tăng CTR và thứ hạng với Meta Description?Cùng xem bài viết ngay nhé! Vì mọi kiến thức đã được tôi tổng hợp ngay tại đây!

Thẻ meta là gì?

Thẻ Meta hay còn gọi là Meta Tag là thẻ khai báo tiêu đề của một trang, thẻ này sẽ giúp tiêu đề của website đó hiển thị đầy đủ khi được tìm kiếm. Thẻ thể hiện những dòng mã đặt trên đầu một trang HTML, các thông tin như tiêu đề, ngôn ngữ, mô tả, tác giả,… nhằm cung cấp thông tin khi được tìm kiếm. Do đó nó có ý nghĩa quan trọng trong quá trình SEO Onpage.

Đợi đã, nói đến SEO Onpage là gì rồi nhưng có thể bạn chưa hiểu hết về SEO là gì? Vì vậy hãy tìm hiểu ngay tổng quan SEO là gi nhé!


Meta Description là gì
Meta Description là gì?

Nói cách khác, thẻ Meta Description hỗ trợ bạn tìm ra kết quả phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Thẻ Meta Description WordPress sẽ được xuất hiện bên dưới tiêu đề trang (Title) khi người dùng nhập truy vấn của mình vào thanh công cụ tìm kiếm trên internet!

Trong nhiều trường hợp, Meta Description cũng có thể xem như 1 Meta Tag. Vì thực chất văn bản không xuất hiện trực tiếp trên trang mà nó được gắn vào thẻ Meta Description và hiển thị trong HTML.

Code HTML

Và đây là một ví dụ trực quan về cách mà Meta Description hiển thị dưới dạng Code HTML:

Định dạng tối ưu

Mô tả meta có thể dài bất kỳ, nhưng Google thường cắt ngắn các đoạn trích còn khoảng 155–160 ký tự. Tốt nhất nên giữ cho Meta Description đủ dài để chúng đủ mô tả, vì vậy tôi khuyên bạn nên sử dụng các mô tả từ 50–160 ký tự. Hãy nhớ rằng độ dài “tối ưu” sẽ thay đổi tùy theo tình huống và mục tiêu chính của bạn phải là cung cấp giá trị và thúc đẩy số lần nhấp.

Yếu tố xếp hạng của Google

Mặc dù không gắn liền với thứ hạng của công cụ tìm kiếm, nhưng lại cực kỳ quan trọng trong việc thu hút người dùng nhấp qua từ SERPs. Những đoạn văn ngắn này là cơ hội của để “quảng cáo” nội dung cho người tìm kiếm và cơ hội quyết định xem nội dung có liên quan và chứa thông tin họ đang tìm kiếm từ truy vấn tìm kiếm của họ hay không.

Meta Description của trang phải sử dụng một cách thông minh (đọc: theo cách tự nhiên, hoạt động, không spam) sử dụng các từ khóa mà trang đang nhắm mục tiêu, nhưng cũng tạo mô tả hấp dẫn mà người tìm kiếm sẽ muốn nhấp vào. Nó phải liên quan trực tiếp đến trang mà nó mô tả và duy nhất so với các mô tả cho các trang khác.

Tầm quan trọng của thẻ Meta Description

Một thẻ Meta Description tốt sẽ mang đến cho bạn 3 lợi ích sau:

  1. Thu hút người dùng truy cập vào website, tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR) trên cả Google lẫn trang mạng xã hội (Facebook, Twitter, …)
  2. Giúp công cụ tìm kiếm hiểu khái quát về nội dung trang để xếp hạng tốt hơn.
  3. Tối ưu trải nghiệm người dùng, giúp họ nhanh chóng nắm được nội dung mà mình sắp truy cập.

Không tạo ra được thẻ Meta Description chất lượng cũng đồng nghĩa với việc bạn đang lãng phí đi 1 cơ hội marketing ngàn vàng.

Lúc này doanh nghiệp bạn có thể phải đối mặt với 2 trường hợp:

Trường hợp 1 – Bỏ quên thẻ Meta Description

Vẫn có rất nhiều người dùng chưa biết hoặc chưa hiểu rõ tầm quan trọng của thẻ meta nên thường bỏ qua chúng. Đây là một trong 13 lỗi kỹ thuật SEO phổ biến mà bạn cần khắc phục.

Và Google sẽ chỉ hiển thị thẻ Meta Description trong phần kết quả tìm kiếm. Nếu bạn không viết, Google sẽ lấy nội dung bất kỳ trong bài viết để chèn vào, và đôi khi nó tạo ra một thẻ Meta Description vô nghĩa như ví dụ dưới đây:

đoạn Meta Description không có nghĩa
Ví dụ về đoạn Meta Description vô nghĩa

Thật sự là chẳng ai thích thú với những thẻ Meta Description vô nghĩa này đâu. Song, bất ngờ là ngay cả những doanh nghiệp hàng đầu đôi khi cũng mắc phải sai lầm tương tự. Như Coca – Cola ở ví dụ trên chẳng hạn.

Trường hợp 2 – Viết Meta Description hời hợt

Thẻ mô tả được viết ra một cách hời hợt dễ gây ra các kết quả tìm kiếm thiếu chính xác. Bàn về độ dài đoạn mô tả, có rất nhiều thông tin như sau:

  • Năm 2015, Google yêu cầu 1 thẻ Meta Description chỉ nên bao gồm 150-160 ký tự. Nếu viết dài hơn thì Meta Description sẽ tự động bị rút ngắn.
  • Cuối tháng 11/ 2017, các công cụ của RankRanger đã tăng độ dài thẻ Meta Description lên tới 230 ký tự.
  • Đầu năm 2018, có một số bài blog lại đưa tin về việc Google quyết định thay đổi độ dài Meta Description từ 160 lên 320, thậm chí là 375 ký tự.

Độ dài thẻ Meta Description
Độ dài thẻ Meta Description

Tuy nhiên thông tin này còn mơ hồ lắm.

Số kí tự chuẩn meta description
Nhiều nguồn thông tin về số ký tự chuẩn trong một Meta Description

Tôi cá rằng, khi search các từ khóa “độ dài Meta Description hay Meta Description là gì, … bạn sẽ tìm được rất nhiều thông tin khác nhau về số lượng kí tự của Meta Description.

Nghiên cứu về độ dài thẻ mô tả SEO
Các thông tin nghiên cứu về độ dài thẻ mô tả trong SEO

Cả 3 đoạn mô tả đều bị Google cắt bớt nhưng có số lượng kí tự khác nhau. Vì vậy, một số chuyên gia trong ngành khuyên bạn phải thật cẩn thận. Đừng ngay lập tức đổ xô theo phong trào để thêm vào hay xóa đi thẻ Meta Description của mình.

Cách thêm Meta Description trong WordPress

Các thẻ Meta Description thường không xuất hiện trực tiếp trên trang web. Vì vậy chúng cần được nhập vào hệ thống quản lý nội dung (CMS) cho toàn bộ các trang trên website của bạn.

Hiện nay có khá nhiều dạng website nên tôi khó mà đưa ra một hướng dẫn đồng bộ cho tất cả. Thay vào đó, tôi sẽ lấy chính kinh nghiệm chia sẻ cho bạn.

  • Ví dụ cụ thể cho cách tôi chèn Meta Description cho website của mình
  • Hướng dẫn cách thay đổi thẻ Meta Description trên giao diện WordPress
  • 15 mẹo nhỏ viết Meta Description đúng chuẩn
  • Meta description là gì và cách tối ưu nâng cao tỉ lệ Click dựa trên những dữ liệu thực tế.

Giờ thì bắt đầu thôi nào!

#1. Thêm thẻ Meta Description WordPress ở tab SEO

Chèn thẻ Meta Description trong trang web như thế nào? Đầu tiên, khi tạo một bài đăng mới trong CMS, bên dưới thanh tab SEO sẽ có mục trống cho bạn điền thông tin Meta Description vào:

cách thêm thẻ meta description wordpress hoặc web 2.0
Thêm thẻ Meta Description

#2. Thêm thẻ Meta Description với Plugin Yoast SEO

Một trong những cách thêm thẻ Meta Description vào WordPress và thay đổi nội dung thẻ mô tả trong WordPress, bạn cài đặt và thiết lập Yoast SEO rồi lần lượt thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chọn 1 trang có sẵn hoặc tự mình tạo ra 1 bài đăng mới

cách thêm thẻ meta description với yoast seo
Chọn bài đã có sẵn hoặc đăng bài mới

Bước 2: Điều chỉnh Yoast SEO

Điều chỉnh thẻ Meta Description trên Yoast SEO
Điều chỉnh thẻ Meta Description trên Yoast SEO

Bước 3: Tạo ra dòng mô tả chất lượng

cách viết thẻ meta description
Viết Meta Description Tag của bạn ở đây

Bước 4: Lưu nháp, xuất bản

Hầu hết các Platforms của phương tiện truyền thông xã hội chỉ sử dụng thẻ Meta Description khi website đó xuất hiện trên trang của họ.

Lưu nháp hoặc xuất bản bài viết của bạn
Lưu nháp hoặc xuất bản bài viết của bạn

Chọn lưu đoạn meta theo 1 trong 3 cách sau tùy thuộc vào ý định của bạn:

  1. Save Draft: Bài viết nháp hay Meta Description vẫn còn cần chỉnh sửa, bạn chưa muốn đăng bài viết.
  2. Publish: Bài viết & thẻ Meta Description đã hoàn thiện, giờ là lúc đăng nó lên website.
  3. Update: Bài viết đã được publish trước đó, chỉ cần cập nhật thêm Meta Description mới.

Vậy là bạn đã thay đổi nội dung của Meta Description thành công rồi đó!

Yoast SEO không phải là công cụ SEO duy nhất nhưng nó được xem là công cụ tiện ích được đa số các SEOer lựa chọn cho WordPress của mình. Bạn có thể tìm hiểu thêm các công cụ tại đây.

15 Cách viết thẻ Meta Description cực chuẩn

Với mong muốn tạo nên những thẻ mô tả chất lượng có khả năng tăng CTR vượt bậc, tôi đã phải dành thời gian phân tích lối viết các thẻ mô tả của hàng trăm doanh nghiệp uy tín.

Danh sách này bao gồm cả 100 thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới cũng như top 40 công ty giá trị nhất Việt Nam đều do tạp chí Forbes bình chọn năm 2019.

Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, tôi phát hiện ra rằng không phải cứ là doanh nghiệp lớn thì tất cả đoạn mô tả của họ đều chất lượng.

Thực tế thì một số thẻ Meta Description trong danh sách rất đáng học hỏi. Song, bên cạnh đó vẫn có một số Meta Description khá bình thường, không được ấn tượng lắm và thậm chí là dở đến không ngờ.

Sau quá trình nghiên cứu, đây là 15 cách viết hữu ích kèm theo các ví dụ cụ thể tôi đúc kết được.

Có thể bạn quan tâm: Học viết Content thu hút người dùng từ những câu chữ đầu tiên.

1/ Độ dài Meta Description – Tối đa 150 kí tự (tốt nhất là 120)

Đôi khi ở thẻ Meta Description, Google còn cho hiển thị thêm ngày publish bài viết, hay review, hay thậm chí liệt kê trực tiếp Heading trong thẻ Meta Description, bạn cũng nên trừ hao cho những ký tự này trước.

Xuất hiện ngày Publish bài viết ngay thẻ Meta Description.
Xuất hiện ngày Publish bài viết ngay thẻ Meta Description.

Do đó, mục tiêu chính của bạn là cung cấp giá trị và tăng số lần nhấp chuột. Vì thế hãy cố gắng truyền đạt những thông tin quan trọng và thu hút nhất trong 120 ký tự đầu tiên của đoạn mô tả này.

Tuy nhiên, bạn phải cân nhắc 3 điểm quan trọng sau:

  1. Google chưa công khai xác nhận bất kì điều gì về độ dài thẻ Meta Description.
  2. Google hiển thị số lượng kí tự trong Meta Description theo đúng quy định của hầu hết các tìm kiếm.
  3. Ngay cả khi có nhiều kí tự hơn, nội dung bổ sung vào Meta Description dường như được lấy từ trang web, chứ không phải từ bất kỳ thẻ Meta Description mà bạn chèn vào.

Nhìn chung Google vẫn đang cố gắng kiểm tra xem liệu thẻ Meta Description dài hơn có hỗ trợ được gì đối với quá trình tìm kiếm của người dùng hay không.

Vẫn chưa có gì là chắc chắn. Thế nên cho đến khi bạn nhận được thông báo chính thức, hãy cứ làm theo những nguyên tắc trước giờ thôi.

2/ Tạo thẻ Meta Description Unique

Tất cả các thẻ mô tả trên trang web của bạn cần sự khác biệt. Nếu thẻ mô tả của bạn giống với thẻ mô tả của những trang khác thì rất dễ khiến người dùng hoang mang.

Thẻ mô tả của bạn cần hướng đến độc giả là con người chứ không phải các công cụ tìm kiếm.

Nếu bạn không có thời gian thì tốt hơn hết nên để trống. Google sẽ chọn một đoạn chứa từ khóa trong bài viết của bạn để hiển thị.

3/ Viết bằng giọng văn tích cực, thu hút

Nếu bạn xem Meta Description là một lời mời đến website thì bạn không nên dùng những từ ngữ ẩn dụ hay các từ chuyên môn phải tốn chất xám để suy nghĩ.

Biến chúng thành lời mời thân thiện, súc tích và dễ hiểu nhất có thể. Đồng thời từ ngữ trong thẻ Meta Description cần có sự chọn lọc kỹ lưỡng và có tính thuyết phục cao.

mẫu thẻ meta description thu hút
Mẫu thẻ Meta Description thu hút của website PNJ

Chỉ với những cụm từ “hàng đầu tại Châu Á”, “giữ vị trí số một”, PNJ đã khá thành công trong việc thuyết phục bạn tìm mua hàng nơi họ.

4/ Tận dụng tối đa các tiêu đề meta

Bạn đã bao giờ tự hỏi tiêu đề meta là gì? Thực chất đó là phần tiêu đề của một bài viết thông thường. Trong kết quả tìm kiếm, tiêu đề meta nằm ngay trên Meta Description (hoặc Meta Tag).Dưới đây là một ví dụ về tiêu đề meta thu hút.

Tiêu đề (Meta) vs Thẻ Meta Description
Tiêu đề (Meta) vs Thẻ Meta Description

1 tiêu đề hấp dẫn thực sự mang lại hiệu quả bất ngờ cho toàn bộ mô tả của bạn, góp phần nhắn gửi một thông điệp quan trọng. Tiêu đề meta đã được chèn vào CMS của bạn (thư mục lưu trữ tiêu đề meta thường nằm ngay bên cạnh vị trí bạn nhập Meta Description).

Nhằm đảm bảo tính phù hợp, các tiêu đề cần ngắn hơn nhiều so với thẻ Meta Description. Độ dài tốt nhất cho một tiêu đề meta là <65 ký tự, nếu tiêu đề dài hơn sẽ bị Google rút ngắn lại.

5/ Làm nổi bật lên bản sắc thương hiệu

Đây là hình thức marketing tối ưu để khẳng định lại một đặc tính riêng biệt hoặc lời cam kết thương hiệu bạn muốn xây dựng. Đặc biệt là Meta Description cho các trang hompage.

Chỉ qua câu giới thiệu ngắn gọn, một lần nữa Vinamilk dễ dàng tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng người tiêu dùng.

Vinamilk sử dụng Meta Description để giới thiệu đặc điểm của công ty
Vinamilk sử dụng Meta Description để giới thiệu đặc điểm của công ty

6/ Gắn CTA – Lời kêu gọi hành động

Thật tuyệt vời nếu bạn có thể thêm những lời mời như: Xem thêm, nhận ngay, dùng thử miễn phí,… vào đoạn mô tả. Kết hợp với giọng văn tích cực bạn sẽ tạo được điểm nhấn và thu hút người dùng click chuột hơn.

7/ Chứa Focus Keyword

Nếu các từ khóa tìm kiếm trùng khớp với một phần của đoạn Meta Description, Google sẽ làm nổi bật chúng lên. Điều này sẽ làm cho liên kết đến website của bạn thu hút hơn.

Từ khóa tìm kiếm nổi bật trong Meta Description
Từ khóa tìm kiếm nổi bật trong Meta Description

Lưu ý: Đừng cố nhồi nhét quá nhiều các từ khóa vào thẻ. Nó sẽ không ảnh hưởng quá nhiều cho việc làm SEO đâu.

7 cách viết bài chuẩn SEO được Google yêu thích và xếp thứ hạng cao!

8/ Hiển thị thông số kỹ thuật

Nếu bạn đang bán một sản phẩm dành cho những người am hiểu công nghệ, hãy tập trung và hiển thị thông số kỹ thuật ở trong phần này. Chúng có thể là tên nhà sản xuất, module, giá cả sản phẩm,… Những thông tin hiển thị này sẽ kích hoạt việc nhấp chuột nhiều hơn (tăng CTR).

9/ Chứa nội dung liên quan

Điều này vô cùng quan trọng! Google sẽ tìm ra và có thể xử phạt những website có Meta Description đánh lừa khách truy cập vào trang.

Hơn nữa, đoạn meta này sai lệch với nội dung sẽ làm tăng tỷ lệ thoát. Do vậy, phải luôn chắc chắn rằng Meta Description của bạn phải phù hợp với content của website.

Tăng sức mạnh của sự liên quan cho website trong mắt Google ngay sau khi áp dụng cấu trúc Silo. Bạn đã biết Cấu trúc Silo là gì chưa?

10/ Không sử dụng dấu ngoặc kép trong thẻ Meta Description

Google sẽ cắt bỏ phần mô tả trong dấu ngoặc kép sử dụng trong HTML của một Meta Description khi nó xuất hiện trên SERP.

Để hạn chế điều này, bạn nên loại bỏ tất cả các kí tự không phải chữ và số ra khỏi đoạn meta này. Nếu bạn bắt buộc phải chèn dấu ngoặc kép, hãy sử dụng HTML Entity để thay thế.

11/ Cân nhắc sử dụng Rich Snippets

Rich Snippets hiện đang được sử dụng khá rộng rãi ở nhiều website. Nó là đoạn thông tin hiển thị dưới dạng sao, hình ảnh, xếp hạng đánh giá,…

Cân nhắc sử dụng Rich Snippet cho Meta Description
Cân nhắc sử dụng Rich Snippet cho Meta Description

Nó sẽ giúp cho website nổi bật và giúp người dùng có những trải nghiệm thực tế. Nhìn thấy các đánh giá hay hình ảnh từ trang kết quả tìm kiếm sẽ kích thích người dùng click chuột vào website của bạn hơn.

Tối ưu hoá hình ảnh cho website: 5 Tips quan trọng để SEO hình ảnh lên top Google. Tìm hiểu ngay!

12/ Chứa thông tin những gì bạn đang làm

Chớ nên ngại ngùng che giấu những điều bạn đang làm. Tính ái ngại trong ngành marketing chưa bao giờ mang lại kết quả tốt đẹp. Nếu có thể, hãy làm thẻ mô tả về tổng quan doanh nghiệp của bạn.

Cùng xem qua ví dụ dưới đây nhé:

giới thiệu ngành nghề qua meta description
Giới thiệu ngành nghề qua Meta Description của bạn

Dù cho tôi không biết gì về Thế giới di động, thì ngay lập tức tôi sẽ biết mọi thông tin về website này chỉ thông qua duy nhất dòng mô tả kể trên. Chỉ 1 lần tìm kiếm là đã biết ngay rồi không phải rất tiện ích sao?

13/ Cung cấp các ưu đãi đặc biệt

Đây còn là một hình thức quảng cáo lý tưởng cho bất kỳ chương trình giảm giá hoặc ưu đãi nào bạn đang thực hiện. Về cơ bản, càng cung cấp nhiều ưu đãi hấp dẫn càng tốt:

giới thiệu ưu đãi qua meta description
Sử dụng Meta Description để giới thiệu những ưu đãi

14/ Luôn không ngừng sáng tạo

Sáng tạo luôn là một trong những yếu tố hàng đầu của marketing. Dù chỉ vỏn vẹn vài kí tự ngắn gọn, mô tả của Frito-Lay lại hoàn toàn cho tôi cảm giác thích thú, tò mò:

luôn luôn viết thẻ meta description đầy sáng tạo
Frito-lay viết Meta Description đầy sáng tạo

Chỉ với 1 câu đơn giản nhưng người dùng có thể nhận thấy được giá trị mà Frito-lay có thể mang lại: “snack ngon nhất”, “vui vẻ khi tận hưởng cùng snacks”.

15/ Xem lại Meta Description trước khi đăng

Khi bắt tay vào viết thẻ meta, bạn nên tìm hiểu và tạo tương tác trước với khách hàng tiềm năng của mình.

Đừng quên kiểm tra lại thẻ Meta Keywords trước khi đăng bài
Đừng quên kiểm tra lại thẻ Meta Keywords trước khi đăng bài

Xem thêm về thẻ Meta Keyword: tại đây

Cách viết Meta Description chuẩn SEO

Để viết một Meta Description chuẩn SEO, bạn cần lưu ý các điểm sau.

Có từ khóa chính

Từ khóa là yếu tố quan trọng nhất trong cách viết Meta Description chuẩn SEO. Bạn phải đảm bảo các từ khóa quan trọng nhất của bạn cho trang web hiển thị trong phần mô tả meta. Thông thường các công cụ tìm kiếm sẽ tô đậm ở nơi nó tìm thấy truy vấn của người tìm kiếm trong thẻ mô tả meta của bạn.

Ví dụ khi tìm kiếm từ khóa “dịch vụ seo” hoặc có thể là dịch vụ seo hcm

Từ khóa “dịch vụ seo” được tô đậm lên
Từ khóa “dịch vụ seo” được tô đậm lên

Viết Meta Description dễ đọc

Hãy viết một đoạn mô tả dễ đọc và tất nhiên là phù hợp với nhu cầu người tìm kiếm. Viết thẻ mô tả dễ đọc là điều cần thiết cách viết mô tả meta chuẩn SEO.

Nếu bạn cố gắng nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào thẻ mô tả meta sẽ khiến người dùng nghĩ bạn là một trang web spam và điều này không có lợi cho bạn. Thông thường, bạn nên bắt đầu thẻ Meta Description bằng từ khóa và toàn bộ nội dung chỉ chứa 1-2 từ.Bạn hãy chắc chắn rằng mô tả của bạn đọc giống như một câu bình thường, do con người viết.

Nội dung hấp dẫn phù hợp với trang

Tạo một nội dung thật sự hấp dẫn để thu hút người đọc, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định của khách hàng. Và quan trọng nhất vẫn phù hợp với nội dung trong bài viết và những gì mà khách hàng tìm kiếm.

Đây là ví dụ khi tôi tìm kiếm từ khóa “SEO Onpage là gì?”

Ví dụ về Meta Description chuẩn SEO
Ví dụ về Meta Description chuẩn SEO

Độ dài hợp lý

Như tôi đã nói ở trên, một mô tả meta nên dài tối đa 150 kí tự (tốt nhất là 120) mặc dù gần đây Google đang thử nghiệm những đoạn dài hơn.

Nếu không, thẻ mô tả meta của bạn sẽ bị mất hiển thị đoạn nội dung còn lại. Vì vậy hãy chắc chắn rằng bất kỳ từ khóa quan trọng nào ở gần phía trước. Nên đừng cố gắng ghi quá dài dòng và vô vị.

Không trùng lặp

Một yếu tố quan trọng khác trong cách viết Meta Description chuẩn SEO. Cũng như thẻ tiêu đề, mô tả meta phải được viết khác nhau cho mỗi trang. Google có thể phạt bạn vì sao chép hàng loạt mô tả meta của bạn.

Sử dụng đoạn mã thú vị

Ít ai chú ý đến điều này, tuy nhiên khi bạn sử dụng bằng cách sử dụng đánh dấu lược đồ, bạn có thể thêm các yếu tố vào thẻ mô tả để tăng sức hấp dẫn của chúng.

Ví dụ: xếp hạng sao, xếp hạng khách hàng, thông tin sản phẩm, lượng calo, v.v.

thêm các yếu tố xếp hạng vào meta description
Thêm yếu tố xếp hạng vào thẻ meta

Cách thêm Emoji vào thẻ Tiêu đề và Meta description

Thẻ Meta Title là thẻ tiêu đề hiển thị trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm và trên thanh bar trên cửa sổ trình duyệt. Meta Description là phần tóm tắt nội dung của bài viết, thường số ký tự tối ưu từ 155 – 160 ký tự. Đây là 2 thẻ quan trọng và cần tối ưu để tăng thứ hạng tìm kiếm của website. 

Ngoài việc tuân theo thuật toán của Google để tối ưu, tạo nội dung thu hút, sáng tạo, chuẩn seo, thì việc thêm các emoji cũng giúp nội dung của bạn nổi bật hơn. Việc nổi bật hơn sẽ tăng khả năng được lựa chọn, tăng khả năng click vào website. Bạn cũng có thể tham khảo thêm bài viết Thiết kế web chuyên nghiệp chuẩn SEO để giúp tăng thứ hạng website của mình nhé.

Ngoài ra, việc thêm emoji vào thẻ Meta Title và Meta Description khiến cho nội dung của bạn trở nên hấp dẫn, thu hút hơn. Emoji rất được yêu thích bởi những người trẻ, những nội dung văn bản khô khan, cứng nhắc có thể mềm mại hơn khi thêm các emoji. Vì thế việc thêm emoji mang lại nhiều thay đổi tích cực cho website, là một trong những yếu tố giúp tăng thứ hạng đáng kể.

Nếu muốn thêm emoji cho 2 phần này, bạn chỉ cần copy emoji mong muốn và paste chúng vào nơi bạn muốn, giống như sử dụng văn bản thông thường. Có lẽ đây là cách đơn giản nhưng lại tạo ra kết quả bất ngờ đấy.

Bonus: Meta Description cho trang chủ & trang sản phẩm / dịch vụ

Mỗi một loại trang sẽ có cách mô tả khác nhau, với trang chủ hay trang sản phẩm/dịch vụ web cũng vậy. Để lôi cuốn người đọc, thêm nhiều lượt click, bạn có thể tham khảo cách viết dưới đây:

Meta Description cho trang chủ

Để có được nội dung hấp dẫn, được tối ưu và thể hiện tính chuyên nghiệp thì khi viết thẻ Meta Description cho trang chủ, cần lưu ý:

Độ dài thẻ Meta Description trang chủ

Đoạn mô tả thoạt đầu trông có vẻ dễ viết. Nhưng bạn phải làm sao gói gọn trong 120 – 150 kí tự mà còn nổi bật nội dung chính của website bạn thì không hề đơn giản.

Như tôi đã nói ở trên, mọi thứ nên dừng lại ở mức 120 kí tự là tốt nhất nhưng phải đảm bảo đủ thú vị để níu chân người dùng và phù hợp với nhu cầu của họ.

Nội dung thẻ Meta Description cho trang chủ

Tất cả điều này xảy ra rất nhanh, thậm chí người tìm kiếm có thể sẽ không nhận thấy rằng họ vừa đưa ra quyết định. Họ sẽ chỉ nhập vào liên kết để thõa mãn sự tò mò mà không suy nghĩ nhiều về nó.

ví dụ về meta description trang home page của GTV
Thẻ Meta Description cho trang Hompage GTV SEO

Như bạn thấy chỉ với 25 từ (118 ký tự) GTV SEO đã tạo được ấn tượng với khách hàng. Với 2 từ đầu tiên “GTV SEO” bạn đã có thể nhận biết về dịch vụ công ty SEO TPHCM cũng như dịch vụ SEO Hà Nội mà công ty cung cấp. Và những từ còn lại nhấn mạnh cụ thể những giá trị tốt nhất GTV cung cấp:

  • Khẳng định thương hiệu
  • Tăng traffic
  • Tăng doanh thu

Đặc biệt, những giá trị này lại được in hoa, có thể thu hút sự chú ý của đa số người dùng.

Lời kêu gọi hành động gần gũi, ngắn gọn và súc tích mang lại hiệu quả cao.

Meta Description cho trang sản phẩm / dịch vụ

Trang sản phẩm/dịch vụ sẽ có những khác biệt so với trang chủ, vì vậy khi viết nội dung cho Meta Description trang sản phẩm/dịch vụ bạn cần lưu ý:

Thẻ Meta Description không nên chứa toàn bộ nội dung của trang chủ

Viết Meta Description cho các trang sản phẩm thường dễ dàng hơn một chút so với viết cho hompage. Bởi vì ở các trang sản phẩm bạn không cần phải viết tất cả về doanh nghiệp của mình. Không nên chứa toàn bộ nội dung của trang chủ, khi viết vào nội dung sẽ bị thừa và trùng lặp.

Meta Description cung cấp giải pháp gì?

Thay vì sao chép nội dung mô tả của trang chủ, bạn nên nói những gì mang lại giá trị hữu hình cho người mua hàng. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp bạn bán dụng cụ nhà bếp, hãy để người dùng biết rằng sản phẩm của bạn sẽ giúp cho việc nấu ăn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Một ví dụ khác cho trang sản phẩm/ dịch vụ – Khóa đào tạo SEO của GTV.

meta description cho khóa học SEO mastermind của GTV
Meta Description cho Khóa học SEO Mastermind của GTV

Ngay ở phần mô tả, tôi đã khái quát những gì bạn có thể học được trong khóa học SEO web Mastermind. Đoạn mô tả có ngắn gọn nhưng nó khá đầy đủ về những giá trị bạn có thể nhận được từ khóa học này.

Để tạo được một Meta Tag hiệu quả cho trang sản phẩm, tôi có một số lời khuyên dành cho bạn:

  • Hãy cho thấy sản phẩm của mình khác biệt so với đối thủ.
  • Đưa ra những giá trị tốt nhất mà khách hàng có thể nhận được thông qua sản phẩm.
  • Viết hoa một số phần quan trọng là một cách làm hiệu quả. Lưu ý, đừng viết hoa toàn bộ nhé!
  • Sử dụng CTA hoặc từ ngữ khơi gợi sự tò mò của người dùng click vào tiêu đề của bạn ngay lập tức.
  • Một câu kết bỏ dở trong Meta Description rất có thể sẽ tăng tỷ lệ nhấp của bạn lên rất nhiều.

free bo tai lieu seo ecommerce

Một vài ví dụ tốt / không tốt về Meta Description

Ví dụ thẻ Meta Description tốt

Tiếp theo đây là một số ví dụ về Meta Description tốt đáp ứng những yêu cầu trên.

Ví dụ 1:

ví dụ về thẻ meta description tốt
Một đoạn mô tả hay của Nshape Fitness

Đoạn mô tả trên đây trên đây chỉ vỏn vẹn 27 từ (131 ký tự) nhưng nó lại vô cùng hiệu quả. Nội dung đoạn mô tả đã nêu bật lên nỗi đau mà người dùng gặp phải:

  • “giảm cân an toàn”
  • “giảm cân nhanh trong 1 tuần”
  • “không dùng thuốc”

Ví dụ 2:

mẫu meta description hay, chất lượng
Một mẫu ví dụ về Meta Description hay, chất lượng

Đoạn Meta Description này chứa Focus Keyword ở đầu đoạn, đây là một điểm cộng. Mặc dù chỉ với 26 chữ (134 ký tự) nhưng khái quát cho người đọc một phần về định nghĩa của 4P marketing.

Lời kêu gọi “xem ngay” thôi thúc người dùng click vào bài viết.

Ví dụ thẻ Meta Description không tốt

Ví dụ 1:

meta description không tốt
Mẫu ví dụ về Meta Description trong bài “Backlink là gì?” không tốt

Mặc dù đoạn Meta Description này chứa từ khóa chính “backlink” nhưng nó sẽ không hấp dẫn người đọc. Một câu dẫn được cho là khá chung chung và không mấy ấn tượng, không đủ để khiến người dùng tò mò về bài viết. Tôi cần phải điều chỉnh lại Meta Description của bài này.

Ví dụ 2:

Giả sử tôi bị thương và tôi search “cách xử lý vết thương” để tìm hướng giải quyết. Và tôi thấy đoạn mô tả này. Nếu là bạn, bạn muốn click ngay vào bài viết này chứ?

mẫu meta description không tốt của Hello Bacsi
Một mẫu Meta Description không tốt của Hello Bacsi

Thực sự đoạn Meta Description này không đủ thu hút tôi. Mặc dù nó có một số điểm mạnh: Viết gói gọn trong 30 chữ (133 ký tự) theo tiêu chuẩn của một Meta Description.

Tuy nhiên, nội dung của Meta Description chưa được tối ưu theo intent của người dùng. Nó không nêu bật được cách xử lý mà người dùng cần tìm kiếm.

Thay vào đó, đoạn mô tả này đang nêu tác hại của việc vết thương bị nhiễm trùng không được xử lý đúng cách mà người dùng đã biết từ trước.

Một số câu hỏi liên quan đến thẻ meta description

1. Các loại thẻ meta quan trọng nhất hiện nay?

Như đã nêu trên, các thẻ meta quan trọng nhất vẫn là thẻ title, meta description, meta content-type. Nếu bạn muốn biết ý nghĩa của các thẻ hãy đọc hết mục các thẻ meta quan trọng để biết ý nghĩa, và các thẻ phù hợp với website của bạn.

2. Google có lấy nội dung thẻ meta description để xếp hạng website không?

Có. Google đánh giá nội dung bài viết và bao gồm cả meta description nên thẻ này cũng là yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng website.

3. Làm thế nào để kiểm tra thẻ meta description trên 1 trang web?

Để kiểm tra thẻ meta description của bạn xem nó hoạt động có hiệu quả hay không thì bạn có thể sử dụng một số công cụ để check. Ví dụ sử dụng HEY META, bạn nhập đường dẫn URL vào input, các thông tin mô tả về website sẽ hiện ra như tiêu đề, mô tả, hình ảnh đặc trưng. Từ đó bạn có thể kiểm tra thẻ bạn đã thiết lập.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những kiến thức giúp bạn hiểu rõ về Meta Description là gì cũng như biết được cách viết Meta Description chuẩn. Và hiểu được tại sao nhiều người lại muốn tối ưu Meta Description này như vậy.

Không có thẻ mô tả, bạn hẳn sẽ đánh mất đi cơ hội hướng sự tập trung của khách hàng đến website của mình. Đây quả là lỗi lầm nghiêm trọng không nên có.

Hãy dành thời gian phân tích website hoặc xem cách mà các chuyên gia trong ngành đã làm. Học hỏi từ chính thành công và thất bại của họ.

Bên cạnh tối ưu Meta Description, bạn còn có thể tham khảo video bên dưới để dễ dàng tối ưu Onpage hiệu quả nhé!

Giờ thì đến lượt bạn, hãy thử viết cho mình những đoạn mô tả ấn tượng thu hút người dùng nhé!

Chúc bạn thành công!

Đăng ký học thử Khoá học SEO Miễn phí – Entity Mastermind 2021

Tài liệu Tham Khảo:

  1. “How to create the right meta description” – Yoast | https://yoast.com/meta-descriptions/
  2. “The Importance of Meta Descriptions for SEO” – WordStream | https://www.wordstream.com/meta-description
  3. “How to Write Meta Descriptions that Drive Traffic and Conversions” – Shopify | https://www.shopify.com/blog/how-to-write-meta-descriptions

Đọc tiếp:

Vincent Do

Đỗ Anh Việt (Vincent Do), là một chuyên gia SEO với 10 năm kinh nghiệm, chuyên sâu về Topical authority, semantic web và Content Marketing. Không dừng tại SEO Website, Việt còn nghiên cứu về tỉ lệ chuyển đổi trên website, email marketing và Inbound Marketing.

Với đam mê chia sẻ SEO, Việt cũng có kênh youtube 40.000+ subscriber, lẫn group cộng đồng SEO 70.000+ người hiện tại. Việt đang là một trong những KOL trong ngành SEO tại Việt Nam.

Ngoài là CEO tại GTV SEO, Việt còn đam mê về lĩnh vực AI, ứng dụng AI trong marketing mang lại sự tối ưu về thời gian và hiệu quả cho doanh nghiệp nói chung.

Bài viết cùng chủ đề