Topic Cluster là gì? 7 Bước triển khai Topic Cluster cho Website

Topic Cluster (cụm chủ đề) là một chiến lược tổ chức nội dung website tập trung vào một chủ đề chính và bao gồm các bài viết liên quan được liên kết với nhau. Mô hình này được ví như một mạng lưới thông tin giúp người dùng dễ dàng khám phá và tìm hiểu sâu về chủ đề mà họ quan tâm.

Chiến lược Topic Cluster giúp thể hiện với các công cụ tìm kiếm rằng trang web của bạn có kiến thức sâu rộng về một chủ đề cụ thể và nỗ lực cung cấp thông tin toàn diện. Điều này đóng vai trò thiết yếu trong việc cải thiện thứ hạng trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

Trong bài viết này, mình sẽ giải thích chi tiết về Topic Cluster, lợi ích của kỹ thuật này và chi tiết 7 bước triển khai Topic Cluster cho Website của mình!

  • Bước 1: Chọn topic bạn muốn Rank Top
  • Bước 2: Research Keyword
  • Bước 3: Nhóm Keyword theo Topic Cluster
  • Bước 4: Check lại Content hiện có trên Website
  • Bước 5: Viết Content cho Pillar Page & Cluster Content
  • Bước 6: Liên kết nội dung lại với nhau
  • Bước 7: Theo dõi và phân tích các chỉ số 

Chờ đã! Nếu bạn không có nhiều thời gian để đọc hết bài viết, tôi đã tổng hợp toàn bộ kiến thức về Topic Cluster trong video này! Xem ngay tại đây nhé!

Topic Cluster là gì?

Topic cluster (cụm chủ đề) là một nhóm các bài viết hoặc các trang được liên kết với nhau và tập trung vào một CHỦ ĐỀ nhất định, không phải tối ưu theo từng TỪ KHÓA.

Phương pháp triển khai Topic cluster, hay còn gọi là kỹ thuật “pillar và cluster” được Hubspot nghiên cứu và đề cập vào năm 2017.

Là một trong những kỹ thuật theo xu hướng Content Marketing 2023, Topic cluster được các doanh nghiệp B2B và B2C sử dụng để lên chiến lược nội dung cho doanh nghiệp mình.

Tôi đã từng đề cập phương pháp Topic cluster nhằm tối ưu độ chuyên sâu của content trong những bài viết về “SEO Onpage là gì” trước đây. Tuy nhiên, ở bài viết này tôi sẽ chia sẻ chi tiết hơn cho bạn.

Cấu trúc của Topic Cluster

Một topic cluster sẽ bao gồm 2 thành phần chính: 1 pillar page (trang trụ cột) và các cluster content.

  • Trang trụ cột (Pillar Page): Là trang nội dung chính, bao quát toàn bộ chủ đề, cung cấp thông tin tổng quan và dẫn dắt người dùng đến các bài viết chi tiết hơn.
  • Bài viết vệ tinh (Cluster Content): Là các bài viết cung cấp thông tin chi tiết về các khía cạnh khác nhau của chủ đề chính. Mỗi bài viết vệ tinh sẽ liên kết đến trang trụ cột và các bài viết vệ tinh khác có liên quan.
Sơ đồ cấu trúc của một Topic Cluster
Sơ đồ cấu trúc của một Topic Cluster

Tất cả các cluster content này sẽ đều được internal link với nhau và cùng trỏ đến pillar page. Từ đó thông báo với các công cụ tìm kiếm rằng pillar page là một trang thông tin tổng hợp, bao quát toàn bộ topic đó.

Ví dụ: Tôi có chủ đề về bệnh đau bao tử, Topic Cluster của tôi sẽ bao gồm:

  • Pillar page: Bệnh đau bao tử là gì? Tổng hợp 15 thông tin về đau bao tử bạn cần biết
  • Cluster content: bao gồm nhiều bài viết chuyên sâu giải đáp cho từng vấn đề cụ thể trong chủ đề trên, ví dụ như:
    • Top 5 dấu hiệu bị bệnh đau bao tử nguy hiểm mà bạn không ngờ đến
    • Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày ở Việt Nam
    • Trị bệnh đau dạ dày với nghệ đen
    • Trị bệnh đau dạ dày với gừng
    • Đau bao tử nên ăn gì? Chế độ ăn uống hàng ngày dành cho người đau bao tử
    • 3 phòng khám trị bệnh đau dạ dày hiệu quả

Đến đây thì bạn cũng phần nào hình dung được Topic Cluster là gì rồi phải không?

Bạn có đang băn khoăn: Topic cluster và Silo: Cấu trúc website nào tốt hơn?

Hay thắc mắc cấu trúc silo là gì ?

Ngay trong phần kế tiếp, tôi sẽ bật mí cho bạn Cách thức triển khai chi tiết cho Topic cluster và lợi ích mà kỹ thuật này mang lại cho website. Cùng xem nhé!

Vì sao cần phải triển khai Topic Cluster?

Để hiểu rõ hơn về phần này, hãy xem bảng so sánh dưới đây nhé!

 Kỹ thuật triển khai Content cũTopic Cluster
Cách triển khai– Mỗi trang được tối ưu theo 1 keyword cụ thể.– Các trang được kết nối với nhau và tối ưu theo một chủ đề.
Ví dụ– Viết 2 nội dung tương tự nhau cho 2 keyword
   1. Đau bao tử là gì? Cách chữa trị đau bao tử
   2. Cách Trị bệnh đau dạ dày đơn giản, nhanh chóng

– Chỉ viết 1 nội dung để tối ưu cho chủ đề (gồm nhiều từ khóa có cùng ý nghĩa)
   1. Đau bao tử là gì? Hướng dẫn trị bệnh đau bao tử với 3 bước đơn giản

Kể từ khi thuật toán Google Hummingbird ra đời năm 2013, các nền tảng cốt lõi về content marketing đã thay đổi. Việc triển khai content theo cách cũ (tối ưu từng trang theo keyword) đã không còn hiệu nghiệm nữa.

Xem thêm:

1. 5 Sai lầm thường gặp khi triển khai SEO cho website có thể bạn chưa biết.

Cấu trúc web khi triển khai theo kĩ thuật cũ
Cấu trúc web khi triển khai theo kỹ thuật cũ

Theo đó, nếu triển khai theo kỹ thuật cũ, bạn sẽ gặp hậu quả:

  • Nhiều trang khác nhau nhưng có nội dung tương tự nhau, ít cung cấp giá trị cho người đọc
  • Nội dung tổng quan cho toàn bộ trang web không rõ ràng, các trang con có nội dung rời rạc gây khó khăn trong việc tìm kiếm
  • Nội dung không chuyên sâu, chỉ đề cập nông cạn (Thin content) và không thể thỏa mãn được mục đích tìm kiếm của người dùng.

Rất lãng phí thời gian và công sức!

Vậy thì lợi ích của việc khai triển Topic cluster là gì?

1. Lợi ích của Topic Cluster với người dùng:

Những lợi ích Topic Cluster mang đến cho người dùng
Những lợi ích Topic Cluster mang đến cho người dùng
  • Nhanh chóng tìm thấy được toàn bộ nội dung mà họ đang tìm kiếm
  • Được giải đáp trọn vẹn các thắc mắc về vấn đề gặp phải ngay từ lần truy cập đầu tiên, thỏa mãn mục đích tìm kiếm (search intent) của họ.
  • Người dùng được mở rộng kiến thức, hiểu rõ hơn về sản phẩm/dịch vụ của bạn, dễ dàng chuyển đổi họ thành khách hàng hơn. Từ đó họ dành nhiều thời gian ở lại trên website hơn (tất nhiên sẽ tăng thời gian trên trang và giảm bounce rate nữa đấy!)

2. Lợi ích của Topic Cluster với website

  • Sắp xếp lại toàn bộ content & cấu trúc website theo một trình tự logic và hệ thống.
  • Xây dựng authority site uy tín: Triển khai nhiều cluster content xoay quanh một chủ đề cụ thể (pillar page) giúp thông báo với các công cụ tìm kiếm rằng: Website bạn là một trang có thẩm quyền, đáng tin cậy về một chủ đề.
  • Tăng thứ hạng & traffic trên tổng thể website: Ngày nay, người dùng mong muốn tìm kiếm ít hơn nhưng lại tìm thấy nhiều hơn. Triển khai topic cluster sẽ giúp website bạn lên top không chỉ một vài từ khóa, mà là hàng loạt từ khóa liên quan đến chủ đề đó!
  • Tăng trưởng doanh thu: Bằng cách sử dụng các liên kết nội bộ, dẫn dắt người dùng đến sản phẩm, dịch vụ chính của bạn, topic cluster dẫn dắt người dùng tiến vào sâu hơn trong phễu marketing, từ đó tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp.

Tóm lại:

Bạn càng có nhiều chủ đề theo cụm Topic cluster, bạn sẽ càng xếp hạng cao hơn.

Theo thời gian, các công cụ tìm kiếm sẽ nhận ra việc bạn đang cung cấp tất cả các câu trả lời mà mọi người tìm kiếm. Điều này cũng giống như việc:

Bạn có thể tạo ra một cửa hàng để bạn mua được tất cả những thứ mình cần chỉ với 1 lần shopping. Thay vì bạn phải đi đến rất nhiều cửa hàng để mua nhiều thứ.

Và tất nhiên, traffic website, các chỉ số đánh giá chất lượng, thứ hạng từ khóa và doanh thu của bạn cũng ngày càng được cải thiện hơn trước!

3. Case study: Tăng 3.000 traffic chỉ trong 8 ngày sau khi triển khai Topic Cluster

Và những con số biết nói trong case study cụ thể sau đây cũng là một trong những lý do vô cùng thực tế thôi thúc bạn khai triển Topic Cluster cho website của mình.

Không quá bất ngờ! Sau khi quay video chia sẻ về việc áp dụng Topic Cluster thành công (video tôi đính kèm ở đầu bài viết), thì từ hôm đó đến nay, chỉ vỏn vẹn 8 ngày. Tuy nhiên, dự án này đã tăng hơn 3.000 traffic và có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa.

Tình hình trước đó:

  • Tháng 1: 850 traffic
  • 28 Tháng 3: 6.800 traffic
  • 5 Tháng 4: 10.300 traffic
  • Và bây giờ: hơn 12.000 traffic

Đồng thời, hơn 200 keyword đã tăng trưởng hơn 100 thứ hạng trung bình trong vỏn vẹn 2.5 tháng!
Tất cả là nhờ áp dụng Topic Cluster!

Có thể bạn vẫn chưa tin? Tham khảo một số biểu đồ tăng trưởng traffic của dự án này.

traffic du an chua trien khai topic cluster
Traffic lúc mới nhận dự án (chưa triển khai topic cluster) – 10/1/2019
Traffic tăng khi GTV triển khai topic cluster cho website - 28/3/2019
Traffic tăng khi GTV triển khai topic cluster cho website – 28/3/2019
Thứ hạng trung bình của dự án - 28/3/2019
Thứ hạng trung bình của dự án – 28/3/2019
Keyword có xu hướng tăng trưởng về thứ hạng - 28/3/2019
Keyword có xu hướng tăng trưởng về thứ hạng – 28/3/2019
Website đã tăng trưởng đột biến thứ hạng với topic cluster - 28/3/2019
Website đã tăng trưởng đột biến thứ hạng với topic cluster – 28/3/2019
Và đây là traffic của dự án vào ngày 5/4/2019 (tăng hơn 3.000 traffics)
Và đây là traffic của dự án vào ngày 5/4/2019 (tăng hơn 3.000 traffics)

Hiện tại traffic dự án đã đạt hơn 12.000 traffics. Thật bất ngờ phải không? Và đây cũng chỉ là 1 trong hơn 150+ dự án dịch vụ SEO TPHCM mà “đội nhà” GTV triển khai áp dụng mô hình này.

Bây giờ chắc hẳn bạn đã có lý do cho riêng mình để khai triển topic cluster rồi. Không để bạn đợi lâu nữa! Tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách khai triển topic cluster “thần kỳ” này.

Hướng dẫn Triển khai Topic Cluster

Đến đây thì… Có lẽ bạn đang nghĩ sẽ tốn rất nhiều thời gian và nguồn lực để thực hiện các cụm chủ đề.

Nhưng không đâu! 

Bạn không nhất thiết phải xóa toàn bộ page cũ rồi viết content mới. Mà bạn chỉ cần thực hiện tuần tự theo 7 bước dưới đây thôi!

Tôi sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện & tối ưu Topic Cluster chi tiết. Đồng thời, kèm với đó là các lưu ý trong từng bước triển khai giúp bạn có thể bắt tay ngay vào thực hiện mà không gặp bất kỳ trở ngại nào!

Bắt tay vào ngay nhé!

Bước 1: Chọn topic bạn muốn rank top

Bước đầu tiên bạn cần làm chính là quyết định xem topic (chủ đề) nào mà bạn mong muốn xếp hạng. Từ đó, ở bước số 4, bạn sẽ sử dụng các topic này để tạo lập content cho pillar page của mình.

Cụ thể, chủ đề này phải đảm bảo:

  • Topic phải tập trung vào một chủ đề cụ thể (liên quan đến lĩnh vực kinh doanh hay nội dung của website bạn)
  • Và topic phải đủ rộng để bạn có thể bao quát hết được tất cả các vấn đề, khía cạnh khác nhau của pillar page
  • Topic phải đủ để triển khai từ 5 – 7 bài viết cluster content

Ví dụ: website GTV SEO của tôi thuộc lĩnh vực dịch vụ SEO từ khóa và cần bổ sung các topic Content marketing, onpage SEO, offpage SEO,…

Về topic cluster content marketing, cụm chủ đề này vừa cụ thể, lại vừa đủ rộng. Để bạn có thể tạo ra từ 5 đến 7 bài viết khác nhau xoay quanh chủ đề đó, như:

Lưu ý: Ở đây bạn nên chọn tối thiểu 3 topic cho website để từ đó triển khai các bước kế tiếp.

Và thậm chí, các topic này cũng sẽ bao gồm cả những topic cluster nhỏ hơn nữa. Tôi sẽ đề cập chi tiết hơn trong bước kế tiếp.

Bước 2: Research Keyword

Dù tôi đã từng nhấn mạnh việc Kỹ thuật Topic cluster là một cách tiếp cận mới tập trung vào tối ưu theo chủ đề rộng hơn cho topic thay vì target các từ khóa đuôi dài (long tail keyword). Nhưng điều đó không có nghĩ là việc nghiên cứu từ khóa google không quan trọng.

Bạn vẫn cần đảm bảo rằng mình chọn lựa các từ khóa một cách cẩn thận. Vì đây là những gì mà người dùng tiềm năng của bạn sử dụng mỗi khi họ search Google.

Và đây là lúc bạn tập trung vào việc nghiên cứu từ khóa để đào sâu hơn và bao phủ toàn bộ cụm topic cluster của mình.

Video này tổng hợp đầy đủ các bước “Nghiên Cứu Từ Khoá & Nhóm Keywords”. Xem nó ngay nếu bạn lười đọc tiếp!

Trình tự 2 bước thực hiện như sau:

2.1 Phân tích và liệt kê các sub topics

Trong bài viết tối ưu Content của mình, tôi đã đề cập có 3 cách phân tích và liệt kê đầy đủ các subtopics của mình, bao gồm:

  1. Tham khảo website đối thủ
  2. Phân tích nội dung các website nước ngoài
  3. Sử dụng kiến thức chuyên môn của mình

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chọn Ahrefs > Keyword Explorer > nhập keyword chính > All để có thể xem các kết quả đề xuất đấy!

Sau bước này, tôi có mô hình sau:

Mô hình Topic Cluster của Content Marketing
Mô hình Topic Cluster của Content Marketing

2.2: Research Keyword

Ở bước này, bạn chỉ việc nhập toàn bộ subtopics bạn đã liệt kê ở trên ra và đặt tất cả vào trong Keyword Explorer > All của Ahrefs mà thôi.

Tim kiếm các từ khóa từ các subtopic bạn vừa viết ra
Tim kiếm các từ khóa từ các subtopic bạn vừa viết ra

Để lấy được các kết quả cần tìm nhanh hơn, bạn có thể điền vào ô Include từ khóa của mình. Ví dụ ở đây tôi sẽ điền “content” chẳng hạn.

Điều này có nghĩa là Ahrefs chỉ hiển thị các từ khóa có chứa từ “content” mà thôi!

Và hãy chọn export để xuất file về nhé!

Xuất file ra và lọc các từ khóa phù hợp để tạo Topic Cluster
Xuất file ra và lọc các từ khóa phù hợp để tạo Topic Cluster

Sau khi lọc lấy các keyword phù hợp rồi, bạn hãy copy vào excel vào cột tương ứng như thế này nhé! Và đừng quên bỏ đi những cột không cần thiết. Chỉ giữ lại Keyword + Volume + Parent Keyword nhé!

Thống kê vào một bảng cho chắc chắn mọi thứ
Thống kê vào một bảng cho chắc chắn mọi thứ

Bước 3: Nhóm keyword theo topic cluster

Ở bước này, bạn cần nhóm các keyword lại theo từng nhóm chi tiết. Mỗi nhóm sẽ có một nội dung riêng và phù hợp với mục đích tìm kiếm của người dùng.

Và bạn sẽ có được hình dưới đây.

Gắn các keyword vào các subtopic phù hợp
Gắn các keyword vào các subtopic phù hợp

Tất nhiên, bạn không nhất thiết phải triển khai tất cả các bài viết này, mà nên chọn lọc cái nào phù hợp với mình thôi.

Như hiện tại GTV không có nhu cầu tuyển dụng nhân viên content marketing thì tôi sẽ không triển khai bài viết hay đăng tin tuyển dụng về phần này chẳng hạn.

Bước 4: Check lại content hiện có trên website

Đây là bước quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình triển khai Topic Cluster. Bởi vì nó sẽ giúp bạn tận dụng được nguồn lực sẵn có, đồng thời tiết kiệm ngân sách, thời gian thúc đẩy cho doanh nghiệp bạn.

Note: Nếu bạn sở hữu một website mới, hãy bỏ qua phần này và đi đến bước kế tiếp.

Tuy nhiên, nếu website bạn đã triển khai cũng được kha khá content rồi, bạn cần chú ý thật kỹ ở bước 4 này.

Tuần tự thực hiện các bước dưới đây:

  • Lọc lại toàn bộ bài viết content website hiện có (bao gồm cả blog, trang dịch vụ, …)
  • Sắp xếp từng baì viết này vào các subtopic tương ứng về nội dung đã research được ở bước 3 trước đó.

Đến đây, tôi cần bạn trả lời câu hỏi:

Liệu bài viết đó có phù hợp với nội dung bạn đã research?

Nếu có, hãy nhóm bài viết này vào chung với topic cluster của bạn.

Nếu không, hãy edit bổ sung hoặc thay đổi nội dung sao cho phù hợp với search intent của người dùng.

Bắt đầu viết bài và chia keyword cho từng URL
Bắt đầu viết bài và chia keyword cho từng URL

Ở trên đây, tôi đã note những URL nào website hiện có khớp với nội dung của cluster content.

Những bài viết cần edit, bổ sung cho phù hợp cũng được ghi chú đầy đủ.

Bước 5: Viết Content cho Pillar page & Cluster Content

Sau khi đã hoàn tất thông tin các thông tin cần có, kế tiếp, việc bạn cần làm chính là viết mới/bổ sung thêm những bài viết cho đủ một cụm topic cluster.

Khi viết content, bạn cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn pillar page:

Pillar page cần có một bài viết dài từ 3000 đến 5000 chữ. Nội dung của pillar page phải chứa đầy đủ và bao quát hết tất cả các cluster content chứa trong nó.

Tuy nhiên, pillar page sẽ không đề cập chi tiết vào vấn đề như từng cluster content, mà chỉ dừng ở mức giới thiệu lướt qua từng mục.

Tiêu chuẩn cluster content:

Không giống như các pillar page, các cluster content phải đảm bảo:

  • Tập trung giải quyết một vấn đề cụ thể
  • Bài viết chuẩn SEO target một số từ khóa nhất định mà bạn mong muốn thúc đẩy lên top
  • Nội dung xoay quanh & bổ sung làm rõ nghĩa chủ đề chính của pillar page.
  • Độ dài từ 1000 đến 2000 chữ

Tuy nhiên, một mẹo nhỏ là bạn hãy triển khai cluster content trước, rồi mới đến pillar.

Bước 6: Liên kết nội dung lại với nhau

Khi đã hoàn tất pillar page và các cluster content của mình, bạn cần đảm bảo rằng:

  • Các cluster content liên kết không chỉ với trang pillar page mà còn tự liên kết với nhau
  • Các liên kết này là liên kết 2 chiều. Điều này đồng nghĩa là pillar page cũng nên có liên kết đến từng cụm nội dung của bạn.

Bước 7: Theo dõi và phân tích các chỉ số

Trong bất kỳ chiến lược SEO marketing nào, việc theo dõi và đo lường các chỉ số để biết hiệu quả triển khai ra sao là điều vô cùng quan trọng. (Tham khảo thêm bài viết Cách tính ROI trong Content Marketing)

Với Topic cluster, bạn cần phải chờ đợi từ 1 – 2 tháng mới thấy được sự thay đổi của nó. Và khi đó, hãy phân tích sâu hơn xem trang nào hoặc topic cluster nào đang hoạt động tốt nhất, trang nào cần phải tối ưu lại để xếp hạng tốt hơn.

Các mục cần theo dõi bao gồm:

  • URL trang (pillar page lẫn cluster content)
  • Từ khóa của từng trang
  • Mỗi trang được internal link như thế nào? Liệt kê các link nội bộ được chèn trong trang đó
  • Liệt kê outlink trong từng trang

Woohoo!!!.. tôi biết bạn đã dành rất nhiều thời gian để đọc và nghiền ngẫm post này, và như đã hứa, tôi có một món quà để tặng bạn! Đó chính là lưu đồ triển khai Topic cluster.

Lưu đồ này được tôi áp dụng vào hệ thống của GTV để giúp SEO Manager dễ dàng theo dõi tất cả những bước cần thực hiện để có được Topic cluster. Hy vọng bạn sẽ thích nó!

Biểu đồ quy trình tạo Topic Cluster
Biểu đồ quy trình tạo Topic Cluster

Lời kết

Topic Cluster là một cách tiếp cận mới để sắp xếp và tổ chức lại toàn bộ nội dung trên website. Nó chú trọng vào các chủ đề rộng lớn hơn thay vì target vào từng từ khóa rời rạc.

Bằng cách chú trọng phát triển content theo cụm chủ đề, bạn đã giúp cả người dùng:

  • Tìm được câu trả lời cho vấn đề của họ một cách nhanh chóng
  • Điều hướng công cụ tìm kiếm quét qua website một cách dễ dàng.

Từ đó, thúc đẩy thứ hạng website, tăng lượng truy cập và khách hàng tìm đến doanh nghiệp (tìm hiểu thêm cách SEO Google Map để tối ưu hóa khả năng hiện thị của doanh nghiệp) đồng thời giảm thiểu chi phí chạy quảng cáo Google Adwords cho Website.

Các trang lúc này sẽ không còn cạnh tranh với nhau và bị keyword cannibalization nữa, mà thay vào đó, các cluster content hỗ trợ nhau cùng tạo ra hiệu ứng tổng thể. Khi một cluster content lên top, nó sẽ thúc đẩy tổng thể các trang còn lại tăng trưởng theo.

Hãy đảm bảo rằng: Chọn một chủ đề đủ rộng, viết các pillar page và cluster content theo tiêu chuẩn mà tôi đã nêu trên. Và cuối cùng, sử dụng liên kết nội bộ để link tất cả các trang này lại với nhau.

Có thể sẽ mất một thời gian để có được một topic cluster. Thậm chí bạn nên triển khai nhiều topic cluster khác cho website của mình. Nhưng cũng giống như mọi chiến lược marketing khác, kết quả tốt nhất luôn cần được đầu tư về thời gian và công sức.

Cuối cùng thì bạn cũng đã biết Topic Cluster là gì, hãy thực hiện và cho tôi biết kết quả nhé! Chúc bạn thành công!

Tài liệu Tham Khảo:

  1. “What Are Topic Clusters (And How Can They Boost Your Traffic)?” – CoSchedule
    https://coschedule.com/blog/topic-clusters/
  2. “What Are Topic Clusters? (& Why Do I Need Them Anyway?)” – Impactbnd
    https://www.impactbnd.com/blog/what-are-topic-clusters
  3. “Cụm chủ đề là gì?” – MarketMuse
    https://blog.marketmuse.com/what-are-topic-clusters/

Các bài viết liên quan:

Vincent Do

Đỗ Anh Việt (Vincent Do), là một chuyên gia SEO với 10 năm kinh nghiệm, chuyên sâu về Topical authority, semantic web và Content Marketing. Không dừng tại SEO Website, Việt còn nghiên cứu về tỉ lệ chuyển đổi trên website, email marketing và Inbound Marketing.

Với đam mê chia sẻ SEO, Việt cũng có kênh youtube 40.000+ subscriber, lẫn group cộng đồng SEO 70.000+ người hiện tại. Việt đang là một trong những KOL trong ngành SEO tại Việt Nam.

Ngoài là CEO tại GTV SEO, Việt còn đam mê về lĩnh vực AI, ứng dụng AI trong marketing mang lại sự tối ưu về thời gian và hiệu quả cho doanh nghiệp nói chung.

Bài viết cùng chủ đề